111111

Nhà báo nữ ở Đắk Lắk và những tiếng lòng trong tiếng cồng chiêng

VOV.VN - Bằng sự tận tâm và đam mê với nghề, nhiều nhà báo trẻ ở Đắk Lắk đang dùng ngòi bút của mình để truyền tải những thông điệp văn hóa tích cực, khơi gợi tình yêu và niềm tự hào về văn hóa dân tộc, đồng thời giới thiệu những nét đẹp văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc nơi đây đến với công chúng.  

Giành “cú đúp” với 2 giải Báo chí tỉnh Đắk Lắk và một giải Báo chí Tây Nguyên trong tháng 6 năm nay, trước đó là chùm 4 giải về xây dựng Đảng và học và làm theo Bác từ đầu năm, chị H Kim Phúc Êban, nữ phóng viên trẻ dân tộc Ê Đê, đang công tác tại báo Đắk Lắk tiếp tục ghi dấu ấn trong làng báo với các tác phẩm viết về văn hóa và vùng đất.

H Kim Phúc chia sẻ, mảng đề tài về văn hóa, xã hội và phong tục tập quán của bà con vùng dân tộc thiểu số luôn hấp dẫn chị từ những ngày đầu chập chững bước vào nghề. Hơn 12 năm làm báo, lợi thế về ngôn ngữ giúp chị tiếp cận và khai thác các đề tài dễ dàng hơn, từ đó có những bài viết với góc nhìn mới mẻ, giúp bà con nói lên “tiếng lòng” trong gìn giữ và bảo tồn văn hóa. “Là một phóng viên người dân tộc thiểu số thì tôi cũng hay đi các buôn làng. Hiểu về tập tục văn hóa của họ thì tôi cũng dễ tiếp cận hơn, dễ nói chuyện hơn, qua đó bà con cũng thoải mái khi chia sẻ tâm tư, nguyện vọng cũng như là văn hóa của họ. Qua những bài viết thì tôi cũng mong muốn nâng cao nhận thức hơn nữa cho người dân trong việc bảo tồn văn hóa, bản sắc của dân tộc mình, noi gương những tấm gương điển hình trong làm ăn, làm việc tốt trong xã hội, chung sức xây dựng đời sống buôn làng ngày càng phát triển hơn”.

Không chỉ H Kim Phúc, tại Báo Đắk Lắk, chị Nguyễn Hương Quỳnh cũng là một cây bút quen thuộc với các đề tài về văn hóa. Công tác tại Phòng Thư ký biên tập với vai trò là phát thanh viên gần 2 thập kỷ, hơn 8 năm qua, chị đã tham gia biên tập, sản xuất nhiều chương trình văn hóa các dân tộc và gặt hái nhiều giải thưởng báo chí. Hiện nay, chị còn phụ trách sản xuất 2 chuyên mục về văn hóa là Sắc màu cuộc sống và Nhịp sống Tây Nguyên, phát sóng định kỳ mỗi tháng một số. Lợi thế vì có thể tự biên tập và thể hiện tác phẩm của mình trước ống kính, các tác phẩm của chị thường xuyên có sự đổi mới, phá cách. Theo chị Quỳnh, chính sự đa dạng trong sắc màu văn hóa của 49 dân tộc sinh sống tại Đắk Lắk đã tạo nên sức hút mãnh liệt, càng đi sâu tìm hiểu chị càng nhận thấy những đề tài hấp dẫn.

 “Khi xuống tại cơ sở, thâm nhập vào đời sống thực tế của bà con các dân tộc, tôi có rất nhiều trải nghiệm thú vị, và thầm cảm ơn là mình hình như đã chọn đúng nghề. Khi làm về những đề tài như vậy đã thôi thúc mình nhiều hơn và cảm thấy văn hóa thật tuyệt vời, cần tiếp tục phải quảng bá, phải tuyên truyền để cho những thế hệ trước sẽ tiếp tục truyền dạy cho thế hệ sau giữ gìn và phát huy. Còn văn hóa là con đất nước, còn nguồn cội”- chị Quỳnh nói.

Cảm nhận từ thực tế cũng là cách mà chị Nguyễn Thảo, phóng viên Báo Tiền phong, văn phòng đại diện tại Tây Nguyên nuôi dưỡng cảm xúc cho mỗi bài viết về văn hóa. Chị Thảo kể, gần 10 năm làm nghề, chị không đếm xuể những chuyến rong ruổi trên chiếc xe máy, vượt hàng chục, hàng trăm cây số về các thôn buôn vùng sâu vùng xa của tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông để gặp gỡ người dân, nghệ nhân hay cán bộ địa phương. Mỗi chuyến đi giúp chị chạm đến cảm xúc trước thiên nhiên, vùng đất và nhiệt huyết của những con người mộc mạc. Họ đang chắt chiu, níu giữ những giá trị truyền thống giữa nhịp sống hiện đại, để tạo nên một cộng đồng với nhiều nét văn hóa đặc sắc.

 “Mảng nào thì mình cũng phải đi cơ sở mới có chất liệu về hơi thở của cuộc sống. Nhưng đối với văn hóa - gọi là đặc thù, chỉ có những người có tình yêu thật sự và đam mê mới có thể kiên nhẫn đi tìm hiểu, cảm nhận được qua lời kể, ánh mắt hay từ trong tâm khám của từng nhân vật, mỗi câu chuyện. Phải thật sự yêu thì khi đó mới cảm nhận được những người mà họ đang bảo tồn và gìn giữ văn hóa rồi từ đó có thể chuyển tải được tới những người khác”.

Không chỉ truyền tải thông tin, các phóng viên viết về văn hóa còn góp phần xây dựng và phát triển văn hóa trong cộng đồng. Ở Đắk Lắk, nơi hội tụ bản sắc của 49 dân tộc, những cây bút trẻ đang tô thêm những gam màu sống động cho bức tranh văn hóa Tây Nguyên. Bằng đam mê và bản lĩnh nghề nghiệp của mình, các nữ phóng viên đang lan tỏa những giá trị tích cực, góp phần khơi dậy ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc, gìn giữ những giá trị bền vững của cộng đồng.

1.jpg

Nhà báo trẻ xung kích, dấn thân trong kỷ nguyên mới

VOV.VN - 50 nhà báo trẻ tiêu biểu thuộc Đoàn Thanh niên Chính phủ dự Lễ Báo công dâng Bác tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch và tham gia sôi nổi vào diễn đàn “Nhà báo trẻ trong kỷ nguyên mới: Thách thức và Sứ mệnh” diễn ra sáng 18/6.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Đội ngũ nhà báo nữ không chỉ hoàn thành sứ mệnh mà còn bảo vệ quyền lợi phụ nữ
Đội ngũ nhà báo nữ không chỉ hoàn thành sứ mệnh mà còn bảo vệ quyền lợi phụ nữ

VOV.VN - Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), sáng 11/6, Trung ương Hội LHP Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia với chủ đề “Phụ nữ với 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam”.

Đội ngũ nhà báo nữ không chỉ hoàn thành sứ mệnh mà còn bảo vệ quyền lợi phụ nữ

Đội ngũ nhà báo nữ không chỉ hoàn thành sứ mệnh mà còn bảo vệ quyền lợi phụ nữ

VOV.VN - Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), sáng 11/6, Trung ương Hội LHP Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia với chủ đề “Phụ nữ với 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam”.

Nữ nhà báo dân tộc Thái ở Sơn La với niềm đam mê nghệ thuật
Nữ nhà báo dân tộc Thái ở Sơn La với niềm đam mê nghệ thuật

VOV.VN - Nhắc đến nhà báo Cà Thị Hoan, dân tộc Thái, Trưởng phòng Tiếng Dân tộc thuộc Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Sơn La, bà con người Thái ở bản trên, mường dưới hầu như ai cũng biết. Bởi chị không chỉ thực hiện các tác phẩm báo chí, mà còn sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật.

Nữ nhà báo dân tộc Thái ở Sơn La với niềm đam mê nghệ thuật

Nữ nhà báo dân tộc Thái ở Sơn La với niềm đam mê nghệ thuật

VOV.VN - Nhắc đến nhà báo Cà Thị Hoan, dân tộc Thái, Trưởng phòng Tiếng Dân tộc thuộc Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Sơn La, bà con người Thái ở bản trên, mường dưới hầu như ai cũng biết. Bởi chị không chỉ thực hiện các tác phẩm báo chí, mà còn sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật.

Nhà báo với vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em
Nhà báo với vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em

VOV.VN - Nhân Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, ngày 25/11, UNESCO và Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (SJC) thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tọa đàm trực tuyến Nhà báo với vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em.

Nhà báo với vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em

Nhà báo với vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em

VOV.VN - Nhân Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, ngày 25/11, UNESCO và Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (SJC) thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tọa đàm trực tuyến Nhà báo với vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao