111111

Lo ngại tang vật, phương tiện tạm giữ quá dài phải bán phế liệu gây lãng phí

VOV.VN - Tại phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính chiều 11/6, nhiều đại biểu băn khoăn về thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Tham gia góp ý, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Long An (đoàn ĐBQH Long An) cho biết, thực tiễn thời gian qua, việc áp dụng quy định tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện trong trường hợp hết thời hạn tạm giữ mà người vi phạm, chủ sở hữu không đến nhận; gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, do phải tạm giữ tang vật, phương tiện với thời hạn hơn 1 năm, sau đó mới ban hành quyết định tịch thu xử lý tang vật, phương tiện vi phạm.

Theo đại biểu, thời hạn tạm giữ như trên quá dài, dẫn đến tang vật, phương tiện vi phạm bị hư hỏng, mất giá trị, gây lãng phí xã hội, nhiều trường hợp cơ quan có thẩm quyền chỉ thực hiện việc thanh lý tài sản (bán phế liệu) sau khi có quyết định tịch thu.

Ngoài ra, việc tạm giữ quá lâu cũng gây tình trạng tồn đọng số lượng tang vật, phương tiện vi phạm, nhất là các lĩnh vực về giao thông đường bộ (vi phạm nồng độ cồn, không giấy tờ xe, …), thương mại (buôn lậu, vận chuyển hàng cấm)…người vi phạm bỏ tang vật do mức phạt tiền quá cao.

Điều này dẫn đến phát sinh nhiều chi phí kho bãi để bảo quản, quản lý tang vật, phương tiện vi phạm, cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro cho lực lượng làm nhiệm vụ,  trong khi các tang vật vi phạm là hàng cấm như thuốc lá, pháo nổ, đường, rượu, quần áo…gần như người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận.

Trong khi đó, việc thông báo 2 lần trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định hiện hành, theo đại biểu cũng mang tính hình thức, người dân chưa tiếp cận được nguồn thông tin này. Nhiều trường hợp vướng mắc khi phương tiện chuyển nhượng qua nhiều người nhưng không làm thủ tục mua, bán, sang tên, lực lượng chức năng dù xác minh được người đứng tên giấy chứng nhận đăng ký, nhưng kết quả lại không phải chủ sở hữu hiện tại của tang vật.

Từ đó, đại biểu đoàn Long An đề nghị giảm thời hạn tạm giữ đối với các trường hợp trên hoặc căn cứ vào kết quả thẩm tra xác minh hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền để xem xét xử lý tang vật, phương tiện mà không phải chờ hết thời hạn 1 năm theo quy định.

Đơn cử như, trường hợp lực lượng chức năng xác minh tang vật, phương tiện mà người đứng tên đăng ký chủ sở hữu cam kết không liên quan đến vụ việc vi phạm; tang vật, phương tiện là xe mô tô, ô tô không có giấy tờ, không có số khung, số máy, không đảm bảo các điều kiện theo quy định pháp luật thì người có thẩm quyền cũng được phép tịch thu mà không cần thông báo và chờ đến hết thời hạn tạm giữ  1 năm mới ra quyết định tịch thu.

Cũng quan tâm nội dung này, ĐBQH Nguyễn Thị Sửu (đoàn TP Huế) cho rằng, cần nghiên cứu quy định trình tự, thủ tục bán tang vật đảm bảo ngắn gọn, chặt chẽ. Trường hợp cần thiết phải bán ngay do lo ngại đến vấn đề tang vật có thể hư hỏng hoặc có nguy cơ cháy nổ nhưng nếu trình tự thủ tục kéo dài qua nhiều khâu, sẽ khiến việc bán tang vật bị chậm so với thực tế.

Đối với việc thanh lý các hiện vật, đại biểu lưu ý cần quan tâm đến các hiện vật có giá trí và dễ hỏng như các thiết bị di động, máy tính, thiết bị điện tử… Theo đó, cần rút ngắn thời gian xử lý để kịp thời bán đấu giá đảm bảo nguồn thu cho nhà nước.

“Trên thực tế một số tang vật là các máy điện thoại có giá trị cao nhưng không thanh lý được do vướng quy định của luật, dẫn đến 1 năm sau giá trị hàng hóa đã xuống rất thấp vừa gây tốn kém cho công tác bảo quản, vừa gây thất thu cho ngân sách nhà nước”, bà Sửu nhấn mạnh.

Một số đại biểu cho rằng, việc nâng mức phạt tiền cần cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng đối với từng hành vi cụ thể, dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và mang tính thực tiễn cao.

Theo đó, cần căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước tại trong từng giai đoạn, đặc biệt là thu nhập trung bình của người dân. Một mức phạt quá cao so với khả năng chi trả của người dân, nhất là những người lao động thu nhập thấp, không chỉ gây bức xúc mà còn có thể dẫn đến hệ lụy như trốn tránh, chống đối, hoặc xảy ra tiêu cực trong quá trình xử lý vi phạm.

Mặt khác, cần đánh giá mức độ nguy hiểm, tính chất, hậu quả của từng hành vi vi phạm. Những hành vi có tính chất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, an toàn xã hội, tài sản của Nhà nước và nhân dân thì cần bị xử phạt nghiêm khắc ở mức phạt cao. Ngược lại, những hành vi vi phạm mang tính chất vi phạm lần đầu, lỗi vô ý hoặc hậu quả không lớn thì nên áp dụng các hình thức xử lý phù hợp, mang tính giáo dục, răn đe nhưng không gây gánh nặng không cần thiết cho người dân.

Ngoài ra, có thể cân nhắc nghiên cứu tạo điều kiện cho những đối tượng không có khả năng chấp hành xử phạt vi phạm hành chính bằng hình phạt tiền ở mức quá cao so với thu nhập trong một số trường hợp và hành vi cụ thể được xem xét áp dụng thay thế một phần các hình thức bổ sung khác như: cảnh cáo, buộc khắc phục hậu quả, giáo dục tại cộng đồng, công khai vi phạm...

chuongtrinhdot2.jpg

Quốc hội xem xét công tác nhân sự trong Kỳ họp thứ 9

VOV.VN - Sáng 11/6, bắt đầu đợt 2 Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua việc sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp với 439/440 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành. Trong đó, bổ sung nội dung về công tác tổ chức, nhân sự thuộc thẩm quyền.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Ủy ban pháp luật thảo luận dự án Luật xử lý vi phạm hành chính
Ủy ban pháp luật thảo luận dự án Luật xử lý vi phạm hành chính

VOV.VN -So với Luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành, dự án Luật sử đổi theo hướng tăng mức phạt tiền tối đa của 10 lĩnh vực.

Ủy ban pháp luật thảo luận dự án Luật xử lý vi phạm hành chính

Ủy ban pháp luật thảo luận dự án Luật xử lý vi phạm hành chính

VOV.VN -So với Luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành, dự án Luật sử đổi theo hướng tăng mức phạt tiền tối đa của 10 lĩnh vực.

Quy định mới về xử lý vi phạm hành chính
Quy định mới về xử lý vi phạm hành chính

VOV.VN - Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Quy định mới về xử lý vi phạm hành chính

Quy định mới về xử lý vi phạm hành chính

VOV.VN - Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Bộ Quốc phòng khảo sát xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính
Bộ Quốc phòng khảo sát xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính

VOV.VN - Ngày 30/7, Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Đức Hoài, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc khảo sát xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Quốc phòng.

Bộ Quốc phòng khảo sát xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính

Bộ Quốc phòng khảo sát xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính

VOV.VN - Ngày 30/7, Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Đức Hoài, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc khảo sát xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Quốc phòng.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao