111111

Nỗi lo sạt trượt ở các công trình thủy điện ở Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Gần 1 năm trôi qua, người dân Thừa Thiên Huế vẫn còn ám ảnh vụ sạt lở ở công trình thuỷ điện Rào Trăng 3. Liên tiếp sau đó là sự cố vỡ đường ống thủy điện A Lưới, sạt lở chân đập thủy điện Hương Điền... Khi mùa mưa bão đến, người dân sống phía dưới chân hồ đập thủy điện lại nơm nớp lo sợ.

Những ngày này, khi áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên biển, người dân thôn Lại Bằng, phường Hương Vân, thị xã Hương Trà lại nơm nớp nỗi lo sạt lở. Ông Hồ Khả Tố, ở thôn Lại Bằng, phường Hương Vân, thị xã Hương Trà lo lắng khi cuối năm ngoái, những trận mưa lớn kéo dài nhiều ngày đã làm vai trái phía hạ lưu đập thủy điện Hương Điền sạt lở nhưng đến nay chưa được khắc phục.

“Hiện nay, thực tế người dân lo lắng, hoang mang vì đã có hiện tượng sụt lở rồi. Nếu mình không khắc phục ngay, thì sẽ có nguy cơ thôi. Bà con hoang mang, rất sợ. Tình trạng sụt lở quá cận kề chân đập”, ông Tố cho biết.

Cùng chung nỗi lo, gần 2.000 hộ dân với hơn 7.000 nhân khẩu sống ven sông Bồ, cách chân đập thủy điện Hương Điền khoảng 3km thuộc phường Hương Vân, thị xã Hương Trà cũng đứng ngồi không yên khi ngoài trời mưa to gió lớn.

Ông Hoàng Anh Tuấn, Chủ tịch UBND phường Hương Vân, thị xã Hương Trà cho biết, hiện nay, chân đập thủy điện xảy ra tình trạng sạt lở, người dân hết sức lo lắng.

“Phường Hương Vân nằm sát đập thủy điện và ở hạ lưu thủy điện, có sạt lở. Bà con cũng có lo lắng. Đến mùa mưa bão, chúng tôi phải xây dựng kế hoạch. Trước lúc bão lũ xảy ra, những hộ có ảnh hưởng đều được chúng tôi di dời đến nơi an toàn. Chính quyền địa phương cũng đã kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để sớm khắc phục tình trạng sạt lở này”, ông Tuấn nói.

Qua thống kê, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 48 điểm nguy cơ xảy ra sạt lở tập trung ở các khu vực gò đồi, núi của các huyện Nam Đông, A Lưới, Phú Lộc, Phong Điền và thị xã Hương Thủy, Hương Trà. Tình trạng sạt lở đất, lũ quét, lũ bùn đá thường xảy ra ở vùng địa hình núi thấp.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Quang Thiên, Trưởng Khoa Địa lý- Địa chất, Trường Đại học Khoa học Huế, nhận định, các hiện tượng sạt lở đất, đặc biệt là sạt lở núi, sạt lở thủy điện ở gần các khu dân cư có thể tiếp tục xảy ra trong mùa mưa bão.

“Trượt lở ở khu Thủy điện Rào Trăng, Thủy điện Hương Điền vừa rồi do tác động tổng hợp, mà trong đó yếu tố về lượng mưa tích lũy, đến thời điểm xảy ra trượt cũng giống như do tác động của con người trong quá trình làm đường, làm đập thủy điện tạo mái dốc cao, tạo ra sự mất cân bằng động lực. Trong tương lai, nếu như lượng mưa bằng năm 2020 hoặc lớn thì chắc chắn sẽ có trượt lở. Quá trình dịch chuyển trọng lực của đất đá cũng sẽ dịch chuyển cho đến khi đạt trạng thái cân bằng mới”, ông Thiên cho biết.

Trước những diễn biến phức tạp của áp thấp nhiệt đới, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế đang theo dõi sát tình hình thời tiết và công tác vận hành hồ đập tại các thủy điện, cũng như thực hiện công tác cảnh báo sạt, trượt trên toàn địa bàn.

Ông Đặng Văn Hòa, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Văn phòng Ban Chỉ huy tiếp tục theo dõi các điểm sạt lở này để sơ tán, di dời dân đến nơi an toàn. Đối với các vùng có nguy cơ sạt lở chúng tôi đã chỉ đạo các địa phương, các ngành liên quan. Đặc biệt các công trình giao thông, xây dựng, thủy lợi và thủy điện có phương án để sơ tán nốt người ra khỏi chỗ đang thi công khi có thiên tai xảy ra”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thừa Thiên Huế thấp thỏm nỗi lo sạt trượt núi
Thừa Thiên Huế thấp thỏm nỗi lo sạt trượt núi

VOV.VN - Gần 1 năm qua, người dân vùng sạt lở ở Thừa Thiên Huế chưa được di dời tái định cư nơi khác. Việc tiếp tục sống dưới những ngọn núi đã sạt lở và có nguy cơ tái diễn sụt trượt đất khiến người dân lo âu. 

Thừa Thiên Huế thấp thỏm nỗi lo sạt trượt núi

Thừa Thiên Huế thấp thỏm nỗi lo sạt trượt núi

VOV.VN - Gần 1 năm qua, người dân vùng sạt lở ở Thừa Thiên Huế chưa được di dời tái định cư nơi khác. Việc tiếp tục sống dưới những ngọn núi đã sạt lở và có nguy cơ tái diễn sụt trượt đất khiến người dân lo âu. 

Khắc phục xong điểm sạt lở trên đường ven biển Cảnh Dương, Thừa Thiên Huế
Khắc phục xong điểm sạt lở trên đường ven biển Cảnh Dương, Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Ngày 8/12, tỉnh Thừa Thiên Huế đã khắc phục xong điểm sạt lở núi gây tắc đường ven biển Cảnh Dương đi qua xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc.

Khắc phục xong điểm sạt lở trên đường ven biển Cảnh Dương, Thừa Thiên Huế

Khắc phục xong điểm sạt lở trên đường ven biển Cảnh Dương, Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Ngày 8/12, tỉnh Thừa Thiên Huế đã khắc phục xong điểm sạt lở núi gây tắc đường ven biển Cảnh Dương đi qua xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc.

Bão số 12: Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận
Bão số 12: Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận

VOV.VN - Dự báo, đến 7 giờ sáng 10/11, bão số 12 đi vào vùng bờ biển các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-75km/giờ), giật cấp 11.

Bão số 12: Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận

Bão số 12: Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận

VOV.VN - Dự báo, đến 7 giờ sáng 10/11, bão số 12 đi vào vùng bờ biển các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-75km/giờ), giật cấp 11.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao