111111

Luật Thủ đô (sửa đổi): Sẽ cắt điện, nước công trình xây dựng sai phép, lấn chiếm

VOV.VN - Theo Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, những công trình xây dựng sai quy hoạch, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng hay xây trên đất bị lấn chiếm... thì Chủ tịch UBND các cấp được áp dụng biện pháp cắt điện, nước, xử lý vi phạm.

Sáng 28/6, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), với 462/470 đại biểu tán thành.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012) và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, trừ một số quy định có hiệu lực thi hành muộn hơn, từ ngày 1/7/2025, như thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa; việc thử nghiệm có kiểm soát…

Về tổ chức chính quyền ở Hà Nội, Luật đã bảo đảm tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. TP Hà Nội được bầu 125 đại biểu HĐND thành phố, trong đó có ít nhất là 25% tổng số đại biểu hoạt động chuyên trách (tăng 30 đại biểu so với hiện tại).

Thường trực HĐND TP Hà Nội hoạt động chuyên trách có không quá 11 thành viên, gồm Chủ tịch, không quá 3 Phó Chủ tịch (tăng 1 Phó Chủ tịch và 4 thành viên Thường trực HĐND thành phố).

Tại đạo luật này, Quốc hội đồng ý cho HĐND TP Hà Nội được quy định mức tiền phạt cao hơn nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định, không vượt quá mức phạt tối đa theo quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính với một số hành vi vi phạm hành chính tương ứng.

Chủ tịch UBND các cấp được áp dụng cắt điện nước để khắc phục vi phạm về phòng, chống cháy nổ

Mức phạt trên được áp dụng trong các lĩnh vực văn hóa, quảng cáo, đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm, giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố.

Trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố, Chủ tịch UBND các cấp được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong một số trường hợp.

Điển hình là công trình xây dựng sai quy hoạch, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.

Hay công trình xây dựng trên đất bị lấn chiếm theo quy định về đất đai; cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, kinh doanh dịch vụ karaoke không bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy; công trình phải phá dỡ đã có quyết định di dời khẩn cấp…

HĐND TP sẽ quy định chi tiết trường hợp áp dụng, thẩm quyền áp dụng và việc thực hiện biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước.

Trước đó, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo của Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội cho hay có ý kiến tán thành quy định biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh có vi phạm.

Ý kiến khác đề nghị cân nhắc việc áp dụng biện pháp này, vì có thể không phù hợp với quy định của Hiến pháp, ảnh hưởng đến quyền của công dân.

Giải trình vấn đề này, UBTVQH cho biết dự thảo luật xác định biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh có vi phạm xuất phát từ vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng của Thủ đô.

“Với Thủ đô, cần phải có các yêu cầu cao hơn trong bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, nhất là về phòng cháy, chữa cháy, lấn chiếm đất công, xây các công trình trái phép...”, theo UBTVQH.

Dẫn quy định tại Điều 14 của Hiến pháp “quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”, cơ quan thường trực của QH cho rằng dự thảo luật xác định cắt điện, nước là biện pháp để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội vẫn “hoàn toàn phù hợp”.

“Tiếp thu ý kiến đại biểu QH, UBTVQH đã chỉ đạo rà soát kỹ và bổ sung các trường hợp áp dụng biện pháp này để khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật về phòng, chống cháy nổ trên địa bàn TP thời gian qua”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), bổ sung thẩm quyền của UBND phường
Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), bổ sung thẩm quyền của UBND phường

VOV.VN - Sáng 28/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với số phiếu tán thành rất cao, 462/470 ĐBQH biểu quyết thông qua.

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), bổ sung thẩm quyền của UBND phường

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), bổ sung thẩm quyền của UBND phường

VOV.VN - Sáng 28/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với số phiếu tán thành rất cao, 462/470 ĐBQH biểu quyết thông qua.

Luật Thủ đô: Nên có đủ trường công lập rồi mới tính trường chất lượng cao
Luật Thủ đô: Nên có đủ trường công lập rồi mới tính trường chất lượng cao

VOV.VN - Trường chất lượng cao là một nội dung đang được bổ sung vào Luật Thủ đô và ĐBQH lo ngại mô hình này gây phân tầng, làm giảm tính công bằng của giáo dục công lập.

Luật Thủ đô: Nên có đủ trường công lập rồi mới tính trường chất lượng cao

Luật Thủ đô: Nên có đủ trường công lập rồi mới tính trường chất lượng cao

VOV.VN - Trường chất lượng cao là một nội dung đang được bổ sung vào Luật Thủ đô và ĐBQH lo ngại mô hình này gây phân tầng, làm giảm tính công bằng của giáo dục công lập.

Luật Thủ đô cần cơ chế đặc thù, nhưng thận trọng có kiểm soát
Luật Thủ đô cần cơ chế đặc thù, nhưng thận trọng có kiểm soát

VOV.VN - Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi đã được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng chỉ quy định những cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền thành phố Hà Nội. Cần cơ chế đặc thù cho Luật Thủ đô, nhưng nên thận trọng có kiểm soát.

Luật Thủ đô cần cơ chế đặc thù, nhưng thận trọng có kiểm soát

Luật Thủ đô cần cơ chế đặc thù, nhưng thận trọng có kiểm soát

VOV.VN - Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi đã được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng chỉ quy định những cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền thành phố Hà Nội. Cần cơ chế đặc thù cho Luật Thủ đô, nhưng nên thận trọng có kiểm soát.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao