111111

Huyện miền núi Đông Giang tập trung phát triển 4 vùng nông nghiệp chủ lực

VOV.VN - Dựa vào điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng và thế mạnh của từng vùng, huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đã và đang tập trung đầu tư phát triển 4 vùng nông nghiệp chủ lực.

Bước đầu, nhiều trang trại và chuỗi giá trị nông nghiệp tại huyện miền núi Đông Giang đã hình thành, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp đồng bào các dân tộc nơi đây không chỉ thoát nghèo mà còn có cơ hội vươn lên làm giàu, góp phần thực hiện thành công mục tiêu đặt ra tại tiểu dự án 1, Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.

Xã Tư, huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam nổi tiếng với cây chè dây Ra zéh. Từ chỗ mọc hoang dại trong rừng, đến nay loại cây này đã được nhân rộng và phát triển trở thành một trong những cây trồng chủ lực, giúp nhiều bà con “đổi đời”. Ông A Lăng Việt ở xã Tư, huyện Đông Giang là một trong những người tiên phong đưa cây chè dây về trồng trong vườn nhà từ năm 2016. Qua thời gian trồng thử nghiệm, nhận thấy cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng không thua kém cây chè dây tự nhiên, ông Việt bắt đầu tập trung đầu tư mở rộng diện tích cây trồng này.

Hiện, với hơn 2 ha cây chè dây mỗi năm cho sản lượng hơn 2 tấn đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình ông. Không chỉ trồng chè dây bán lá tươi, ông Việt còn đứng ra thành lập hợp tác xã thu mua chè dây, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. Để nâng cao giá trị sản phẩm ông đầu tư thiết bị sơ chế chè dây Ra zéh và đóng gói bao bì xuất bán cho nhiều khách hàng trên cả nước. Từ một hộ nghèo thường xuyên phải nhận trợ cấp của Nhà nước, đến nay gia đình ông A Lăng Việt đã xây dựng được cơ ngơi khang trang mà nhiều người mơ ước.

“Gia đình tôi tham gia bảo tồn khoanh nuôi cây chè dây. Cây chè dây đem lại nguồn lợi thu nhập cao gấp vài chục lần so với cây keo. Hợp tác xã thu mua  hết sản phẩm nên bà con rất phấn khởi, có  đầu ra ổn định. Gia đình tôi thu nhập khoảng 300 triệu đồng từ trồng chè dây, nhờ đó cuộc sống ổn định”- ông A Lăng Việt chia sẻ.

Nếu như xã Tư chọn chè dây Ra zéh là một trong những cây trồng chủ lực cho hiệu quả kinh tế cao, thì xã Ba lại xác định trồng cây gỗ lớn, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm là giải pháp phù hợp giúp người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo. Bà Mạc Thị Việt, Phó Chủ tịch UBND xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, chỉ tính riêng thôn Quyết Thắng của xã Ba đã phát triển được 10 mô hình vườn rừng theo hướng trang trại, gia trại. Hầu hết các mô hình này đều cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao.

Bà Mạc Thị Việt cho biết: “Hiện địa phương đang tập trung trồng cây gỗ lớn và cây ăn quả. Hàng năm, địa phương trồng cây gỗ lớn khoảng 50 héc ta.  Năm nay xã cũng vừa có chủ trương trồng cây quế Thái thay thế cho cây keo hiệu quả kinh tế thấp. Ở đây, ngoài trồng cây keo, cây Bời lời vàng,  bà con còn trồng các loại cây ăn quả, chủ yếu là bưởi da xanh, thanh long ruột đỏ, măng cụt... Ngoài ra, bà con còn nuôi heo thịt và heo bản địa... nhờ đó thu nhập cao. Xã cũng tổ chức các khóa tập huấn về kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi, đồng thời hỗ trợ vốn, mức vay khoảng 100 triệu trở xuống để giúp bà con đầu tư sản xuất. Ở xã Ba, một số hộ làm kinh tế vườn thấy hiệu quả, cho thu nhập cao”.

Theo ông Đinh Văn Bảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, địa phương đang tập trung đầu tư phát triển mạnh kinh tế vườn rừng, xây dựng chuỗi liên kết cây dược liệu theo hướng OCOP để nâng cao giá trị bền vững. Huyện cũng đã có quyết định xây dựng 4 vùng nông nghiệp chủ lực: Vùng 1 gồm xã Ba, xã Tư; vùng 2 gồm: Ma Ting, Zơ Ngây, Sông Kôn; vùng 3 gồm Tà Lu, Prao, A Rooi và vùng 4 gồm các xã  Mà Cooi, cà Dăng. Thông qua việc phân vùng này, huyện định hướng cho các xã phát triển một số loại cây trồng chủ lực phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và tập quán canh tác của bà con, nhằm đem lại năng suất, hiệu quả cao trong phát triển kinh tế.

Ông Đinh Văn Bảo cho biết, huyện Đông Giang đang đánh giá hoàn thiện các bước triển khai xây dựng mô hình kinh tế vườn rừng, hỗ trợ sau đầu tư để người dân yên tâm phát triển kinh tế: “Huyện cũng đặt vấn đề phối hợp với Viện nghiên cứu Trung ương tiến hành kiểm tra, đánh giá điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng. Trên cơ sở đó họ sẽ đề xuất những loại cây trồng trước đây phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và điều kiện canh tác của từng vùng hoặc họ có thể đưa ra kiến nghị đề xuất liên quan đến những loại cây trồng có giá trị gia tăng cao hơn mà nó phù hợp với kết quả phân tích của họ. Phân vùng này mình định hướng cho các xã một số loại cây chủ lực. Trên cơ sở đó xã sẽ định hướng cho người dân bám vào đó để thực hiện. Vì qua thực tiễn các loại cây này có năng suất, hiệu quả cao mà lại phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và phù hợp với canh tác của bà con”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Tín hiệu vui từ xuất khẩu lao động vùng miền núi tỉnh Quảng Nam
Tín hiệu vui từ xuất khẩu lao động vùng miền núi tỉnh Quảng Nam

VOV.VN - Sau nhiều nỗ lực của chính quyền và ngành chức năng, 2023 là năm đầu tiên, các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam vượt chỉ tiêu xuất khẩu lao động ngay từ tháng 11.

Tín hiệu vui từ xuất khẩu lao động vùng miền núi tỉnh Quảng Nam

Tín hiệu vui từ xuất khẩu lao động vùng miền núi tỉnh Quảng Nam

VOV.VN - Sau nhiều nỗ lực của chính quyền và ngành chức năng, 2023 là năm đầu tiên, các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam vượt chỉ tiêu xuất khẩu lao động ngay từ tháng 11.

Khánh Hòa dành hơn  61 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em miền núi uống sữa
Khánh Hòa dành hơn 61 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em miền núi uống sữa

VOV.VN - Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa VII vừa thông qua Nghị quyết phê duyệt Đề án Sữa học đường tại 2 huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh. Theo đó, từ năm 2024-2030, tất cả trẻ em đang theo học tại các nhà trẻ, trường mầm non tại 2 huyện miền núi này sẽ được hỗ trợ uống sữa tại trường, với tổng kinh phí hơn 61 tỷ đồng.

Khánh Hòa dành hơn  61 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em miền núi uống sữa

Khánh Hòa dành hơn 61 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em miền núi uống sữa

VOV.VN - Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa VII vừa thông qua Nghị quyết phê duyệt Đề án Sữa học đường tại 2 huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh. Theo đó, từ năm 2024-2030, tất cả trẻ em đang theo học tại các nhà trẻ, trường mầm non tại 2 huyện miền núi này sẽ được hỗ trợ uống sữa tại trường, với tổng kinh phí hơn 61 tỷ đồng.

Vinh danh 143 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu
Vinh danh 143 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu

VOV.VN - 143 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu, xuất sắc sẽ được vinh danh tại lễ tuyên dương vào ngày 26/12 tới tại Hà Nội. Đây là thông tin tại họp báo về sự kiện do Ủy ban Dân tộc tổ chức chiều 20/12 tại Hà Nội.

Vinh danh 143 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu

Vinh danh 143 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu

VOV.VN - 143 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu, xuất sắc sẽ được vinh danh tại lễ tuyên dương vào ngày 26/12 tới tại Hà Nội. Đây là thông tin tại họp báo về sự kiện do Ủy ban Dân tộc tổ chức chiều 20/12 tại Hà Nội.

Người dân tộc thiểu số ở A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế giảm tình trạng tảo hôn
Người dân tộc thiểu số ở A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế giảm tình trạng tảo hôn

VOV.VN - Trình độ dân trí ngày càng nâng lên, cộng đồng người dân tộc thiểu số ở A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế thực hiện tốt nội dung "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi" (Tiểu dự án 2, Dự án 9) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Người dân tộc thiểu số ở A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế giảm tình trạng tảo hôn

Người dân tộc thiểu số ở A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế giảm tình trạng tảo hôn

VOV.VN - Trình độ dân trí ngày càng nâng lên, cộng đồng người dân tộc thiểu số ở A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế thực hiện tốt nội dung "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi" (Tiểu dự án 2, Dự án 9) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở  Đắk Nông
Tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Nông

VOV.VN - Thực hiện nội dung "Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín" (Dự án 10, Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030), sáng 14/12, Tỉnh uỷ Đắk Nông tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện đề án về xây dựng lực lượng cốt cán trong vùng đồng bào DTTS và biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến.

Tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở  Đắk Nông

Tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Nông

VOV.VN - Thực hiện nội dung "Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín" (Dự án 10, Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030), sáng 14/12, Tỉnh uỷ Đắk Nông tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện đề án về xây dựng lực lượng cốt cán trong vùng đồng bào DTTS và biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao