111111

Ngành đường sắt xác định “đi bằng 3 chân”, đặt mục tiêu năm 2023 không lỗ

VOV.VN - Ngành đường sắt đã đưa ra hàng loạt các giải pháp tổng thể để phấn đấu sản xuất kinh doanh không lỗ trong năm 2023. Trong đó sẽ tập trung phát triển các tàu khách đường ngắn với các dịch vụ hợp lý để cạnh tranh với các đường bộ, hàng không…

Chiều 5/1, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (NVR) tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ SXKD năm 2023. Dù vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn trong thời gian tới nhưng VNR quyết tâm đặt mục tiêu cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh và xác định 3 trụ cột sản xuất kinh doanh để hướng tới có lãi trong năm 2023.

Mục tiêu quan trong nhất-Có lãi trong năm 2023

Theo báo cáo của VNR, năm 2022, doanh thu hợp nhất của VNR đạt 7.718,2 tỷ đồng (bằng 113,8% so với cùng kỳ và đạt 115,8% kế hoạch năm) và cũng giảm lỗ khoảng 400 tỷ đồng.

Ngoài ra, VNR tập trung cao độ cho các chiến dịch vận tải cao điểm khi lượng khách tăng đột biến; hiệu quả của vận tải hành khách tăng mạnh do bố trí biểu đồ, lịch trình và lựa chọn tuyến vận tải hợp lý, khoa học phù hợp với nhu cầu của hành khách và năng lực phục vụ.

Vì thế, vận tải hàng hóa của VNR tăng trưởng so với cùng kỳ, vận tải hành khách đã phục hồi sau dịch COVID-19 và tăng cao, tuy nhiên sản lượng vẫn chưa đạt được mức như thời điểm trước khi có dịch năm 2019.

Chỉ ra những thách thức trong thời gian qua, lãnh đạo VNR cho rằng các hãng hàng không hiện hữu và một số hãng mới thành lập do còn hạn chế khai thác đường bay quốc tế nên vẫn tiếp tục tập trung vào khai thác các đường bay nội địa giá rẻ với nhiều chính sách hấp dẫn để thu hút khách hàng nên sản lượng vận tải hành khách chưa thể phục hồi và tăng trưởng trở lại được.

Mặt khác, giá nhiên liệu tăng cao gây nhiều khó khăn cho các công ty cổ phần vận tải trong việc duy trì giá cước cạnh tranh với các phương tiện khác và cân đối chi phí sản xuất kinh doanh.

Vì thế, kết quả sản xuất kinh doanh tăng trưởng so với cùng kỳ của vận tải hàng hóa, vận tải hành khách đã phục hồi sau dịch Covid-19 và tăng cao, tuy nhiên sản lượng vẫn chưa đạt được mức như thời điểm trước khi có dịch năm 2019.

 Đặt ra mục tiêu năm 2023, đường sắt xác định, hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải còn chưa phục hồi hoàn toàn sau dịch Covid-19, trong khi vẫn gặp nhiều áp lực cạnh tranh với vận tải hàng không và đường bộ về vận tải khách; vận tải hàng hóa sẽ bị ảnh hưởng do vận tải đường biển sau giai đoạn biến động cước tăng cao đã giảm trở lại mức cước cũ và cung tải tàu biển đã tăng trở lại như trước dịch.

Đường sắt sẽ triển khai thực hiện theo tiến độ phương án cơ cấu lại doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc để tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh nhưng sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý người lao động cũng như công tác tổ chức sản xuất.

Trên cơ sở này, đường sắt phấn đấu không lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính, nộp ngân sách 115 tỷ đồng. Tuy nhiên do phải bù đắp các khoản lỗ dự kiến từ các khoản chi không phát sinh doanh thu nên sẽ vẫn lỗ 55 tỷ đồng. Phấn đấu đảm bảo tỷ lệ tàu khách đi đúng giờ đạt 99%, đến đúng giờ 77% trở lên.

Đưa ra giải pháp thực hiện, ông Đặng Sỹ Mạnh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, sẽ xây dựng biểu đồ chạy tàu phù hợp với năng lực hạ tầng và phương tiện; hoàn thiện các phương án về giá dịch vụ; khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ; triển khai hoàn thành kế hoạch quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt năm 2023 theo đúng các quy định tại hợp đồng và các tiêu chuẩn, chất lượng hiện hành, đảm bảo tiến độ giải ngân…

Đường sắt sẽ tập trung phát triển các tàu khách khu đoạn (đường ngắn), đầu tư chất lượng phương tiện, nâng cao các dịch vụ phục vụ, có sự gắn kết giữa trên tàu với dưới ga; đưa ra các chương trình ưu đãi, chính sách linh hoạt để cạnh tranh với các phương tiện vận chuyển khác.

“Tăng cường liên kết với các công ty du lịch, định hướng vận chuyển hành khách gắn với du lịch; tăng cường vận tải container, vận tải liên vận quốc tế và tích cực tham gia vào chuỗi logistics; nghiên cứu phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ tàu chuyên tuyến, tàu container Bắc Nam, container lạnh...”, ông Mạnh cho biết.

Đường sắt muốn hút khách phải “an toàn, thuận tiện và đúng giờ"

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy nhấn mạnh, năm 2022 đánh dấu mốc phục hồi của nền kinh tế, trong đó có ngành đường sắt, sản lượng vận tải tăng, giảm lỗ sâu so với kế hoạch, có đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Thứ trưởng Huy gợi mở ngành đường sắt cần xác định 3 trụ cột là: kết cấu hạ tầng bao gồm bảo trì và quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng; Vận tải; Cơ khí đường sắt. Trong đó, sản phẩm cuối cùng của đường sắt là vận tải, cung cấp cho người dân và doanh nghiệp vận tải hành khách, hàng hóa.

"Đường sắt phải bán thứ thị trường cần. Muốn vậy cần cải thiện chất lượng dịch vụ. Tàu trước hết phải an toàn, đúng giờ, thuận tiện, có thế mới hút được khách đi tàu", Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy chỉ rõ.

Theo ông Huy, Bộ GTVT rất quan tâm đến phát triển đường sắt. Ngoài gói 7.000 tỷ nâng cấp kết cấu hạ tầng chạy tàu đã triển khai còn tiếp tục đầu tư cho kết cấu hạ tầng đường sắt. Nâng cấp đường sắt chính nhằm phát triển vận tải. Với những vướng mắc từ cơ chế, Tổng công ty là chủ thể chịu tác động lớn, cần chủ động phối hợp, đề xuất để tháo gỡ.

“Bộ GTVT luôn đồng hành của doanh nghiệp để tháo gỡ các vướng mắc trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cần đặt ra các nhiệm vụ này trong năm 2023 để chỉ đạo điều hành, có giải pháp thực hiện”, Thứ trưởng Bộ GTVT nói.

Về kế hoạch năm 2023, ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đề nghị, đường sắt cần phấn đấu vượt kế hoạch chạy tàu của năm 2022 với biểu đồ tối ưu hơn và bảo đảm an toàn; cải thiện tình hình tài chính, không chỉ phấn đấu giảm lỗ mà hướng đến hết lỗ và có lãi.

Đối với công tác tái cơ cấu cần xác định là việc làm thường xuyên, tuy nhiên, ông Hùng nhấn mạnh, Tổng công ty không nên quá nặng về hình thức, tách ra nhập vào các đơn vị mà quan trọng là giải pháp hiệu quả. Ngành đường sắt bị giới hạn về nguồn vốn, công nghệ, hạ tầng, vì vậy cần bổ sung cơ chế từ công tác quản lý kết cầu hạ tầng đến cơ chế vận hành, phối hợp với các phương thức vận tải khác./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao VNR đề xuất sát nhập Công ty Vận tải đường sắt Sài Gòn và Hà Nội?
Vì sao VNR đề xuất sát nhập Công ty Vận tải đường sắt Sài Gòn và Hà Nội?

VOV.VN - Mục tiêu sát nhập Công ty Vận tải đường sắt Sài Gòn và Hà Nội để tăng cường tính chuyên môn hóa, tách bạch vận tải hàng hóa và vận tải hành khách...

Vì sao VNR đề xuất sát nhập Công ty Vận tải đường sắt Sài Gòn và Hà Nội?

Vì sao VNR đề xuất sát nhập Công ty Vận tải đường sắt Sài Gòn và Hà Nội?

VOV.VN - Mục tiêu sát nhập Công ty Vận tải đường sắt Sài Gòn và Hà Nội để tăng cường tính chuyên môn hóa, tách bạch vận tải hàng hóa và vận tải hành khách...

Chọn đường sắt Bắc-Nam tốc độ 250km/h, hỗn hợp tàu khách và tàu hàng?
Chọn đường sắt Bắc-Nam tốc độ 250km/h, hỗn hợp tàu khách và tàu hàng?

VOV.VN - Bộ GTVT và Bộ KH&ĐT đã “cơ bản” thống nhất phương án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam theo phương án đường sắt khổ đôi 1.435mm để vận tải chung hành khách và hàng hóa, tốc độ thiết kế 250km/h, tốc độ khai thác 180-225 km/h.

Chọn đường sắt Bắc-Nam tốc độ 250km/h, hỗn hợp tàu khách và tàu hàng?

Chọn đường sắt Bắc-Nam tốc độ 250km/h, hỗn hợp tàu khách và tàu hàng?

VOV.VN - Bộ GTVT và Bộ KH&ĐT đã “cơ bản” thống nhất phương án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam theo phương án đường sắt khổ đôi 1.435mm để vận tải chung hành khách và hàng hóa, tốc độ thiết kế 250km/h, tốc độ khai thác 180-225 km/h.

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam công nghệ giống tàu Shinkanshen có gì đặc biệt?
Đường sắt cao tốc Bắc-Nam công nghệ giống tàu Shinkanshen có gì đặc biệt?

VOV.VN - Bộ GTVT đề xuất tàu tốc độ cao Bắc-Nam sử dụng công nghệ động lực phân tán giống tàu Shinkanshen ở Nhật Bản. Nếu được thông qua, 10 năm nữa nước ta sẽ có đường sắt cao tốc…

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam công nghệ giống tàu Shinkanshen có gì đặc biệt?

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam công nghệ giống tàu Shinkanshen có gì đặc biệt?

VOV.VN - Bộ GTVT đề xuất tàu tốc độ cao Bắc-Nam sử dụng công nghệ động lực phân tán giống tàu Shinkanshen ở Nhật Bản. Nếu được thông qua, 10 năm nữa nước ta sẽ có đường sắt cao tốc…

Sử dụng flycam giám sát diện tích đất đã kiểm kê làm cao tốc Bắc- Nam
Sử dụng flycam giám sát diện tích đất đã kiểm kê làm cao tốc Bắc- Nam

VOV.VN - Tỉnh Bình Định phối hợp chủ đầu tư sử dụng thiết bị bay không người lái (flycam) chụp ảnh, giám sát từ trên cao, không để xảy ra tình trạng tái lấn chiếm.

Sử dụng flycam giám sát diện tích đất đã kiểm kê làm cao tốc Bắc- Nam

Sử dụng flycam giám sát diện tích đất đã kiểm kê làm cao tốc Bắc- Nam

VOV.VN - Tỉnh Bình Định phối hợp chủ đầu tư sử dụng thiết bị bay không người lái (flycam) chụp ảnh, giám sát từ trên cao, không để xảy ra tình trạng tái lấn chiếm.

Người đường sắt mong kế hoạch không bị "vỡ", tàu Bắc - Nam sớm được chạy lại
Người đường sắt mong kế hoạch không bị "vỡ", tàu Bắc - Nam sớm được chạy lại

VOV.VN - Sau khi Chính phủ vào cuộc, hành không đã được khôi phục các chuyến bay. Đối với đường sắt cũng đang cần sự quyết liệt, quyết đoán để sớm được khai thác trở lại vì nhiều địa phương vẫn đang “lăn tăn” chưa quyết.

Người đường sắt mong kế hoạch không bị "vỡ", tàu Bắc - Nam sớm được chạy lại

Người đường sắt mong kế hoạch không bị "vỡ", tàu Bắc - Nam sớm được chạy lại

VOV.VN - Sau khi Chính phủ vào cuộc, hành không đã được khôi phục các chuyến bay. Đối với đường sắt cũng đang cần sự quyết liệt, quyết đoán để sớm được khai thác trở lại vì nhiều địa phương vẫn đang “lăn tăn” chưa quyết.

Cấp tốc ký hợp đồng đặt hàng bảo trì đường sắt Bắc-Nam sau “đơn kêu cứu”
Cấp tốc ký hợp đồng đặt hàng bảo trì đường sắt Bắc-Nam sau “đơn kêu cứu”

VOV.VN - Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị khẩn trương triển khai ký hợp đồng đặt hàng bảo trì với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trước 24/5 theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Cấp tốc ký hợp đồng đặt hàng bảo trì đường sắt Bắc-Nam sau “đơn kêu cứu”

Cấp tốc ký hợp đồng đặt hàng bảo trì đường sắt Bắc-Nam sau “đơn kêu cứu”

VOV.VN - Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị khẩn trương triển khai ký hợp đồng đặt hàng bảo trì với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trước 24/5 theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam và giấc mơ ăn sáng ở Hà Nội, ăn trưa tại TP Hồ Chí Minh
Đường sắt cao tốc Bắc-Nam và giấc mơ ăn sáng ở Hà Nội, ăn trưa tại TP Hồ Chí Minh

VOV.VN - Nếu có đường sắt cao tốc Bắc - Nam thì chỉ mất 6 tiếng từ Hà Nội vào TP.HCM, tương đương với thời gian di chuyển lên sân bay, làm thủ tục và bay vào TP.HCM  cũng mất 5 tiếng như hiện nay.

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam và giấc mơ ăn sáng ở Hà Nội, ăn trưa tại TP Hồ Chí Minh

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam và giấc mơ ăn sáng ở Hà Nội, ăn trưa tại TP Hồ Chí Minh

VOV.VN - Nếu có đường sắt cao tốc Bắc - Nam thì chỉ mất 6 tiếng từ Hà Nội vào TP.HCM, tương đương với thời gian di chuyển lên sân bay, làm thủ tục và bay vào TP.HCM  cũng mất 5 tiếng như hiện nay.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao