111111

Phụ nữ Gia Lai tận tâm đỡ đầu trẻ mồ côi và dạy chữ vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Thời gian qua các cấp hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều mô hình như: đỡ đầu trẻ mồ côi, mở lớp xóa mù chữ. Nhờ đó nhiều phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số vơi bớt khó khăn, tự tin vươn lên trong cuộc sống.

 

Hôm nay, ngôi nhà nhỏ của 3 chị em Rah Lan H’Kưm ở làng Chuét Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai rộn rã hơn mọi ngày. Các mẹ, các chị là công an thuộc Hội Phụ nữ Công an tỉnh Gia Lai đến thăm và vui đùa với các con. Chị cả của 2 đứa em thơ dại là H’Kưm năm nay mới 15 tuổi cho biết: cha và mẹ của 3 chị em đã qua đời cách đây 6 năm. Từ đó tới nay, Hội Phụ nữ Công an tỉnh nhận đỡ đầu, chăm sóc từ chuyện ăn ở, đến việc học hành cho 3 chị em. Các em luôn được các mẹ, các cô công an động viên, đỡ đần mọi chuyện: khi thì tặng quần áo mới, lúc cho thêm sách vở và các dụng cụ học tập.

“Hàng ngày, nếu có vấn đề gì thì em có thể gọi nhờ các chị giúp đỡ. Các chị cũng động viên chúng em không được bỏ học, phải đoàn kết yêu thương nhau. Em cảm thấy được vơi bớt khó khăn và được an ủi. Em cũng cố gắng chăm ngoan để xứng đáng với sự quan tâm của các chị đỡ đầu”, H'Kưm nói.

Không riêng gì chị em Rah Lan H’Kưm, tại tỉnh Gia Lai còn có 31 trẻ em mồ côi, phần lớn là người dân tộc thiểu số được các cấp hội phụ nữ Công an tỉnh Gia Lai nhận đỡ đầu. Với nguồn kinh phí huy động được từ cán bộ, chiến sĩ trong các đơn vị và vận động xã hội hoá, hội phụ nữ đảm bảo chi phí cho mỗi cháu từ 4 - 5 triệu đồng/năm. Số tiền này giúp trẻ mồ côi có thêm điều kiện để chi phí học hành và trang trải các nhu cầu cần thiết. 

Thượng tá Nguyễn Thị Ngọc Thúy - Hội Phụ nữ Công an tỉnh Gia Lai cho biết, nhiều cháu được nhận đỡ đầu, chăm sóc này mà đạt học lực khá, giỏi, ngày thêm gắn bó với các mẹ đỡ đầu.

“Ngoài việc quan tâm thăm hỏi kết quả học hành, sức khỏe của các con, thời gian rảnh rỗi tôi đến nhà thăm, đưa các con đi chơi. Tôi cũng đưa các cháu về gia đình riêng của mình để cháu có mối quan hệ qua lại với con gái của tôi. Khi nào học hành, mọi việc các cháu đều phản ánh, gọi điện hoặc nhắn tin cho mẹ và mong mẹ tháo gỡ, chia sẻ. Đó là điều rất mừng”, Thượng tá Nguyễn Thị Ngọc Thúy cho hay.

Cũng với sự quan tâm của các cấp hội phụ nữ, năm 2022  xã Phú An, huyện Đăk Pơ đã có lớp xóa mù chữ dành cho chị em người dân tộc Bahnar. Nhờ đó, từ chỗ không biết chữ, nhiều chị em đã biết đọc, biết viết, biết tính toán trong mua bán. Chị Bùi Thị Minh Dương - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Phú An, huyện Đăk Pơ cho biết, từ hiệu quả này, mô hình mở lớp xóa mù chữ đã được nhân rộng ra các xã khác. Năm nay, hội liên hiệp phụ nữ các xã Yang Bắc, Yang Hội cũng mở thêm 2 lớp dạy chữ, thu hút được 160 chị em tham gia.

“Chị em còn nhiều bỡ ngỡ, đi học còn ngại ngùng, không dám đọc sợ sai cô giáo cười hoặc là nhiều chị giao bài về nhà không viết bài. Hỏi lý do thì các chị nói là cầm bút còn khó hơn là cầm cuốc làm rẫy. Khi viết được chữ đầu tiên thì đó là động lực cho các chị em hăng hái hơn. Đến nay, các chị đã biết đọc, biết viết, có thể học bài cùng con và có thể tìm hiểu trên mạng ineternet để ứng dụng vào trong sản xuất, xoá đói giảm nghèo”, chị Bùi Thị Minh Dương nói.

Bà Rơ Chăm H’Hồng- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Gia Lai cho biết, bên cạnh nhận đỡ đầu trẻ mồ côi và mở lớp dạy chữ cho chị em người dân tộc thiểu số, các cấp hội phụ nữ tại tỉnh còn có quỹ học bổng cho học trò nghèo học giỏi, vượt khó, xây dựng mái ấm tình thương, hỗ trợ vốn chính sách cho phụ nữ, tặng cây giống vật nuôi. Qua đó, hàng nghìn trẻ em và phụ nữ được hỗ trợ. 

“Trong thời gian tới, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Gia Lai tiếp tục phát huy hơn nữa những kết quả đã đạt được; chỉ đạo các cấp hội học tập kinh nghiệm các mô hình ở địa phương và toàn tỉnh để áp dụng trong quá trình phát triển kinh tế gia đình. Đồng thời triển khai các mô hình, câu lạc bộ và các mô hình thu hút sự tham gia của lực lượng hội viên; khen thưởng động viên, biểu dương kịp thời những cá nhân, mô hình điển hình để nhân rộng trong các cấp hội”, bà Rơ Chăm H’Hồng cho biết.

Với những mô hình nhân văn và thiết thực, hội phụ nữ các cấp tại tỉnh Gia Lai đang giúp cho trẻ em mồ côi và phụ nữ người dân tộc thiểu số vơi bớt khó khăn, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Mẹ đỡ đầu” - điểm tựa yêu thương của trẻ mồ côi Đắk Lắk
“Mẹ đỡ đầu” - điểm tựa yêu thương của trẻ mồ côi Đắk Lắk

VOV.VN - Tỉnh Đắk Lắk hiện có gần 2.300 trẻ em mồ côi, trong đó nhiều em có hoàn cảnh rất khó khăn. Thông qua chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động, nhiều trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa ở Đắk Lắk đã nhận được sự hỗ trợ, chăm lo cả về vật chất và tinh thần.

“Mẹ đỡ đầu” - điểm tựa yêu thương của trẻ mồ côi Đắk Lắk

“Mẹ đỡ đầu” - điểm tựa yêu thương của trẻ mồ côi Đắk Lắk

VOV.VN - Tỉnh Đắk Lắk hiện có gần 2.300 trẻ em mồ côi, trong đó nhiều em có hoàn cảnh rất khó khăn. Thông qua chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động, nhiều trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa ở Đắk Lắk đã nhận được sự hỗ trợ, chăm lo cả về vật chất và tinh thần.

“Mẹ đỡ đầu” viết tiếp giấc mơ cho trẻ mồ côi ở Đà Nẵng
“Mẹ đỡ đầu” viết tiếp giấc mơ cho trẻ mồ côi ở Đà Nẵng

VOV.VN - Tại thành phố Đà Nẵng có khoảng 1.500 trẻ mồ côi hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động, các cấp Hội Phụ nữ thành phố này đã nhận đỡ đầu hơn 330 trẻ, giúp các em vượt qua khó khăn, có niềm tin và hy vọng vào cuộc sống.

“Mẹ đỡ đầu” viết tiếp giấc mơ cho trẻ mồ côi ở Đà Nẵng

“Mẹ đỡ đầu” viết tiếp giấc mơ cho trẻ mồ côi ở Đà Nẵng

VOV.VN - Tại thành phố Đà Nẵng có khoảng 1.500 trẻ mồ côi hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động, các cấp Hội Phụ nữ thành phố này đã nhận đỡ đầu hơn 330 trẻ, giúp các em vượt qua khó khăn, có niềm tin và hy vọng vào cuộc sống.

Chương trình “Mẹ đỡ đầu” giúp trẻ mồ côi vững tin vào cuộc sống
Chương trình “Mẹ đỡ đầu” giúp trẻ mồ côi vững tin vào cuộc sống

VOV.VN - Ngày 18/9, tại TP.HCM, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình “Mẹ đỡ đầu - Kết nối yêu thương” chăm lo cho trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh COVID-19 tại các tỉnh phía Nam.

Chương trình “Mẹ đỡ đầu” giúp trẻ mồ côi vững tin vào cuộc sống

Chương trình “Mẹ đỡ đầu” giúp trẻ mồ côi vững tin vào cuộc sống

VOV.VN - Ngày 18/9, tại TP.HCM, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình “Mẹ đỡ đầu - Kết nối yêu thương” chăm lo cho trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh COVID-19 tại các tỉnh phía Nam.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao