111111

Nhân sự chất lượng cao cho giao thông thông minh: Cầu cao cung thấp, vì sao?

VOV.VN - Riêng với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, khâu thiết kế thi công cần 250.000 – 300.000 kỹ sư kỹ thuật viên công nhân, giai đoạn vận hành cần khoảng 14.000 trong đó cần khoảng 2.000 – 3.000 kỹ sư trình độ cao.

Thúc đẩy phát triển giao thông thông minh, giao thông xanh, bền vững là nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định sẽ hướng tới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Trong đó bài toán đào tạo đội ngũ nhân sự chất lượng cao cho lĩnh vực này là vô cùng cần thiết trong những năm tới đây? PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Vũ Anh Tuấn – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giao thông vận tải, Trường Đại học Việt Đức về nội dung này.

PV: Ông đánh giá như thế nào về nhu cầu lẫn yêu cầu của nhân lực trong lĩnh vực giao thông thông minh, giao thông xanh? Hiện nay, mạng lưới đào tạo trong nước có đáp ứng được chưa?

PGS. TS Vũ Anh Tuấn: Cơ hội việc làm mới cho kỹ sư ngành giao thông trong phát triển giao thông xanh, giao thông số đã đặt ra yêu cầu cấp bách về đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Riêng với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, khâu thiết kế thi công cần 250.000 – 300.000 kỹ sư kỹ thuật viên công nhân, giai đoạn vận hành cần khoảng 14.000 trong đó cần khoảng 2.000 – 3.000 kỹ sư trình độ cao.

Với hệ thống đường sắt đô thị của TP.HCM và Hà Nội thì mỗi địa phương cần khoảng 30.000 nhân lực trong đó riêng kỹ sư cao cấp khoảng 5000 – 6000 người tham gia vào quá trình quy hoạch thiết kế và quản lý vận hành mạng lưới 400-500km trong 10 năm tới.

Ngoài ra việc phát triển hệ sinh thái giao thông điện (E-mobility eco system) trong 10 năm tới cần khoảng 100.000 kỹ sư. Đối với xe thông minh, xe tự hành hay bản sao số (digital twin), AI, dữ liệu lớn trong quản lý giao thông thông minh…thì các tập đoàn công nghệ lớn như Viettel Solution, FPR software hay Vin cũng có nhu cầu tuyển dụng hàng nghìn kỹ sư giao thông thông minh trong những năm tới.

Rõ ràng, nhu cầu về kỹ sư chất lượng cao là vô cùng lớn, vượt xa lực lượng lao động hiện nay, kể cả đội ngũ kỹ sư đang được đào tạo, sắp ra trường.

Để đáp ứng nhu cầu nhằm tiếp nhận, vận hành nâng cấp công nghệ giao thông xanh, giao thông số thì người kỹ sư thế hệ mới cần đáp ứng được 3 yêu cầu là phải có kiến thức chuyên môn đa ngành không chỉ phải biết về hạ tầng mà phải biết kiến thức về vận tải, công nghệ phương tiện, dữ liệu lớn; thứ 2 là kỹ sư ngoài năng lực cứng phải có kỹ năng mềm là ngoại ngữ, tư duy sáng tạo sắc bén và cuối cùng là phải có kỹ năng, phong cách làm việc trong môi trường quốc tế đa văn hoá.

Tại Việt Nam đang có các trường đại học GTVT tại Hà Nội, TP.HCM, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Xây dựng, Đại học Công nghệ… đều có chương trình đào tạo đại học tập trung vào mảng hạ tầng giao thông, cơ khí giao thông, công nghệ số…nhưng chưa có trường nào đào tạo kỹ sư có thể nắm được tổng thể kiến thức hệ thống và sâu về các lĩnh vực hạ tầng, dịch vụ vận tải, công nghệ phương tiện, công nghệ số… để giải quyết bài toán công nghệ có tính chất phức hợp, phức tạp trong thời gian tới. Đây là mảng đang bị bỏ ngỏ, là khoảng trống trong công tác đào tạo nguồn nhân lực mới.

PV: Dù nhu cầu là rất lớn song sự quan tâm của xã hội nói chung và người học nói riêng cho lĩnh vực này chưa nhiều, nguyên nhân do đâu thưa ông?

PGS. TS Vũ Anh Tuấn: Đầu tiên là cơ hội nghề nghiệp trong giao thông xanh, giao thông số hiện nay chưa diễn ra thực sự mạnh mẽ bởi sự cạnh tranh quyết liệt của các ngành nghề khác đặc biệt là AI, công nghệ số, công nghiệp bán dẫn…là xu thế nổi trội đang thu hút rất nhiều các bạn trẻ.

Thứ 2 là công tác truyền thông cho cơ hội nghề nghiệp mới này chưa được đẩy mạnh.

PV: Như vậy là đã có độ vênh nhất định giữa cung và cầu trong đào tạo nhân lực chất lượng cao cho giao thông xanh, giao thông số. Liệu có nên có sự hỗ trợ nào từ phía Chính Phủ, các địa phương cho quá trình đào tạo này?

PGS. TS Vũ Anh Tuấn: Đây là 1 câu hỏi hay và thực tế là Chính Phủ, các Bộ ngành cũng như 2 địa phương lớn là TP.HCM, Hà Nội đã nhận diện được nhu cầu này và xác định sẽ tập trung phát triển công nghệ trong lĩnh vực đường sắt đô thị, đường sắt cao tốc và các hệ thống giao thông thông minh để hỗ trợ thúc đẩy giao thông xanh.

Đồng thời đã đặt ra yêu cầu về chương trình phát triển công nghiệp đường sắt, đào tạo các kỹ sư, quy hoạch gia cho giao thông bền vững, đó chính là sự thay đổi trong tư duy và hành động.

Chính phủ lẫn 2 thành phố lớn đã dành hàng tỷ USD để đào tạo nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực này. Tôi cho rằng cần có sự phối hợp giữa 3 nhà là Nhà nước – Nhà trường – Nhà đầu tư, các tập đoàn công nghệ trong công tác đào tạo để đáp ứng yêu cầu mới, đảm bảo đầu vào và đầu ra liền mạch

PV: Được biết trường Đại học Việt Đức đã tiên phong trong đào tạo lĩnh vực này, ông có thể chia sẻ cụ thể hơn?

PGS TS Vũ Anh Tuấn: Năm 2024, Đại học Việt Đức đã mở chương trình đào tạo cử nhân giao thông thông minh (Smart Mobility Engineering) trong sự hợp tác quốc tế với các trường Đại học đối tác hàng đầu của Đức.

Trong chương trình đào tạo này, chúng tôi cũng hợp tác với các tập đoàn tư nhân về giao thông xanh, giao thông số để đảm bảo cho sinh viên “học phải đi đôi với hành”, có cơ hội thực tập cũng như tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.

Năm nay nhà trường dành 60 suất học bổng toàn phần cho các thí sinh đáp ứng được yêu cầu, tiêu chuẩn đầu vào để có điều kiện theo học ngành này. Trong quá trình học sẽ có cơ hội trao đổi học tập 1 học kỳ hoặc 1 năm thông qua Quỹ học bổng của Cơ quan Hàn lâm Đức và cơ quan Khoa học công nghệ của Đức cung cấp, với mục tiêu đào tạo thế hệ kỹ sư giao thông có trình độ cao, bằng cấp quốc tế để đáp ứng yêu cầu phát triển, đổi mới đất nước trong kỷ nguyên mới.

PV: Xin cám ơn ông về cuộc trò chuyện này!

giao_thong_6.jpg

Tương lai của giao thông thông minh

VOV.VN - Ô tô tự lái, taxi bay, di chuyển trong đường ống đệm từ với tốc độ gần bằng vận tốc âm thanh có thể sẽ là những phương tiện giao thông phổ biến của con người trong tương lai không xa.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Đại biểu Quốc hội: Trụ sở cũ dôi dư nên chuyển thành nhà đỗ xe thông minh "3 trong 1"
Đại biểu Quốc hội: Trụ sở cũ dôi dư nên chuyển thành nhà đỗ xe thông minh "3 trong 1"

VOV.VN - Tại phiên thảo luận sáng nay (18/6) ở hội trường Quốc hội, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) đưa ra một đề xuất đáng chú ý như: Tận dụng một số trụ sở dôi dư để xây dựng bãi đỗ xe thông minh, kết hợp trạm sạc điện và thư viện mini nơi người dân có thể thư giãn, đọc sách trong lúc chờ sạc xe...

Đại biểu Quốc hội: Trụ sở cũ dôi dư nên chuyển thành nhà đỗ xe thông minh "3 trong 1"

Đại biểu Quốc hội: Trụ sở cũ dôi dư nên chuyển thành nhà đỗ xe thông minh "3 trong 1"

VOV.VN - Tại phiên thảo luận sáng nay (18/6) ở hội trường Quốc hội, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) đưa ra một đề xuất đáng chú ý như: Tận dụng một số trụ sở dôi dư để xây dựng bãi đỗ xe thông minh, kết hợp trạm sạc điện và thư viện mini nơi người dân có thể thư giãn, đọc sách trong lúc chờ sạc xe...

Đô thị thông minh, cần hiện đại cả thiết bị và cách thức quản lý
Đô thị thông minh, cần hiện đại cả thiết bị và cách thức quản lý

VOV.VN - Việc mở rộng mạng lưới camera giám sát sẽ tạo ra một nền tảng dữ liệu phong phú, giúp nâng cao hiệu quả quản lý, là bước đi quan trọng nhằm tăng cường kiểm soát an ninh, ATGT và trật tự đô thị.

Đô thị thông minh, cần hiện đại cả thiết bị và cách thức quản lý

Đô thị thông minh, cần hiện đại cả thiết bị và cách thức quản lý

VOV.VN - Việc mở rộng mạng lưới camera giám sát sẽ tạo ra một nền tảng dữ liệu phong phú, giúp nâng cao hiệu quả quản lý, là bước đi quan trọng nhằm tăng cường kiểm soát an ninh, ATGT và trật tự đô thị.

Thêm 40.000 camera, Hà Nội sẽ “thông minh” hơn?
Thêm 40.000 camera, Hà Nội sẽ “thông minh” hơn?

VOV.VN - Hà Nội đã phê duyệt “Đề án tổng thể về quản lý hệ thống camera giám sát tập trung trên địa bàn thành phố”. Theo đó, sẽ lắp thêm hơn 40.000 camera giám sát trong giai đoạn 2025-2030 và sau 2030. Việc quản lý, vận hành đô thị sẽ thay đổi ra sao? Cần chuẩn bị thế nào cho một đô thị “thông minh

Thêm 40.000 camera, Hà Nội sẽ “thông minh” hơn?

Thêm 40.000 camera, Hà Nội sẽ “thông minh” hơn?

VOV.VN - Hà Nội đã phê duyệt “Đề án tổng thể về quản lý hệ thống camera giám sát tập trung trên địa bàn thành phố”. Theo đó, sẽ lắp thêm hơn 40.000 camera giám sát trong giai đoạn 2025-2030 và sau 2030. Việc quản lý, vận hành đô thị sẽ thay đổi ra sao? Cần chuẩn bị thế nào cho một đô thị “thông minh

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao