111111

Mỗi trường được phép thành lập một hội đồng lựa chọn sách giáo khoa

VOV.VN - Mỗi cơ sở giáo dục phổ thông thành lập 1 Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 1 Hội đồng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.

Theo dự thảo Thông tư, nguyên tắc lựa chọn là lựa chọn sách giáo khoa trong danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt để sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông.

Mỗi môn học, hoạt động giáo dục được thực hiện trong cơ sở giáo dục phổ thông (gọi chung là môn học) ở mỗi khối lớp lựa chọn 01 sách giáo khoa.

Việc lựa chọn sách giáo khoa bảo đảm thực hiện dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch.

Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa là phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

Mỗi trường thành lập 1 hội đồng lựa chọn sách giáo khoa

Dự thảo Thông tư quy định, Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa do Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông hoặc Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên, Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên (gọi chung là người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông) thành lập, giúp người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lựa chọn sách giáo khoa. Mỗi cơ sở giáo dục phổ thông thành lập 1 Hội đồng. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 1 Hội đồng.

Hội đồng bao gồm: Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu; đại diện tổ trưởng tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, phòng chuyên môn (gọi chung là tổ chuyên môn), đại diện giáo viên, đại diện ban cha mẹ học sinh.

Số lượng thành viên hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 người. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông có quy mô dưới 10 lớp, số lượng thành viên hội đồng tối thiểu là 5 người.

Nhiệm vụ của hội đồng là tổ chức thẩm định biên bản các cuộc họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá SGK của giáo viên; danh mục SGK do các tổ chuyên môn lựa chọn.

Từ đó, tổng hợp, đề xuất với người đứng đầu trường danh mục SGK do các tổ chuyên môn lựa chọn sau khi đã thẩm định đạt yêu cầu.

Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm về hoạt động, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch làm việc của hội đồng.

Bên cạnh đó, Chủ tịch hội đồng chịu trách nhiệm giải trình về việc lựa chọn SGK của cơ sở.

Như vậy, việc thành lập hội đồng chọn sách quay lại tương tự như đầu năm 2020 - năm đầu sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới được đưa vào sử dụng. Còn ba năm học qua, hội đồng chọn sách do UBND tỉnh, thành phố thành lập và mỗi môn ở một cấp học là một hội đồng, các trường chỉ được đóng góp ý kiến.

Quy trình lựa chọn sách giáo khoa

Hội đồng xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng.

Việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa thực hiện như sau: Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông trước khi thực hiện;

Tổ chức cho toàn bộ giáo viên môn học của cơ sở giáo dục phổ thông tham gia lựa chọn sách giáo khoa của môn học đó;

Chậm nhất 15 ngày trước phiên họp đầu tiên của tổ chuyên môn, Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu các sách giáo khoa của môn học, viết phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa;

Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức họp với các giáo viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 1 sách giáo khoa cho môn học đó: Sách giáo khoa được lựa chọn bảo đảm có từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên trở lên bỏ phiếu lựa chọn;

Tổ trưởng tổ chuyên môn tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập danh mục lựa chọn sách giáo khoa.

Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; thẩm định biên bản họp của tổ chuyên môn, các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên; tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn thành biên bản, biên bản có chữ ký của Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.

Hội đồng đề xuất với người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông danh mục sách giáo khoa đã được các tổ chuyên môn lựa chọn đúng theo quy định tại Thông tư này.

Cơ sở giáo dục phổ thông lập hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa gửi về Phòng GD-ĐT (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở), Sở GD-ĐT (đối với cấp trung học phổ thông.

Về, công bố danh mục sách giáo khoa được phê duyệt: UBND cấp tỉnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng danh mục sách giáo khoa được phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương; chỉ đạo Sở GD-ĐT thông báo danh mục sách giáo khoa được phê duyệt đến các cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương trước ngày 30 tháng 4 hàng năm.

Trong quá trình sử dụng, căn cứ các kiến nghị của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh (nếu có), cơ sở giáo dục phổ thông báo cáo, đề xuất Phòng GD-ĐT (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở), Sở GD-ĐT (đối với cấp trung học phổ thông) về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dự kiến cho phép các trường tự chọn sách giáo khoa
Dự kiến cho phép các trường tự chọn sách giáo khoa

VOV.VN - Từ năm sau, các trường có thể được tự chọn sách giáo khoa chương trình phổ thông mới để giảng dạy cho phù hợp với học sinh, giáo viên.

Dự kiến cho phép các trường tự chọn sách giáo khoa

Dự kiến cho phép các trường tự chọn sách giáo khoa

VOV.VN - Từ năm sau, các trường có thể được tự chọn sách giáo khoa chương trình phổ thông mới để giảng dạy cho phù hợp với học sinh, giáo viên.

Bộ GD-ĐT đề nghị cơ quan chức năng điều tra thông tin xuyên tạc sách giáo khoa
Bộ GD-ĐT đề nghị cơ quan chức năng điều tra thông tin xuyên tạc sách giáo khoa

VOV.VN - Bộ GD-ĐT đã đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra nguồn gốc thông tin lan truyền trên mạng xã hội được cho là ngữ liệu trong sách giáo khoa, gây dư luận xấu.

Bộ GD-ĐT đề nghị cơ quan chức năng điều tra thông tin xuyên tạc sách giáo khoa

Bộ GD-ĐT đề nghị cơ quan chức năng điều tra thông tin xuyên tạc sách giáo khoa

VOV.VN - Bộ GD-ĐT đã đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra nguồn gốc thông tin lan truyền trên mạng xã hội được cho là ngữ liệu trong sách giáo khoa, gây dư luận xấu.

Tác giả bài thơ Bắt nạt: "Không quá tha thiết tác phẩm vào sách giáo khoa"
Tác giả bài thơ Bắt nạt: "Không quá tha thiết tác phẩm vào sách giáo khoa"

VOV.VN - “Bắt nạt” chỉ là một bài trong bốn bài của tôi được mời vào các bộ SGK. Bản thân tôi không quá tha thiết việc tác phẩm đưa vào sách mà chỉ vào nếu thấy tác phẩm đủ xứng đáng, đủ hay, có ích cho học sinh”, nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh nói.

Tác giả bài thơ Bắt nạt: "Không quá tha thiết tác phẩm vào sách giáo khoa"

Tác giả bài thơ Bắt nạt: "Không quá tha thiết tác phẩm vào sách giáo khoa"

VOV.VN - “Bắt nạt” chỉ là một bài trong bốn bài của tôi được mời vào các bộ SGK. Bản thân tôi không quá tha thiết việc tác phẩm đưa vào sách mà chỉ vào nếu thấy tác phẩm đủ xứng đáng, đủ hay, có ích cho học sinh”, nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh nói.

Nhìn lại quá trình thực hiện đổi mới sách giáo khoa phổ thông
Nhìn lại quá trình thực hiện đổi mới sách giáo khoa phổ thông

VOV.VN - Bên cạnh các kết quả đạt được, việc thực hiện đổi mới SGK giáo dục phổ thông 2018 còn nhiều tồn tại, hạn chế. Chương trình chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và các chương trình môn học ban hành chậm 30 tháng so với yêu cầu và chưa đẩy đủ chương trình các môn học. Nội dung kiến thức của một số môn học, bài học chưa thực sự được tinh giảm, vẫn gây áp lực đối với học sinh.

Nhìn lại quá trình thực hiện đổi mới sách giáo khoa phổ thông

Nhìn lại quá trình thực hiện đổi mới sách giáo khoa phổ thông

VOV.VN - Bên cạnh các kết quả đạt được, việc thực hiện đổi mới SGK giáo dục phổ thông 2018 còn nhiều tồn tại, hạn chế. Chương trình chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và các chương trình môn học ban hành chậm 30 tháng so với yêu cầu và chưa đẩy đủ chương trình các môn học. Nội dung kiến thức của một số môn học, bài học chưa thực sự được tinh giảm, vẫn gây áp lực đối với học sinh.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao