111111

Mùa hạn mặn vẫn kiếm thu nhập khá nhờ chuyển đổi trồng màu ngắn ngày

VOV.VN - Tình hình hạn, mặn vẫn đang diễn ra gay gắt, thế nhưng, với sự sáng tạo trong sản xuất, cải tạo đất, chuyển đổi trồng màu hiệu quả, nhiều nông dân trong huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng vẫn kiếm thu nhập khá trong mùa khô này.

So với nhiều nông dân trong địa phương đang lo lắng vì hạn, mặn do lúa thiếu nước, nhưng ông Lâm Tal, năm nay đã 66 tuổi, ở ấp Tân Lập, xã Long Phú, huyện Long Phú vẫn phấn khởi vì cây màu của gia đình vẫn tươi tốt lại bán được giá cao. Trên diện tích 3.500m2 đất, ông Tal trồng xà lách, cải xanh, cải ngọt và hiện mỗi ngày ông bán cho tiểu thương gần 100 ký màu các loại, với giá từ 12.000 đến 20.000 đồng/kg. Nhờ trúng giá nên vụ màu này, mỗi một công lời vài chục triệu đồng.

Để sản xuất được nhiều vụ màu trong năm, kể cả mùa khô, gia đình ông Lâm Tal đã đào nhiều mương nhỏ, chứa nước ngọt, đảm bảo phục vụ tưới tiêu cho cây màu ngoài ra ông còn tranh thủ sử dụng thêm nước ngọt từ cây nước sử dụng của gia đình trong mùa hạn nên màu phát triển tốt và đặc biệt ông chỉ sử dụng phân sinh học để bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng nên được nhiều người ưa chuộng.

Ông Kim Minh Trúc, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Phú, huyện Long Phú nhận xét: "Xuống tham quan mô hình của bác Lâm Tal thì mình thấy rất rõ việc chuyển đổi trồng màu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, đặc biệt là sử dụng được ngày công nhàn rỗi. Sau khi sản xuất 2 vụ lúa chính đến vụ Đông Xuân muộn chuyển qua trồng màu sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho gia đình và giảm chi phí sản xuất".

Theo ông Lâm Tal, hàng năm ông sản xuất 3 vụ màu, sau đó cải tạo đất và chờ đến vụ Hè Thu chính vụ, ông sẽ chuyển sang trồng một vụ lúa và cứ thế xoay vòng, nhờ vậy vừa tiết kiệm chi phí phân bón cho cây lúa, tạo độ màu mỡ cho đất, tăng thu nhập, giảm chi phí trong sản xuất. Qua thực hiện mô hình này, hàng năm đem lợi nhuận cho ông gần 200 triệu đồng, ông xây dựng được ngôi nhà khang trang, trị giá hơn 300 triệu đồng.

Bà Huỳnh Hữu Hiếu, Phó Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Long Phú cho biết: "Nếu canh tác cây màu, thời gian thu hoạch sớm, có nguồn thu nhập cho bà con. Còn cây lúa kéo dài hơn 3 tháng. Cây màu từ lúc canh tác đến thu hoạch chỉ mất 35-40 ngày. Chi phí đầu tư phân bón rất thấp. Trong mùa hạn, mặn này trồng lúa mất thời gian rất là dài, lại bấp bênh khó khăn trong thời điểm mà mặn lên cao".

Hiện nay, trên địa bàn huyện Long Phú có hơn 1.000ha lúa Đông Xuân muộn đang bị ảnh hưởng của hạn, mặn và có nguy cơ mất mùa rất cao. Nhưng diện tích trồng màu của lão nông Lâm Tal vẫn đang phát triển tốt và cho thu thập cao, giải quyết được lao động nông nhàn ở nông thôn trong những tháng mùa khô.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kiên Giang triển khai các giải pháp ứng phó với nguy cơ hạn hán, mặn xâm nhập
Kiên Giang triển khai các giải pháp ứng phó với nguy cơ hạn hán, mặn xâm nhập

VOV.VN - Trước tình hình sạt lở do hạn hán diễn ra này càng nghiêm trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang yêu cầu UBND các địa phương, đặc biệt là UBND huyện U Minh Thượng thực hiện tốt công tác “4 tại chỗ”. Tăng cường kiểm tra trong mùa khô, hạn; không để người dân thiếu nước sinh hoạt; hỗ trợ nơi ở cho người dân bị hư hại về nhà.

Kiên Giang triển khai các giải pháp ứng phó với nguy cơ hạn hán, mặn xâm nhập

Kiên Giang triển khai các giải pháp ứng phó với nguy cơ hạn hán, mặn xâm nhập

VOV.VN - Trước tình hình sạt lở do hạn hán diễn ra này càng nghiêm trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang yêu cầu UBND các địa phương, đặc biệt là UBND huyện U Minh Thượng thực hiện tốt công tác “4 tại chỗ”. Tăng cường kiểm tra trong mùa khô, hạn; không để người dân thiếu nước sinh hoạt; hỗ trợ nơi ở cho người dân bị hư hại về nhà.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc về công tác phòng chống hạn mặn tại ĐBSCL
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc về công tác phòng chống hạn mặn tại ĐBSCL

VOV.VN - Ngày 7/4, tại tỉnh Tiền Giang, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng hai Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn và Tài nguyên Môi trường chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương vùng ĐBSCL về công tác phòng chống hạn mặn.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc về công tác phòng chống hạn mặn tại ĐBSCL

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc về công tác phòng chống hạn mặn tại ĐBSCL

VOV.VN - Ngày 7/4, tại tỉnh Tiền Giang, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng hai Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn và Tài nguyên Môi trường chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương vùng ĐBSCL về công tác phòng chống hạn mặn.

Hạn mặn sẽ còn tác động xấu đến Miền Tây, dự báo mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 5
Hạn mặn sẽ còn tác động xấu đến Miền Tây, dự báo mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 5

VOV.VN - Theo số liệu của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 đến sớm và sâu hơn trung bình nhiều năm. Đợt mặn xâm nhập xuất hiện từ ngày 8- 13/3 với ranh mặn 4‰ lấn sâu vào các dòng sông từ 40-66 km, có nơi sâu hơn, riêng tại Bến Tre có nơi mặn xâm nhập còn sâu hơn ranh mặn sâu nhất năm 2016 – năm hạn mặn kỷ lục đã xảy ra ở ĐBSCL.

Hạn mặn sẽ còn tác động xấu đến Miền Tây, dự báo mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 5

Hạn mặn sẽ còn tác động xấu đến Miền Tây, dự báo mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 5

VOV.VN - Theo số liệu của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 đến sớm và sâu hơn trung bình nhiều năm. Đợt mặn xâm nhập xuất hiện từ ngày 8- 13/3 với ranh mặn 4‰ lấn sâu vào các dòng sông từ 40-66 km, có nơi sâu hơn, riêng tại Bến Tre có nơi mặn xâm nhập còn sâu hơn ranh mặn sâu nhất năm 2016 – năm hạn mặn kỷ lục đã xảy ra ở ĐBSCL.

Nông dân Tiền Giang quyết liệt "chiến đấu" với hạn mặn
Nông dân Tiền Giang quyết liệt "chiến đấu" với hạn mặn

VOV.VN - Hiện nay, tình hình khô hạn, xâm nhập mặn tại địa bàn tỉnh Tiền Giang bước vào đỉnh điểm. Tại nhiều khu vực đã bước vào giai đoạn cạn nguồn, thiếu nước ngọt. Chính quyền và bà con nông dân đang quyết liệt đắp đập, bơm nước vào “cấp cứu” cho cây trồng đang khô héo.

Nông dân Tiền Giang quyết liệt "chiến đấu" với hạn mặn

Nông dân Tiền Giang quyết liệt "chiến đấu" với hạn mặn

VOV.VN - Hiện nay, tình hình khô hạn, xâm nhập mặn tại địa bàn tỉnh Tiền Giang bước vào đỉnh điểm. Tại nhiều khu vực đã bước vào giai đoạn cạn nguồn, thiếu nước ngọt. Chính quyền và bà con nông dân đang quyết liệt đắp đập, bơm nước vào “cấp cứu” cho cây trồng đang khô héo.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao