111111

Khánh Hòa chủ động gỡ vướng khi vận hành xã mới sau sáp nhập

VOV.VN - Tỉnh Khánh Hòa đang tích cực chuẩn bị cho việc vận hành các xã mới sau sáp nhập với yêu cầu đồng bộ về nhân sự, trụ sở, hạ tầng và tài sản công. Bên cạnh những thuận lợi về cán bộ địa phương, nhiều nơi đang đối mặt với những khó khăn về địa hình, kết nối giao thông.

 

Tây Khánh Vĩnh là một xã được thành lập mới trên cơ sở hợp nhất 3 xã: Giang Ly, Khánh Thượng và Khánh Nam, thuộc huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà. Xã Tây Khánh Vĩnh có đặc thù là địa bàn tập trung chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện thổ nhưỡng, đất đai thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Đây là một trong những lợi thế rõ rệt cho phát triển kinh tế trong tương lai gần. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ dự kiến tại xã Tây Khánh Vĩnh phần lớn là người địa phương, am hiểu phong tục, tập quán của đồng bào, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý, vận hành và xây dựng chính quyền gần dân. Tuy nhiên, xã mới cũng đang đối mặt với không ít khó khăn. Lo ngại nhất là kết nối hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế. Hiện nay, người dân từ khu vực xã Khánh Nam muốn đến trung tâm xã mới, dự kiến đặt tại xã Khánh Thượng, phải đi quãng đường khoảng 15km, qua địa bàn các xã khác do chưa có tuyến đường kết nối trực tiếp. Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, ảnh hưởng đến đời sống dân cư và khả năng huy động nguồn lực tại chỗ. 

Bà Ca Tông Thị Mến, Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà cho biết:“Đội ngũ cán bộ cơ bản đã được chuẩn hóa về trình độ, trẻ hóa về độ tuổi, tạo thuận lợi cho quá trình triển khai xã mới trong thời gian tới. Cán bộ chủ chốt phần lớn là người địa phương, đã quen biết, am hiểu lẫn nhau và nắm rõ địa giới hành chính, địa hình, điều kiện kinh tế - xã hội, cũng như tâm tư, nguyện vọng của bà con.”

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa đã thành lập Ban trù bị 40 xã, phường mới, gồm Thường trực cấp uỷ huyện và cấp uỷ xã dự kiến. Ban trù bị có nhiệm vụ chuẩn bị nhân sự, văn kiện, trụ sở, tài chính, tài sản công, đảm bảo vận hành hiệu quả sau sáp nhập theo đúng chỉ đạo của Trung ương và Tỉnh ủy. Hiện các cấp huyện, xã trong tỉnh Khánh Hoà có gần 1.250 trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp. Trong số này, 1.040 cơ sở có nhu cầu tiếp tục sử dụng, hơn 200 cơ sở được xác định là dôi dư. Về phương án xử lý các cơ sở dôi dư, tỉnh Khánh Hoà đang triển khai hình thức hoán đổi, điều chuyển giữa các cơ quan, đơn vị có trụ sở thiếu hoặc thừa diện tích. Trong trường hợp cần thiết, có thể bố trí sử dụng chung cơ sở để tận dụng tối đa hạ tầng hiện có. Riêng với các trụ sở sau khi sắp xếp vẫn dôi dư, tỉnh ưu tiên chuyển đổi công năng thành cơ sở y tế, giáo dục hoặc phục vụ mục đích công cộng. Những cơ sở không phù hợp sẽ được giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà hoặc tổ chức phát triển quỹ đất để khai thác, quản lý theo quy định.

Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị các địa phương, sở ngành phải chủ động chuẩn bị phương án bố trí, sắp xếp tài sản công một cách hiệu quả nhất, đảm bảo quá trình vận hành chính quyền hai cấp không bị gián đoạn.

Trước mắt, tỉnh quyết định giữ nguyên hiện trạng hoạt động của các đài truyền thanh cấp xã, đảm bảo tiếp tục phục vụ công tác tuyên truyền tại chỗ. Ngoài ra, bộ phận tiếp nhận hồ sơ "một cửa" tại cấp xã cũng sẽ được giữ lại, bố trí cán bộ trực tiếp tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cho người dân. Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà cho biết:“Bí thư, Chủ tịch cấp huyện phải chịu trách nhiệm trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy, bao gồm cả cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động của chính quyền cấp xã. Những cơ sở nào không còn sử dụng thì phải bàn giao về quản lý tài sản công. Việc bố trí, sắp xếp lại cán bộ, con người cũng cần hoàn tất dứt điểm. Đặc biệt, đối với các chuyên viên của các phòng ban khi điều chuyển về cơ sở, các đồng chí phải lập danh sách, báo cáo cụ thể để lãnh đạo huyện nắm bắt và thống nhất phương án.”

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Khánh Hòa chấn chỉnh tình trạng cán bộ làm việc cầm chừng trước ngày sáp nhập
Khánh Hòa chấn chỉnh tình trạng cán bộ làm việc cầm chừng trước ngày sáp nhập

VOV.VN - Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nghiêm Xuân Thành thẳng thắn chỉ rõ tình trạng một số cán bộ đang làm việc cầm chừng, không triển khai công việc trong giai đoạn chờ sáp nhập.

Khánh Hòa chấn chỉnh tình trạng cán bộ làm việc cầm chừng trước ngày sáp nhập

Khánh Hòa chấn chỉnh tình trạng cán bộ làm việc cầm chừng trước ngày sáp nhập

VOV.VN - Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nghiêm Xuân Thành thẳng thắn chỉ rõ tình trạng một số cán bộ đang làm việc cầm chừng, không triển khai công việc trong giai đoạn chờ sáp nhập.

Miền núi tỉnh Khánh Hòa sẵn sàng cho việc sáp nhập
Miền núi tỉnh Khánh Hòa sẵn sàng cho việc sáp nhập

VOV.VN - Chiều 22/5, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021–2025. Sau 4 năm, miền núi tỉnh này đã đổi thay rõ rệt, tạo đà vững chắc cho bước chuyển sắp tới sau sáp nhập tỉnh và tinh gọn bộ máy.

Miền núi tỉnh Khánh Hòa sẵn sàng cho việc sáp nhập

Miền núi tỉnh Khánh Hòa sẵn sàng cho việc sáp nhập

VOV.VN - Chiều 22/5, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021–2025. Sau 4 năm, miền núi tỉnh này đã đổi thay rõ rệt, tạo đà vững chắc cho bước chuyển sắp tới sau sáp nhập tỉnh và tinh gọn bộ máy.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao