111111

"Không nhà ở, không phòng trọ thì giáo viên không dám bám trường"

VOV.VN - Có ý kiến cho rằng phải có đề án riêng đặc thù cho vùng Tây Nguyên về cơ sở vật chất phục vụ giáo dục đào tạo; qua đó khắc phục việc "giáo viên thấy vùng sâu, vùng xa là bỏ về luôn".

Chiều nay (5/6), tại Đắk Lắk, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo về thực trạng giáo dục vùng Tây Nguyên và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục vùng Tây Nguyên đến năm 2030.

Theo Bộ GD&ĐT, năm học 2024-2025, toàn vùng Tây Nguyên có trên 4.500 cơ sở giáo dục từ bậc mầm non đến cao đẳng, đại học, với gần 1,5 triệu học sinh từ bậc mầm non đến THPT.

Hệ thống các trường phổ thông phân bổ đều khắp, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và phổ cập giáo dục; mạng lưới trường phổ thông dân tộc nội trú được quy hoạch chủ động, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số.

Các địa phương dành từ 20% nguồn ngân sách để đầu tư cho giáo dục, đồng thời huy động nguồn lực xã hội hóa để phát triển giáo dục.

Tuy nhiên, GD&ĐT Tây Nguyên cũng còn nhiều hạn chế, với chất lượng chưa đáp ứng kỳ vọng; tỉ lệ trường đạt chuẩn ở tất cả các cấp học còn thấp, tỉ lệ thiết bị đáp ứng nhu cầu tối thiểu ở các cấp học chưa cao, tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn trở lên ở các cấp học đều thấp hơn trung bình cả nước.

Số lượng giáo viên còn thiếu hụt theo định mức; các cơ chế, chính sách hỗ trợ chưa thực sự phát huy hiệu quả, ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao chất lượng giáo dục của vùng.

Trước thực tế này, Bộ GD&ĐT đã xây dựng đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo cho đồng bào dân tộc Tây Nguyên” với mục tiêu đến năm 2030, giáo dục và đào tạo toàn vùng được đổi mới căn bản theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận giáo dục có chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển của vùng trong giai đoạn mới.

Tại hội thảo, đại biểu tập trung thảo luận, nêu lên những kết quả đạt được, chỉ ra những khó khăn, hạn chế đối với công tác giáo dục đào tạo ở từng tỉnh trong khu vực, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể, trọng tâm.

Đặt vấn đề về thực trạng đầu tư kiên cố hóa trường lớp học, ông Lê Bá Cường, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông cho rằng, việc quy hoạch mạng lưới trường lớp là điều kiện tiên quyết để kiên cố hóa trường lớp học.

“Về cơ sở vật chất thì phải có đề án riêng đặc thù cho vùng Tây Nguyên, hoặc là nếu trong các Chương trình mục tiêu Quốc gia thì cần phải xác định tỷ lệ bao nhiêu phần trăm để đầu tư cho cơ sở vật chất kiên cố hóa trường lớp học. Nêu rõ mục hỗ trợ cho giáo viên có nhà ở, khu tập thể là một trong những giải pháp để khắc phục việc giáo viên thấy vùng sâu, vùng xa là bỏ về luôn. Không có nhà ở, không có phòng trọ, thì họ không dám bám trường”, ông Cường nói.

Liên quan đến nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, đại biểu thống nhất ý kiến cần mở rộng cơ sở giáo dục phổ thông dân tộc nội trú, bán trú tại các địa phương, tạo điều kiện để học sinh dân tộc thiểu số được học tập tập trung và tiếp cận các dịch vụ giáo dục hiệu quả hơn.

Đại biểu cũng nêu ý kiến về việc cần xác định rõ phạm vi đối tượng và phạm vi địa lý áp dụng đề án, đặt trong bối cảnh việc sáp nhập đang diễn ra.

Bà Vũ Thị Ánh, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông cho biết, các ý kiến đóng góp tại hội thảo là cơ sở quan trọng để ban soạn thảo tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các nội dung của để án, trước khi thực hiện các bước tiếp theo để trình lên Chính phủ xem xét, thông qua.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

“Đời sống mới” của thổ cẩm Tây Nguyên
“Đời sống mới” của thổ cẩm Tây Nguyên

VOV.VN - Vải thổ cẩm ở Tây Nguyên giờ đây xuất hiện nhiều hơn trên các sàn diễn thời trang, trở thành chất liệu chủ đạo trong các thiết kế, bộ sưu tập thời trang nghệ thuật hiện đại hay trang phục sử dụng hàng ngày. Từ đây, thổ cẩm có hành trình mới, thay đổi cách thể hiện để có thể “sống” cùng thời đại.

“Đời sống mới” của thổ cẩm Tây Nguyên

“Đời sống mới” của thổ cẩm Tây Nguyên

VOV.VN - Vải thổ cẩm ở Tây Nguyên giờ đây xuất hiện nhiều hơn trên các sàn diễn thời trang, trở thành chất liệu chủ đạo trong các thiết kế, bộ sưu tập thời trang nghệ thuật hiện đại hay trang phục sử dụng hàng ngày. Từ đây, thổ cẩm có hành trình mới, thay đổi cách thể hiện để có thể “sống” cùng thời đại.

Cách mạng tinh gọn bộ máy ở Tây Nguyên: Cả hệ thống chính trị đồng hành, chia sẻ
Cách mạng tinh gọn bộ máy ở Tây Nguyên: Cả hệ thống chính trị đồng hành, chia sẻ

VOV.VN - Trong bài cuối của loạt phóng sự, nhóm phóng viên đề cập sự đồng hành, chia sẻ lẫn nhau của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Không chỉ chuẩn bị nơi làm việc, các điều kiện đi lại, sinh hoạt và học tập, mà cả sự ấm áp cần có khi bắt đầu một hành trình mới.

Cách mạng tinh gọn bộ máy ở Tây Nguyên: Cả hệ thống chính trị đồng hành, chia sẻ

Cách mạng tinh gọn bộ máy ở Tây Nguyên: Cả hệ thống chính trị đồng hành, chia sẻ

VOV.VN - Trong bài cuối của loạt phóng sự, nhóm phóng viên đề cập sự đồng hành, chia sẻ lẫn nhau của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Không chỉ chuẩn bị nơi làm việc, các điều kiện đi lại, sinh hoạt và học tập, mà cả sự ấm áp cần có khi bắt đầu một hành trình mới.

Tinh gọn bộ máy ở Tây Nguyên: 20 năm trước, cán bộ ở Đắk Lắk từng xa gia đình
Tinh gọn bộ máy ở Tây Nguyên: 20 năm trước, cán bộ ở Đắk Lắk từng xa gia đình

VOV.VN - Hai mươi năm trước, những cán bộ ở Đắk Lắk xa gia đình, xây dựng tỉnh mới Đắk Nông. Hai mươi năm sau, họ lại lên đường rời Đắk Nông với bề dày kinh nghiệm và ý chí.

Tinh gọn bộ máy ở Tây Nguyên: 20 năm trước, cán bộ ở Đắk Lắk từng xa gia đình

Tinh gọn bộ máy ở Tây Nguyên: 20 năm trước, cán bộ ở Đắk Lắk từng xa gia đình

VOV.VN - Hai mươi năm trước, những cán bộ ở Đắk Lắk xa gia đình, xây dựng tỉnh mới Đắk Nông. Hai mươi năm sau, họ lại lên đường rời Đắk Nông với bề dày kinh nghiệm và ý chí.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao