111111

Làm sao để có môi trường internet an toàn trong trường học?

VOV.VN - Trường học là môi trường học sinh dành phần lớn thời gian sinh hoạt và học tập. Làm sao để tạo môi trường internet an toàn mà học sinh vẫn thỏa sức sáng tạo, học tập và không cảm thấy bị kiểm soát?

Ứng dụng công nghệ thông tin, internet trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã tạo ra những chuyển biến và đổi mới quá trình dạy và học. Việc khai thác và sử dụng mạng internet trong học tập đã giúp các em học sinh có cơ hội tiếp cận được với nguồn tri thức khổng lồ và các phương pháp học mới một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn.

Quyết định số 830 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 – 2025” hướng tới mục tiêu kép là bảo vệ bí mật đời sống riêng tư, ngăn chặn các hành vi lợi dụng môi trường mạng để xâm hại trẻ em, trong đó chú trọng trang bị hệ miễn dịch số cho các em; Duy trì một môi trường mạng lành mạnh, phát triển hệ sinh thái các sản phẩm, ứng dụng Việt cho trẻ em học tập, kết nối, giải trí một cách sáng tạo.

70% trẻ em đã có trải nghiệm không mong muốn trên mạng

Theo điều tra hộ gia đình của dự án Ngăn chặn hành vi gây tổn hại tại Việt Nam cho thấy, 89% trẻ em từ 12-17 tuổi, sử dụng internet, trong đó 87% sử dụng hàng ngày nhưng, chỉ có 36% cho biết đã nhận được thông tin về cách đảm bảo an toàn trên mạng.

Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững (MSD) chia sẻ khảo sát của MSD về trải nghiệm của trẻ em Việt Nam trên môi trường mạng cho thấy, 40% số trẻ được khảo sát cảm thấy không an toàn khi sử dụng internet và có tới hơn 70% trẻ từng có trải nghiệm không mong muốn khi sử dụng Internet. Những trải nghiệm không mong muốn rất đa dạng như: bị lộ thông tin cá nhân, nhắn tin hoặc chat quấy rối, bị kết bạn xấu, bắt nạt trên mạng…

“Khác với thế giới thực, người đủ tuổi mới trở thành công dân, thì một khi trẻ em lên mạng là đã trở thành những công dân số. Các em đã không thể an toàn trong sự bao bọc của cha mẹ hay thầy cô. Nếu các em vào internet từ sớm và chưa có những kiến thức, kỹ năng phù hợp, chưa có những chương trình để có thể kích hoạt sự phát triển của các em thì sẽ rất dễ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý cũng như sức khoẻ của các em”, bà Linh phân tích.

“Các em cần được giáo dục, trang bị các kiến thức để trở thành công dân số chuẩn, có kiến thức, kỹ năng, tư duy phản biện và thấu cảm để bảo vệ bản thân mình trước các rủi ro trên môi trường mạng, vừa tận dụng những lợi thế mà công nghệ mang lại để phát triển toàn diện. Thầy cô và cha mẹ cần là người đồng hành hướng dẫn trẻ trong tiến trình trưởng thành này bằng sự tôn trọn, hỗ trợ, đồng hành”, bà Linh nêu ý kiến.

Song bà Linh cũng thừa nhận hiện nay các khảo sát về tác động của internet đối với trẻ em tại Việt Nam vẫn còn lỗ hổng lớn khi mới chỉ khảo sát lứa tuổi từ 12-17, trong khi đối với lứa tuổi nhỏ, internet lại ảnh hưởng từ khi còn chưa biết nói.

“Một số lượng không nhỏ trẻ bé hơn 12 tuổi, đối tượng mà mọi người vẫn cho rằng nhỏ quá chưa biết gì, nhưng thực ra đó mới là những trẻ em tiếp xúc với công nghệ, với internet từ khi chưa có nhận thức, thậm chí từ lúc chưa biết nói. Thực tế thấy rằng, đối với một thiết bị, công nghệ mới trong khi người lớn như cha mẹ, ông bà còn loay hoay đọc hướng dẫn thì trẻ đã có thể tự sử dụng thành thạo”, bà Linh cho hay.

Tạo dựng môi trường Internet an toàn trong trường học

Chia sẻ quan điểm về sử dụng internet trong trường học, ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho rằng, đây là xu thế tất yếu, các trường buộc phải triển khai. Vấn đề là làm thế nào để tạo dựng môi trường internet an toàn trong nhà trường, bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tham gia không gian mạng.

Theo ông Khoa, ngày nay, trẻ em được cha mẹ trang bị thiết bị di động từ rất sớm. Khảo sát của cha mẹ về sự an toàn trên mạng của Google trong năm 2022 cho thấy, độ tuổi trung bình trẻ em Việt Nam sở hữu điện thoại là 9 tuổi trong khi độ tuổi trung bình trẻ được trao đổi với an toàn thông tin mạng là 13 tuổi.

“Có thể nói 4 năm trẻ em tương tác trên môi trường mạng mà thiếu đi các sự trao đổi với an toàn mạng là một trong những thách thức dẫn đến rủi ro trên môi trường mạng của trẻ ngày càng gia tăng”, ông Khoa nêu rõ.

“Không gian mạng là không gian của công nghệ số. Cần công nghệ số để tham gia. Do đó, cũng cần công nghệ số để phát triển, để được bảo vệ an toàn. Ngoài chính sách và các chương trình thực thi của Nhà nước, rất cần những sản phẩm công nghệ số được tạo ra, được ứng dụng để chương trình này được triển khai thành công”, ông Khoa nhận định.

Từ kinh nghiệm triển khai giải pháp trong thực tiễn, ông Ngô Tuấn Anh, Tổng Giám đốc Công ty An ninh mạng thông minh SCS cho biết, khi các trường học phải trang bị phòng máy kết nối internet theo quy định, thì thách thức lớn nhất trong việc giám sát sự an toàn trên không gian mạng của các trường là tìm kiếm và trang bị các công cụ giúp theo dõi, quản lý các em.

“Trên thị trường hiện nay đã có những giải pháp công nghệ có thể giúp các trường quản lý học sinh trên internet đơn giản và thuận tiện. Các sản phẩm áp dụng mô hình điện toán đám mây, cho phép các trường triển khai nhanh chóng và dễ dàng sử dụng với mức chi phí hợp lý hàng tháng”, ông Ngô Tuấn Anh nói.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, Tin học và Ngoại ngữ là 2 môn bắt buộc cho học sinh tiểu học từ lớp 3. Các phòng học có thiết bị nghe nhìn, thiết bị kết nối internet và đảm bảo an toàn trong hoạt động dạy học. Tuy nhiên, trên thực tế, dù đang được trang bị các phòng máy kết nối internet nhưng nhiều trường lại chưa có các phương thức để quản lý cũng như bảo vệ an toàn mạng.

Nhiều chuyên gia cho rằng, cùng với các giải pháp công nghệ cần trang bị để quản lý, bảo vệ các hệ thống internet và tạo ra môi trường hoạt động an toàn, lành mạnh trong nhà trường thì giáo dục ý thức và đồng hành cùng các em khi hoạt động trên môi trường mạng là vô cùng quan trọng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giải pháp nào giúp kiểm soát tình trạng nghiện game, nghiện internet của trẻ?
Giải pháp nào giúp kiểm soát tình trạng nghiện game, nghiện internet của trẻ?

VOV.VN - Dịch bệnh Covid-19 cùng những đợt phong tỏa, giãn cách khiến tình trạng nghiện internet, đặc biệt là nghiện game ngày càng trầm trọng.

Giải pháp nào giúp kiểm soát tình trạng nghiện game, nghiện internet của trẻ?

Giải pháp nào giúp kiểm soát tình trạng nghiện game, nghiện internet của trẻ?

VOV.VN - Dịch bệnh Covid-19 cùng những đợt phong tỏa, giãn cách khiến tình trạng nghiện internet, đặc biệt là nghiện game ngày càng trầm trọng.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng luôn cần sự đồng hành của gia đình và nhà trường
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng luôn cần sự đồng hành của gia đình và nhà trường

VOV.VN - Báo cáo tiếng nói trẻ em Việt Nam cho biết, hơn 30% trẻ được khảo sát cảm thấy khi người lớn trong gia đình biết mình đang sử dụng Internet cảm thấy không thoải mái, nên nhiều em khi gặp vấn đề rắc rối trên môi trường mạng, thì các em lựa chọn cách tự giải quyết.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng luôn cần sự đồng hành của gia đình và nhà trường

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng luôn cần sự đồng hành của gia đình và nhà trường

VOV.VN - Báo cáo tiếng nói trẻ em Việt Nam cho biết, hơn 30% trẻ được khảo sát cảm thấy khi người lớn trong gia đình biết mình đang sử dụng Internet cảm thấy không thoải mái, nên nhiều em khi gặp vấn đề rắc rối trên môi trường mạng, thì các em lựa chọn cách tự giải quyết.

Cảnh báo nguy cơ xâm hại trẻ em trên môi trường mạng khi học online
Cảnh báo nguy cơ xâm hại trẻ em trên môi trường mạng khi học online

VOV.VN - Một số phụ huynh đã phản ánh đến đường dây nóng Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em (111) về nguy cơ trẻ bị kẻ xấu nhắn tin, xâm hại trên môi trường mạng.

Cảnh báo nguy cơ xâm hại trẻ em trên môi trường mạng khi học online

Cảnh báo nguy cơ xâm hại trẻ em trên môi trường mạng khi học online

VOV.VN - Một số phụ huynh đã phản ánh đến đường dây nóng Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em (111) về nguy cơ trẻ bị kẻ xấu nhắn tin, xâm hại trên môi trường mạng.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao