111111

Nguồn nhân lực chất lượng cao: “Chìa khóa vàng” cho quốc gia số

VOV.VN - Chìa khóa thành công trong kỷ nguyên số không nằm ở tài nguyên vật chất mà nằm ở con người. Lực lượng lao động tinh nhuệ, làm chủ khoa học công nghệ, không ngừng đổi mới sáng tạo sẽ trở thành động lực đưa đất nước bứt phá, vươn xa trong kỷ nguyên số.

2 màu “sáng tối” trong bức tranh nhân lực số

Hòa cùng xu thế phát triển của kỷ nguyên số, nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực số nói riêng ở nước ta hiện nay có sự đan xen giữa lợi thế và bất lợi.

Về thuận lợi - gam màu sáng trong bức tranh nhân lực số, Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, năng động và khả năng thích nghi nhanh với công nghệ, tốc độ phát triển công nghệ nhanh và sự đầu tư mạnh mẽ vào chuyển đổi số. Lao động Việt Nam được thừa nhận rộng rãi là có những phẩm chất sáng giá, thuận lợi cho chuyển đổi số thành công như có trí tuệ tốt, hiếu học, học hỏi nhanh, giỏi ứng biến và dễ thích nghi.

Chúng ta có nguồn trí tuệ người Việt Nam ở nước ngoài dồi dào, quý giá, với khoảng 600.000 người có trình độ đại học trở lên, trong đó có nhiều chuyên gia, trí thức, nhà khoa học lớn làm việc ở các tập đoàn, trường đại học, viện nghiên cứu hàng đầu ở các nước có nền KHCN tiên tiến...

Các tập đoàn công nghệ lớn như Samsung, Apple, Intel, LG, Foxconn, Cisco, Toshiba... đã hiện diện mạnh mẽ tại Việt Nam. Các tập đoàn lớn trong nước như FPT, Viettel, Vingroup, CMC không chỉ tập trung vào phát triển công nghệ mà còn chủ động đầu tư vào đào tạo nội bộ, hợp tác với các trường đại học trong và ngoài nước để phát triển nhân lực số.

Cụ thể, FPT Software đầu tư 125 tỷ đồng cho chương trình đào tạo hơn 3.000 nhân sự công nghệ thông tin chất lượng cao cho thị trường Nhật Bản. FPT cũng ký bản ghi nhớ hợp tác với Đại học Quốc gia Singapore để nghiên cứu và phát triển các tài năng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Tập đoàn công nghệ CMC và Tập đoàn máy tính Kyoto đã ký kết thỏa thuận hợp tác về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường Việt Nam và Nhật Bản... Mới đây, VinUni triển khai chương trình tuyển sinh đào tạo tiến sĩ khoa học máy tính...

Bên cạnh gam màu sáng, bức tranh nhân lực số ở nước ta hiện nay có nhiều mảng tối màu, các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, tài chính, sản xuất, đang thiếu hụt trầm trọng nhân lực có kỹ năng số, đặc biệt là trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và an ninh mạng. Việt Nam có khoảng 550.000 lao động số, mới chỉ đạt 1,1% tổng số lao động, thấp hơn nhiều so với các nước định hướng công nghệ Hoa Kỳ là 4%, Hàn Quốc là 2,5%, Ấn Độ là 1,78%.

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào công việc vẫn còn hạn chế, phần lớn lao động mới chỉ dừng ở mức sử dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ cơ bản mà chưa biết cách tận dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa quy trình làm việc và nâng cao năng suất. Khả năng đọc hiểu, phân tích thông tin và dữ liệu số của người lao động chưa thực sự tốt, khiến việc ra quyết định dựa trên dữ liệu chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, an toàn và bảo mật là vấn đề đáng lo ngại, khi nhiều người chưa có thói quen bảo vệ dữ liệu cá nhân, dễ mắc phải lừa đảo trực tuyến hoặc vi phạm các nguyên tắc an toàn mạng.

Thách thức lớn nữa là hệ thống giáo dục - đào tạo chưa bắt kịp tốc độ phát triển của công nghệ, khiến nhiều lao động thiếu kỹ năng phù hợp. Hàng năm, Việt Nam có hơn 50.000 sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin tốt nghiệp song mới đáp ứng 25% về số lượng và 30% về chất lượng so với nhu cầu thực tế.

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực số tại Việt Nam

Nhân lực số chính là “chìa khóa vàng” mở cánh cửa thành công, quyết định tốc độ phát triển, khả năng thích nghi và sức mạnh của doanh nghiệp cũng như quốc gia. Vì vậy, cần những những giải pháp để phát huy hiệu quả tiềm năng của nguồn nhân lực số, từ đó đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên số.

Tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) ngày 14/7, Thiếu tướng Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết, tập đoàn tham gia nghiên cứu 9/11 lĩnh vực công nghệ chiến lược theo NQ57, nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn là thách thức đối với đơn vị.

“Đảng, Nhà nước đã xác định phát triển các công nghệ chiến lược là nhiệm vụ lớn của quốc gia. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút các chuyên gia hàng đầu thế giới về làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này, cần có thêm những cơ chế, chính sách đồng bộ, hiệu quả. Viettel đề xuất Nhà nước ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, chẳng hạn như: hỗ trợ về nhà ở, ưu đãi về thuế thu nhập, cho phép chuyên gia được sở hữu đồng sở hữu các kết quả nghiên cứu, được sở hữu hoặc có cổ phần tại doanh nghiệp hình thành từ kết quả nghiên cứu…”, Thiếu tướng Tào Đức Thắng nêu ý kiến.

Chủ tịch Tập đoàn Viettel cũng cho rằng, doanh nghiệp triển khai công nghệ chiến lược là môi trường thực tiễn để đào tạo sinh viên tài năng. Do đó, để gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nhà trường, đồng thời mở rộng kiến thức và tăng tính thực tiễn cho sinh viên, Viettel mong muốn có cơ chế công nhận quá trình sinh viên thực tập tại doanh nghiệp như một tín chỉ trong chương trình đào tạo.

Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng, yếu tố đầu tiên để hút nhân tài là phải có việc lớn. Đây là thỏi nam châm mang tính quyết định. “Nếu chúng ta có việc lớn, thậm chí là bài toán mang tính toàn cầu, chúng ta có thể thu hút được nhân tài của cả thế giới về đây để giải quyết bài toán của Việt Nam, giúp Việt Nam phát triển và thông qua đó, họ cũng có thể thành danh và giàu có”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng cho rằng hiện có bài toán, có ngân sách, nhưng thực sự chưa đủ nguồn lực để nghiên cứu những bài toán lớn. Về thu hút tinh hoa nhân loại, không chỉ riêng Việt Nam, thế giới cũng gặp bài toán là những nhà nghiên cứu đứng khá xa doanh nghiệp. Cho nên, các nguồn lực về nghiên cứu ở các quốc gia đã phát triển cũng chưa được dùng hết.

Về vấn đề điều kiện làm việc tốt, tức là phòng lab hiện đại, Bộ KH&CN ý thức rất mạnh mẽ điều này. Vì vậy, trong phân bổ ngân sách, hiện nay mỗi năm sẽ dành cố định ít nhất 20% tổng ngân sách KHCN, đổi mới sáng tạo cho việc xây dựng phòng thí nghiệm, tức là ít nhất 10.000 tỷ đồng mỗi năm. Bộ trưởng khẳng định, những phòng thí nghiệm này phải là đẳng cấp quốc tế. Muốn thu hút những nhà khoa học thế giới thì phòng thí nghiệm phải đạt tầm cỡ đó.

Liên quan đến sinh viên và nghiên cứu sinh đi thực tập tại doanh nghiệp, Bộ trưởng thông tin rằng Bộ KH&CN sẽ làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong tháng 7 về chủ đề này để đưa sinh viên về các doanh nghiệp, xem xét cấp chứng chỉ và tín chỉ. Việc này rất cần thiết và quan trọng để các em học sinh, sinh viên khi ra trường có thể tham gia thị trường lao động. Điều này tốt cho đất nước, cho tất cả các bên, cho cả sinh viên, doanh nghiệp, và xã hội.

Bằng cách kết hợp nội lực và ngoại lực, Việt Nam có thể xây dựng một hệ sinh thái nhân lực số vững mạnh, góp phần đưa đất nước trở thành trung tâm công nghệ hàng đầu khu vực và thế giới. Tăng tốc phát triển nhân lực số là chìa khóa để Việt Nam vươn mình mạnh mẽ, nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế trong nền kinh tế số toàn cầu.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Chuyển đổi số mà không thay đổi mô hình vận hành thì công sức “đổ sông, đổ biển”
Chuyển đổi số mà không thay đổi mô hình vận hành thì công sức “đổ sông, đổ biển”

VOV.VN - “Trong chuyển đổi số, ít nhất 10% số tiền phải chi cho việc nghiên cứu, sửa đổi các quy trình. Chuyển đổi số mà không thay đổi mô hình vận hành chỉ làm việc khổ thêm, làm khổ những người phải dùng phần mềm”.

Chuyển đổi số mà không thay đổi mô hình vận hành thì công sức “đổ sông, đổ biển”

Chuyển đổi số mà không thay đổi mô hình vận hành thì công sức “đổ sông, đổ biển”

VOV.VN - “Trong chuyển đổi số, ít nhất 10% số tiền phải chi cho việc nghiên cứu, sửa đổi các quy trình. Chuyển đổi số mà không thay đổi mô hình vận hành chỉ làm việc khổ thêm, làm khổ những người phải dùng phần mềm”.

Kinh phí cho đề tài khoa học sau khi được phê duyệt sẽ được nhận ngay trong năm
Kinh phí cho đề tài khoa học sau khi được phê duyệt sẽ được nhận ngay trong năm

VOV.VN - Khoa học công nghệ bước vào giai đoạn “giải bài toán lớn” khi tới đây tổ chức sau khi đăng ký và được phê duyệt, sẽ nhận hỗ trợ kinh phí cho các nhiệm vụ trong cùng năm thay vì phải chờ tới 2 năm như trước đây.

Kinh phí cho đề tài khoa học sau khi được phê duyệt sẽ được nhận ngay trong năm

Kinh phí cho đề tài khoa học sau khi được phê duyệt sẽ được nhận ngay trong năm

VOV.VN - Khoa học công nghệ bước vào giai đoạn “giải bài toán lớn” khi tới đây tổ chức sau khi đăng ký và được phê duyệt, sẽ nhận hỗ trợ kinh phí cho các nhiệm vụ trong cùng năm thay vì phải chờ tới 2 năm như trước đây.

Tiêu chí nào để xác định nhân tài công nghệ số để hưởng ưu đãi?
Tiêu chí nào để xác định nhân tài công nghệ số để hưởng ưu đãi?

VOV.VN - Theo Luật Công nghiệp Công nghệ số vừa được Quốc hội thông qua, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, nhân tài công nghệ số, nhân lực công nghiệp công nghệ số chất lượng cao được hưởng nhiều ưu đãi.

Tiêu chí nào để xác định nhân tài công nghệ số để hưởng ưu đãi?

Tiêu chí nào để xác định nhân tài công nghệ số để hưởng ưu đãi?

VOV.VN - Theo Luật Công nghiệp Công nghệ số vừa được Quốc hội thông qua, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, nhân tài công nghệ số, nhân lực công nghiệp công nghệ số chất lượng cao được hưởng nhiều ưu đãi.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao