111111

Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam (REV): 20 năm vững bước

Trải qua 20 năm xây dựng và hoạt động, Hội VT - ĐT Việt Nam với sự tham gia của một đội ngũ đông đảo cán bộ khoa học, kỹ thuật đã dần lớn mạnh và trở thành một hội nghề nghiệp có uy tín ở trong nước và quốc tế  

23 năm cho một sự ra đời

Triển lãm Quốc tế Viễn thông - Phát thanh, truyền hình - Công nghệ thông tin lần thứ 2 diễn ra từ 6 - 10/9/2008 tại Hà Nội đã gây được sự chú ý của những người quan tâm đến lĩnh vực này cả trong và ngoài nước. Đóng góp vào sự thành công của triển lãm, không thể không kể đến vai trò của Hội VT - ĐT Việt Nam, đơn vị đồng tổ chức với Đài TNVN, Đài THVN.

Độc đáo văn hóa REV

Hội VT - ĐT đã thực sự tạo dựng được một nền văn hoá REV, hun đúc dần lên từ những ngày tập hợp nhau quanh Tổng công trình sư Nguyễn Văn Tình, với quyết tâm cùng nhau xây dựng một ngành điện tử - viễn thông - tin học Việt Nam hiện đại.

Nét đặc trưng của nền văn hoá REV là tinh thần đoàn kết thân ái, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt tuổi tác, chức vụ công tác, trình độ chuyên môn, người Việt ở trong hay ngoài nước. Trong BCH REV các nhiệm kỳ vừa qua, có 4 ủy viên T.ư Đảng, bộ trưởng và hàm bộ trưởng, đại biểu Quốc hội, 8 thiếu tướng và nhiều đại tá, 7 GS và nhiều PGS, TSKH, nhiều cán bộ cấp cao.

Người ta thường nói “các véctơ lớn để chung một chỗ thường đối đầu lẫn nhau”, nhưng trong REV, “tất cả véctơ lớn, bé đều cùng trỏ về một hướng”, đó là một chân lý mà cho đến nay chưa hề có ngoại lệ!

Hội VT - ĐT được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định thành lập ngày 17/12/1988, đến nay vừa tròn 20 năm. Tuy nhiên, cuộc vận động để thành lập Hội đã được tiến hành 23 năm trước đó. Ngày 26/4/1965, Ban vận động thành lập Hội do Tổng Công trình sư Nguyễn Văn Tình (lúc đó là Tổng cục phó Tổng cục Bưu điện) đứng đầu đã tập hợp được một đội ngũ đông đảo các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật về vô tuyến điện và điện tử thuộc các lĩnh vực bưu điện, phát thanh, thông tấn xã, điện ảnh, các trường đại học, các Bộ Công nghiệp, Quốc phòng, Nội vụ… cùng tham gia.

Tuy chưa có quyết định chính thức của Nhà nước, nhưng dựa trên Công văn số 1473-DC/VK do Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Văn Ngọc ký ngày 25/06/1965, Ban vận động đã tổ chức các hoạt động ngang tầm với một tổ chức hội thực thụ. Hoạt động đầu tiên của Ban Vận động là phát động cuộc thi toàn quốc về “Máy thu thanh bán dẫn đơn giản”. Cuộc thi đã dấy lên một phong trào quần chúng đi vào khoa học kỹ thuật, say mê sáng tạo để tạo ra những sản phẩm tốt nhất phục vụ cho đời sống, trong lúc đất nước còn nghèo, thiếu các phương tiện để truyền bá thông tin.

Ban Vận động cũng đã phối hợp với Uỷ ban KHKT Nhà nước tổ chức 2 kỳ hội nghị khoa học toàn quốc về VT - ĐT. Ban Vận động cũng đã giúp Đài TNVN đăng cai Hội nghị Quốc tế về Phát thanh, truyền hình do Tổ chức Quốc tế OIRT tổ chức luân phiên ở thủ đô các nước thành viên. Sau đó, do hoàn cảnh chiến tranh, tất cả cho tiền tuyến, nên hoạt động của Ban Vận động tạm thời gác lại cho đến 17 năm sau.

Ngày 22/6/1982, Ban Vận động họp Hội nghị mở rộng, bầu thêm 11 thành viên mới là các ông: Vũ Đình Cự, Nguyễn Khang Cường, Ngô Bá Duyệt, Đặng Trung Hiếu, Phạm Niên, Nguyễn Ngô Hồng, Hoàng Văn Nghiên, Vũ Duy Phú, Trần Thanh Nhàn, Ngô Đức Thọ, Trần Thúc Vân. Ban Vận động mới gồm 21 thành viên, bầu ông Nguyễn Lại làm Trưởng Ban. Mục tiêu của Hội nghị này là vận động cho Hội được chính thức thành lập từ tháng 9/1982, nhưng do thủ tục lúc đó quá phức tạp, ý định này không thực hiện được. Sau đó, nhiều ủy viên Ban Vận động đã thay đổi công tác hoặc chuyển vào Nam.

Tuy vậy, vẫn còn một số cán bộ kiên định của Ban Vận động (Nguyên Lại, Vũ Duy Phú, Phạm Văn Bảy, Nguyễn Văn Ngọ...) ...do ông Nguyễn Lại lãnh đạo, tiếp tục vận động, để đến ngày 17/12/1988 được Chủ tịch HĐBT ra Quyết định 313/CT cho phép thành lập Hội. Đại hội lần thứ I của Hội đã được tổ chức tại hội trường  ĐHBK Hà Nội, bầu ra BCH đầu tiên gồm 37 người, gồm các nhà khoa học, giảng viên đại học, nhà sản xuất, nhà quản lý thuộc lĩnh vực VT - ĐT trong cả nước. BCH đã bầu ra Chủ tịch đầu tiên của Hội là ông Đặng Văn Thân, khi đó là Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện; ông Nguyễn Văn Ngọ là Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký đầu tiên và một số PCT khác gồm các ông Phan Anh, Nguyễn Hà Hoạt, Đỗ Trung Tá.

Tổ chức hàng đầu về VT - ĐT tại Việt Nam

Suốt 20 năm qua, Hội đã phối hợp với các cơ quan và tổ chức khoa học trong nước tổ chức đều đặn Hội nghị Khoa học toàn quốc REV vào năm chẵn, hội thảo chuyên đề vào năm lẻ để nắm bắt tình hình phát triển KHCN ở các nước phát triển trên thế giới, đánh giá hiện trạng KHCN ở nước ta và đưa ra những khuyến nghị về định hướng phát triển, những biện pháp cần thiết nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành điện tử - viễn thông - tin học của đất nước.

Cho đến nay, đã tổ chức được 11 hội nghị REV; cùng IEEE đồng tổ chức Hội nghị Quốc tế ATC/REV

Hội VT-ĐT Việt Nam thuộc Liên hiệp Hội KHKT Việt Nam, hiện có 3 Tỉnh Hội và Thành Hội là: Hội VT-ĐT TP. HCM; Hội Điện tử & Tin học Hải Phòng; Hội Tin học Viễn thông Tây Ninh, cùng 12 Chi hội trực thuộc.

Tổng số hội viên thuộc các chi hội, các tổ chức trực thuộc Hội, Hội viên độc lập là trên 1.000. Hội đã ký kết hiệp định hợp tác với 8 tổ chức quốc tế và có quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức khoa học công nghệ lớn khác.

2008 và sẽ duy trì tiếp hình thức này cho những năm sau. Năm 2008, đã phối hợp với Đài TNVN, Đài THVN đồng tổ chức thành công triển lãm quốc tế viễn thông – PT, TH - công nghệ thông tin lần thứ 2. Hội cũng đã cử đại biểu tham gia và góp phần vào việc tổ chức 26 hội nghị quốc tế. Việc Hội được đồng bảo trợ và tham gia Ban Chỉ đạo những hội nghị quốc tế quan trọng chứng tỏ trình độ học thuật của hội viên được nâng cao, theo đó là uy tín của Hội trên quốc tế ngày càng lớn.

Để cán bộ KHKT trong ngành có kiến thức cơ bản tốt nhằm tiếp thu công nghệ mới, Hội đã tổ chức các lớp học mùa hè thời gian 1 tuần hàng năm do các giáo sư nước ngoài giảng, đồng thời cũng tổ chức các lớp tương tự do giáo sư trong nước về giảng lại ở các địa phương. Nắm bắt sự phát triển về KHCN, Hội đã phối hợp với nhiều Công ty lớn của nước ngoài tổ chức nhiều cuộc trình diễn kỹ thuật để nâng cao hiểu biết về nhiều lĩnh vực công nghệ mới cho cán bộ kỹ thuật trong ngành, nhằm tạo môi trường xã hội cho việc chuyển giao công nghệ.

Ví dụ, sau Hội nghị VT - ĐT lần thứ 5, Hội đã kết hợp với 10 tập đoàn quốc tế sản xuất và khai thác vệ tinh tổ chức nhiều lần trình diễn kỹ thuật, tổ chức các lớp đào tạo ở trường đại học cũng như các lớp học ngắn hạn về thông tin vệ tinh do các chuyên gia Việt Nam và quốc tế giảng dạy, tổ chức các đoàn tham quan học tập và dự các hội nghị quốc tế về công nghệ vũ trụ. Qua đó, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển công nghệ vũ trụ và thông tin vệ tinh của nước ta.

Một nhiệm vụ quan trọng của Hội là tư vấn và phản biện KHKT về VT - ĐT cho các cơ quan chức năng của Đảng, Nhà nước. Ngay sau khi được thành lập vào năm 1988, Hội VT - ĐT đã chủ động khuyến nghị với Nhà nước về việc dùng vệ tinh địa tĩnh để chuyển tiếp các chương trình PT-TH nhằm mở rộng vùng phủ sóng của Đài TNVN và Đài THVN. Năm 1992, Hội được Bộ KH – CN - MT mời tư vấn để chọn thuê vệ tinh khu vực thích hợp nhất cho việc truyền các chương trình truyền hình Trung ương.

Hội VT - ĐT tích cực hỗ trợ các cơ quan quản lý chuyên ngành xây dựng các chiến lược phát triển của họ, như Chiến lược phát triển ngành Phát thanh của Đài TNVN, Chiến lược phát triển ngành Truyền hình của Đài THVN. Hai bản chiến lược này đều đã được Thủ tướng Chính phủ duyệt và cấp các nguồn lực để triển khai.

Hội cũng hỗ trợ các cơ quan hữu quan xây dựng các đề án kinh tế kỹ thuật của từng công trình cụ thể và cử chuyên gia tham gia việc gọi thầu, chấm thầu thiết bị. Việc chấm thầu cho các công trình đài phát sóng Bắc bộ và Nam bộ của Đài TNVN, hoặc công trình thông tin sóng ngắn Bộ Ngoại giao chứng minh rằng sự hợp tác của các hội với chuyên gia của cơ quan sở tại để tư vấn đã giúp lãnh đạo các bộ hữu quan ra quyết định chính xác, đáng tin cậy và ít tốn kém hơn thuê Công ty tư vấn nước ngoài. Quan tâm vấn đề viễn thám từ 1990, Hội đã kiến nghị đưa đề tài “ứng dụng Tin học trong Viễn thám” vào Chương trình Điện tử - Tin học giai đoan 1991-1995. Hội cũng đã xem xét khả năng sử dụng vệ tinh viễn thám thương mại phục vụ quốc phòng và an ninh, và nhận thấy có thể đáp ứng những nhu cầu chiến lược.

Do đề xuất của Hội được nhiều cơ quan ủng hộ, Bộ KH - CN - MT đã ra quyết định thành lập “Tổ công tác viễn thám liên ngành” có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng xây dựng định hướng chiến lược phát triển công nghệ vũ trụ ở Việt Nam, trong đó có đề án “ Xây dựng trạm thu ảnh vệ tinh mặt đất” trình Chính phủ duyệt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao