111111

Những chuyện chưa kể ở Lũng Súng, Lũng Lỳ: Ấm áp nghĩa đồng bào

VOV.VN - Dù ngôn ngữ, văn hóa, lối sống và tín ngưỡng có nhiều điểm khác biệt, bà con các dân tộc Dao, Mông, Tày… ở những xóm nghèo Lũng Súng, Lũng Lỳ (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) luôn đùm bọc, yêu thương; cùng nhau vượt qua lằn ranh sinh tử, hoạn nạn và chung tay xây dựng lại xóm làng.

Xóm Lũng Lỳ, xã Ca Thành (huyện Nguyên Bình, Cao Bằng) có hơn 60 hộ gia đình, trong đó có 1 hộ người Tày, 10 hộ người Dao, còn lại là người Mông. Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, chỉ trong vài phút, sạt lở vùi lấp 7 ngôi nhà khiến 9 người thiệt mạng.

Với người Dao, nghi lễ tang ma là nghi lễ vô cùng quan trọng và cầu kỳ. Vậy nhưng trong hoàn cảnh bão lũ, họ đã phải giản lược mọi thứ để dồn sức ổn định cuộc sống cho người ở lại.

Ông Lý Văn Tu (60 tuổi, người Mông) cho biết, dù là người Dao hay người Mông thì khi mất đi đều sẽ mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình. Nhưng trong lúc cấp bách, ông Tu không ngần ngại mang bộ vest cùng đôi giày đẹp nhất của mình để mặc cho 1 người Dao đã mất.

Ông Tu bảo, nhà mình không khá giả nên bộ quần áo ấy quý lắm, chỉ khi nào có lễ hội hay ngày thật trọng đại mới dám mặc... Nhưng thấy đồng bào, xóm làng mình như thế, ông coi đó như món quà dành tặng cho người đã khuất. Với đồng bào vùng cao, việc lấy quần áo của người sống mặc cho người chết rất hiếm, nhưng đó mới là nghĩa, là tình của những người trong bản dành cho nhau.

“Khi đó chỗ bà con người Dao bị sạt lở, quần áo không còn gì nên tôi về lấy bộ quần áo đàng hoàng để cho mặc. Tối đó những người Mông trong bản đã túc trực bên thi thể và sáng hôm sau đưa đi an táng. Lúc đó tôi không ngại, họ đã trong hoàn cảnh như vậy, tôi không kiêng kỵ gì đâu”, ông Tu nói.

Cách ngôi nhà ông Tu không xa là căn nhà gỗ 3 gian của vợ chồng anh Lý Văn Vàng, chị Giàng Thị Điện. Từ khi xảy ra sạt lở đến nay, căn nhà nhỏ trở thành nơi tá túc của 5-6 hộ trong xóm. Các gia đình cùng góp gạo nấu ăn chung, buổi đêm sẽ ngủ lại luôn trong căn nhà này.

Tại Lũng Lỳ, ngoài 7 hộ bị mất nhà do đất đá vùi lấp thì còn gần 20 hộ thuộc diện trong nguy cơ bị sạt lở cao cũng buộc phải di dời. Thấy các gia đình ở trong lều bạt, trời lại mưa nắng thất thường nên vợ chồng anh Vàng bảo nhau mời các gia đình đến cùng ăn, cùng ở cho đến khi làm được nhà mới dù gia cảnh của anh cũng thuộc diện hộ nghèo. Anh Vàng và chị Điện luôn nghĩ rằng, nhà mình tuy nhỏ nhưng lúc khó khăn, hoạn nạn càng cần chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau.

- “Mình cứ giúp được như nào thì cố gắng giúp, giúp được mình thấy vui, cứ cho họ ở đến khi nào họ làm được nhà mới, ổn định thì thôi”, anh Lý Văn Vàng chia sẻ.

- “Giờ họ không có nhà ở thì vợ chồng bàn nhau mời đến ở thôi. Ở đây chưa có vụ sạt lở nào như thế, họ mất hết nhà cửa. Trước đây nhà mình có việc, ốm đau dân bản cũng đến giúp, mình đi viện bà con đến giúp mình việc nhà”, chị Giàng Thị Điện bày tỏ.

Cách xóm Lũng Lỳ chừng 3 km, người dân xóm Lũng Súng cũng vừa trải qua thời khắc đau thương khi sạt lở khiến 6 ngôi nhà vùi lấp, 11 người chết, 11 người bị thương. Mưa lớn khiến xã Yên Lạc bị cô lập hoàn toàn nên chỉ có lực lượng tại chỗ và người dân được huy động để cứu giúp, tìm kiếm người gặp nạn. Cũng chính họ thay nhau cáng những người bị thương vượt quãng đường sạt lở 14 -15 km để đến vị trí xe cứu thương có thể tiếp cận.

Khi ấy, quán ăn nhỏ của vợ chồng chị Triệu Mùi Diết ở xóm Lũng Súng trở thành nơi ăn ở tập trung của phần lớn lực lượng cứu hộ cứu nạn trong xã. Đường tắc nhiều ngày, lương thực, thực phẩm không thể chuyển từ ngoài vào nên nhà còn gì, vợ chồng chị đều mang hết ra cho mọi người sử dụng. Chị Diết cho hay: không thể trực tiếp tham gia vào cứu người nên chị cố gắng làm hậu cần, nấu ăn cho cán bộ, người dân.

“Lúc ấy mất điện, gia đình em không xát gạo được nên em đi vận động quanh xóm mỗi nhà một ít để nấu cho mọi người ăn trước đã, sau này nếu có hỗ trợ gì thì em sẽ trả lại họ. Còn mì tôm em cứ lấy cho mọi người ăn, sau này ai trả được thì trả, không trả được cũng không sao, lúc ấy hoạn nạn, mọi người còn không có nhà mình tiếc gì mấy gói mì”, chị Diết kể.

Sau sạt lở, Lũng Súng có khoảng 30 hộ thuộc diện phải di dời do nguy cơ sạt lở. Nhưng với địa hình ở đây, để tìm được một mảnh đất làm nhà đảm bảo an toàn thật không dễ. Và một số hộ đã quyết định nhượng phần đất của gia đình mình để cho các hộ khó khăn dựng lại căn nhà.

Bà Triệu Mùi Chướng (người dân Lũng Súng) cho biết: “Gia đình đã quyết định đổi 2 mảnh đất cho 2 hộ có nhà bị sạt lở trong xóm có chỗ an cư. Hỗ trợ là tạo điều kiện 2 nền nhà này thôi, đổi đất thì có tiếc nhưng họ khó khăn, mình không biết giúp thế nào nữa, mình cứ hỗ trợ trước thế này rồi tính sau”.

Còn nhiều lắm những câu chuyện cảm động ở Lũng Súng, Lũng Lỳ. Trong cơn hoạn nạn, đồng bào các dân tộc ở những bản nghèo này đã đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, sẻ chia khó khăn cùng vượt qua gian khó.

Không tính toán thiệt hơn, chỉ có những giọt nước mắt đồng cam cộng khổ, lời động viên cùng bảo ban nhau cố gắng. Không ai chọn được nơi mình sinh ra nên dù Lũng Súng, Lũng Lỳ còn nhiều nguy cơ sạt lở nhưng người dân ở đây vẫn muốn bám đất, bám quê để phát triển cuộc sống, trả nghĩa đồng bào.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nguyên Bình (Cao Bằng) gần 1 tháng sau thảm họa sạt lở: Đau thương rồi sẽ qua
Nguyên Bình (Cao Bằng) gần 1 tháng sau thảm họa sạt lở: Đau thương rồi sẽ qua

VOV.VN - Nhịp sống thường ngày chưa thể nào trở lại nhưng nắng đã lên nơi những thôn bản ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng - gần 1 tháng sau khi xảy ra những vụ sạt lở kinh hoàng khiến hơn 50 người thiệt mạng.

Nguyên Bình (Cao Bằng) gần 1 tháng sau thảm họa sạt lở: Đau thương rồi sẽ qua

Nguyên Bình (Cao Bằng) gần 1 tháng sau thảm họa sạt lở: Đau thương rồi sẽ qua

VOV.VN - Nhịp sống thường ngày chưa thể nào trở lại nhưng nắng đã lên nơi những thôn bản ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng - gần 1 tháng sau khi xảy ra những vụ sạt lở kinh hoàng khiến hơn 50 người thiệt mạng.

Sạt lở tại Cao Bằng: Bất ngờ liên hệ được một người mất tích
Sạt lở tại Cao Bằng: Bất ngờ liên hệ được một người mất tích

VOV.VN - Trong số các nạn nhân mất tích tại huyện Nguyên Bình, Cao Bằng, lực lượng chức năng đã liên hệ được với 1 người được cho mất tích trên chiếc xe khách 29 chỗ gặp nạn.

Sạt lở tại Cao Bằng: Bất ngờ liên hệ được một người mất tích

Sạt lở tại Cao Bằng: Bất ngờ liên hệ được một người mất tích

VOV.VN - Trong số các nạn nhân mất tích tại huyện Nguyên Bình, Cao Bằng, lực lượng chức năng đã liên hệ được với 1 người được cho mất tích trên chiếc xe khách 29 chỗ gặp nạn.

Vụ xe khách bị lũ cuốn trôi ở Cao Bằng: Tìm thấy thêm 2 thi thể
Vụ xe khách bị lũ cuốn trôi ở Cao Bằng: Tìm thấy thêm 2 thi thể

Đến 14 giờ 00 phút ngày 15/9, lực lượng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tiếp tục tìm thấy 2 thi thể nạn nhân sạt lở tại xóm Khuổi Ngọa, xã Ca Thành (Nguyên Bình).

Vụ xe khách bị lũ cuốn trôi ở Cao Bằng: Tìm thấy thêm 2 thi thể

Vụ xe khách bị lũ cuốn trôi ở Cao Bằng: Tìm thấy thêm 2 thi thể

Đến 14 giờ 00 phút ngày 15/9, lực lượng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tiếp tục tìm thấy 2 thi thể nạn nhân sạt lở tại xóm Khuổi Ngọa, xã Ca Thành (Nguyên Bình).

// POLL JS 90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao