111111

Miễn phí bữa ăn trưa cho học sinh: Đầu tư hôm nay, lợi ích mai sau

VOV.VN - Tại buổi tiếp xúc cử tri mới đây ở Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gợi ý một chủ trương mang tính nhân văn sâu sắc: nghiên cứu triển khai chính sách hỗ trợ bữa ăn trưa miễn phí tại trường cho học sinh. Nhiều giáo viên, chuyên gia... đánh giá, chính sách này đi trúng những lo toan thiết thực nhất trong đời sống.

Hơn cả một bữa trưa miễn phí

Theo Tổng Bí thư nếu Hà Nội thực hiện được bữa trưa miễn phí cho học sinh thì có thể xem xét nhân rộng ra cả nước. Gợi ý này đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ cử tri và người dân, nhất là với các gia đình công nhân, lao động phổ thông, hộ nghèo, chính sách…

Theo ước tính, Hà Nội hiện có khoảng 1,2 đến 1,3 triệu học sinh bậc tiểu học và trung học cơ sở. Nếu mỗi suất ăn trưa trị giá khoảng 30.000 đồng, tổng kinh phí thực hiện chính sách này sẽ là con số không nhỏ. Tuy nhiên, với nguồn thu ngân sách đạt 250.000 tỷ đồng chỉ trong quý I/2025-cao nhất cả nước, Hà Nội được cho là địa phương có đủ tiềm lực để tiên phong triển khai.

Từ thực tế tại cơ sở, thầy Nguyễn Thế Thắng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Hòa A, huyện Thạch Thất  thẳng thắn chia sẻ: “Hiện trường có tổ chức bán trú nhưng mới chỉ 120 trên tổng số 626 học sinh được ăn tại trường. Nguyên nhân chính là thiếu bếp ăn và nhân lực phục vụ. Nếu Đảng, Nhà nước quan tâm và triển khai được chính sách hỗ trợ bữa ăn trưa miễn phí thì đây sẽ là sự chăm lo thiết thực cho học sinh và phụ huynh. Không chỉ giúp các em đảm bảo sức khỏe, học tập tốt hơn mà còn giúp phụ huynh yên tâm gửi gắm con em ở trường”.

Cô Tô Thị Hải Yến, Hiệu trưởng Trường THCS Giảng Võ (Hà Nội) chia sẻ: “Đây là chủ trương rất đúng, nhưng cần tính toán kỹ và có lộ trình thực hiện cụ thể. Để đảm bảo an toàn và chất lượng bữa ăn, cần ưu tiên triển khai trước ở các địa bàn khó khăn, trường chưa có điều kiện bán trú.”

Không chỉ ở vùng khó khăn, tại các đô thị lớn như Hà Nội, đa phần học sinh tiểu học đều ăn bán trú do cha mẹ đi làm cả ngày. Khoản ăn trưa hiện nay dao động từ 30.000–35.000 đồng/ngày. Nếu được miễn phí, sẽ giảm đáng kể gánh nặng tài chính cho các gia đình có hai con đang đi học.”

Theo chuyên gia giáo dục Bùi Khánh Nguyên, một bữa trưa miễn phí, đầy đủ dưỡng chất tại trường không chỉ là vấn đề sức khỏe mà còn là điều kiện học tập. “Nếu Nhà nước lo được bữa ăn đó, thì đây là bước tiến rất lớn trong chính sách giáo dục công bằng và nhân đạo. Đặc biệt với học sinh nghèo, đôi khi bữa trưa ở trường là bữa ăn ngon và đủ chất duy nhất trong ngày”. ông nhấn mạnh.

Từ góc nhìn quản lý nhà trường, thầy Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie  gọi đây là chính sách "hợp lòng dân, hợp xu thế phát triển giáo dục hiện đại". Theo ông, nếu thực hiện hiệu quả, chính sách này không chỉ cải thiện thể trạng học sinh, mà còn góp phần thay đổi văn hóa giáo dục – coi học sinh là trung tâm của mọi hoạt động nhà trường.

Cần sự đầu tư đồng bộ về nguồn lực, cơ sở vật chất

Mặc dù mang tính nhân văn sâu sắc, giới chuyên gia đều nhất trí rằng chính sách này chỉ thực sự phát huy tác dụng khi có lộ trình rõ ràng và đầu tư đồng bộ về nguồn lực, cơ sở vật chất, nhân lực.

Theo thầy Nguyễn Thế Thắng, nếu tổ chức bán trú 100% thì hiện tại, cơ sở vật chất của trường chưa đủ điều kiện để tổ chức bếp ăn đạt chuẩn cho học sinh toàn trường. Tuy nhiên, nếu triển khai bữa ăn miễn phí trường hoàn toàn có thể triển khai, nhưng điều kiện tiên quyết là cần được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị bếp ăn đạt chuẩn, nhân sự tổ chức nấu ăn, chăm sóc học sinh… Nhà trường rất mong nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan để có thể từng bước nâng cấp và mở rộng quy mô bán trú, hướng tới việc đảm bảo bữa ăn cho toàn bộ học sinh trong ngày học hai buổi.

Nhiều giáo viên cho rằng, việc có được bữa ăn miễn phí cho học sinh sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Trước hết là về sức khỏe, các em được đảm bảo bữa ăn đầy đủ chất sẽ phát triển tốt cả về thể chất và trí tuệ. Thứ hai là về tâm lý, học sinh sẽ yên tâm học tập suốt cả ngày, phụ huynh cũng bớt lo lắng hơn. Đặc biệt là với những em có hoàn cảnh khó khăn, bữa ăn trưa miễn phí sẽ là một sự hỗ trợ rất lớn.

Từ góc độ chính sách công, chuyên gia Lê Viết Khuyến (Hội Khuyến học Việt Nam) cho rằng: “Nhiều nước phát triển đã có chính sách bữa ăn học đường từ lâu như Thái Lan, Nhật Bản. Đầu tư cho bữa ăn học đường là đầu tư cho tương lai, nhưng cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành: giáo dục, y tế, tài chính, nông nghiệp… để đảm bảo bền vững.”

Thực tế, nhiều quốc gia phát triển đã áp dụng chính sách bữa ăn học đường như một phần trong hệ thống an sinh giáo dục. Tuy nhiên, Việt Nam cần có bước đi phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. Đồng thời để biến chính sách thành hiện thực, rất cần sự cam kết về nguồn lực, sự vào cuộc đồng bộ của các ngành.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Bữa ăn bán trú "kéo" học sinh vùng khó đến trường
Bữa ăn bán trú "kéo" học sinh vùng khó đến trường

VOV.VN - Nghị định 116 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, cũng như rất nhiều các chính sách riêng có của từng tỉnh, hàng trăm nghìn học sinh vùng khó khăn ở các tỉnh Tây Bắc đang có điều kiện thuận lợi để hiện thực hóa ước mơ học chữ của mình.

Bữa ăn bán trú "kéo" học sinh vùng khó đến trường

Bữa ăn bán trú "kéo" học sinh vùng khó đến trường

VOV.VN - Nghị định 116 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, cũng như rất nhiều các chính sách riêng có của từng tỉnh, hàng trăm nghìn học sinh vùng khó khăn ở các tỉnh Tây Bắc đang có điều kiện thuận lợi để hiện thực hóa ước mơ học chữ của mình.

Bếp ăn bán trú ở vùng cao thu hút học sinh đến trường
Bếp ăn bán trú ở vùng cao thu hút học sinh đến trường

VOV.VN - Dù còn gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị nấu ăn bán trú, nhưng các nhà trường ở tỉnh vùng cao, biên giới Lai Châu luôn nỗ lực nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm trong mỗi bữa ăn cho học sinh.

Bếp ăn bán trú ở vùng cao thu hút học sinh đến trường

Bếp ăn bán trú ở vùng cao thu hút học sinh đến trường

VOV.VN - Dù còn gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị nấu ăn bán trú, nhưng các nhà trường ở tỉnh vùng cao, biên giới Lai Châu luôn nỗ lực nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm trong mỗi bữa ăn cho học sinh.

TP.HCM đề xuất tăng tiền ăn trưa bán trú lên 40.000 đồng/buổi
TP.HCM đề xuất tăng tiền ăn trưa bán trú lên 40.000 đồng/buổi

VOV.VN - Ngành giáo dục TP.HCM đang đề xuất việc ban hành Nghị quyết quy định các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập từ năm học 2024 – 2025. Theo dự thảo, mức thu tiền ăn trưa bán trú của học sinh là 40.000 đồng/buổi, tăng 5.000 đồng.

TP.HCM đề xuất tăng tiền ăn trưa bán trú lên 40.000 đồng/buổi

TP.HCM đề xuất tăng tiền ăn trưa bán trú lên 40.000 đồng/buổi

VOV.VN - Ngành giáo dục TP.HCM đang đề xuất việc ban hành Nghị quyết quy định các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập từ năm học 2024 – 2025. Theo dự thảo, mức thu tiền ăn trưa bán trú của học sinh là 40.000 đồng/buổi, tăng 5.000 đồng.

Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm bữa ăn bán trú - Trách nhiệm thuộc về ai?
Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm bữa ăn bán trú - Trách nhiệm thuộc về ai?

VOV.VN - Để hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn bán trú, nhà trường không thể "khoán trắng" trách nhiệm cho đơn vị cung cấp suất ăn.

Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm bữa ăn bán trú - Trách nhiệm thuộc về ai?

Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm bữa ăn bán trú - Trách nhiệm thuộc về ai?

VOV.VN - Để hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn bán trú, nhà trường không thể "khoán trắng" trách nhiệm cho đơn vị cung cấp suất ăn.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao