111111

Học sinh dùng AI, cần ứng phó thế nào?

VOV.VN - Mạng xã hội thời gian gần đây xôn xao với bài đăng của một số thầy cô giáo ở Hà Nội về việc học sinh dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để giải toán, làm văn với những phương pháp không phù hợp chương trình, bài “tốt bất thường” hoặc có cách diễn đạt quá hoa mỹ.

Việc sử dụng AI trong dạy và học cần được nhìn nhận thế nào? Ngành giáo dục cần có biện pháp ứng phó ra sao? PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội về nội dung này.

PV: Bà có đánh giá thế nào về việc học sinh sử dụng AI quá trình học và làm các bài tập hiện nay?

Bà Nguyễn Thị Việt Nga: Đầu tiên cần phải khẳng định sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) là xu hướng. Giới trẻ, đặc biệt học sinh là lứa tuổi nhanh nhạy nhất với những cái mới và luôn nắm bắt được xu hướng. Hiện nay, tôi thấy học sinh, sinh viên sử dụng AI trong quá trình học tập là không hiếm, nếu không muốn nói là hầu hết các em đều có thể sử dụng.

Tuy nhiên, sử dụng thế nào để đạt được mục đích học tập, sao cho khoa học và tránh được mặt trái của AI thì là một vấn đề cần đặt ra. Điều mà các giáo viên lo ngại nhất chính là sự thiếu trung thực, gian lận trong quá trình làm bài, đặc biệt là các bộ môn khoa học tự nhiên thì càng dễ có sự lạm dụng AI để giải bài thay cho việc học sinh phải tư duy và suy nghĩ.

Không chỉ khoa học tự nhiên mà cả khoa học xã hội. Một số giáo viên dạy lịch sử hay văn học cho biết cũng có tình trạng học sinh, sinh viên lạm dụng AI trong quá trình làm bài. Thậm chí, nhiều em còn lười đến mức bê nguyên bài soạn của AI vào bài thi hoặc bài kiểm tra, bài tập nộp cho giáo viên, mà giáo viên nhìn là biết ngay.

PV: Vậy cần những giải pháp gì để hạn chế tác động tiêu cực của AI trong việc dạy và học?

Bà Nguyễn Thị Việt Nga: Đầu tiên, không ai khác đội ngũ giáo viên phải là những người đi tiên phong trong việc sử dụng, ứng dụng công nghệ AI.

Thứ nhất, nếu giáo viên am hiểu công nghệ, biết về AI thì có thể phân loại được bài làm của học sinh, bài nào do các em tư duy, bài nào do AI làm hộ, bài nào có sự hỗ trợ của AI.

Thứ hai, khi biết về công nghệ và cách sử dụng, giáo viên có thể định hướng cho học sinh cách sử dụng AI như thế nào cho hợp lý và hiệu quả, tránh tình trạng học sinh dựa dẫm, ỷ lại và coi AI là công cụ làm thay, dẫn đến không tiếp nhận được một chút kiến thức nào. Đấy là điều rất đáng lo ngại.

Thứ ba, am hiểu công nghệ và AI sẽ giúp giáo viên dễ dàng ra bài thi, bài tập là thước đo đánh giá nhận thức của học sinh, sao cho AI không thể hoàn toàn làm thay các em được.

AI là một tiến bộ khoa học vượt bậc nhưng không phải là “chìa khóa” vạn năng, có những điều AI không thể thay thế con người. Giáo viên cần nắm được điều này để định hướng cũng như ra bài tập cho học sinh.

Ví dụ, có thể đưa các bài tập tranh luận trực tiếp, thảo luận trực tiếp trên lớp. Khuyến khích học sinh trình bày quan điểm, tư duy của mình. Khuyến khích học sinh với những bài tập làm việc nhóm và phản ứng nhanh, thay vì ra bài theo cách truyền thống để các em có thời gian sử dụng Chat GPT 100% cho bài tập của mình.

PV: Theo bà để việc sử dụng AI được hiệu quả trên phạm vi cả nước thì cần lưu ý những gì?

Bà Nguyễn Thị Việt Nga: Trong vài năm trở lại đây, trí tuệ nhân tạo từ chỗ rất xa lạ đã dần trở nên quen thuộc và đang tiến đến việc không thể thiếu trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn thiếu nhiều thứ để sử dụng công cụ này một cách hữu hiệu nhất.

Đầu tiên tôi nghĩ là hành lang pháp lý, chúng ta chưa hề có một đạo luật nào liên quan trí tuệ nhân tạo, một đạo luật nào chuyên về trí tuệ nhân tạo. Đạo luật này sẽ dẫn đến cách chúng ta ứng dụng, quản lý AI tốt hơn.

Thứ hai, sự tiếp nhận hiện nay vẫn chỉ dừng ở mức độ tự phát và thụ động, chưa có những chương trình bài bản, kế hoạch ở tầm chiến lược. Chính vì vậy, các ngành, đơn vị, cơ quan dù đã chủ động triển khai, nhưng vẫn thiếu sự kết nối ở tầm chiến lược.

Vì vậy, tôi mong muốn thứ nhất, Chính phủ sớm xây dựng một đạo luật riêng về trí tuệ nhân tạo. Thứ hai, các ngành, đặc biệt là ngành Giáo dục và Đào tạo, cần nhanh chóng có một chương trình hoàn chỉnh đối với giáo viên và học sinh. Trước tiên là đội ngũ giáo viên, làm thế nào để đội ngũ giáo viên là những người đi tiên phong trong lĩnh vực này, bởi đằng sau họ là học sinh và cả một sự nghiệp giáo dục. Cần có một chiến lược rất bài bản từ phía Bộ Giáo dục và Đào tạo.

PV: Xin cảm ơn bà!

gian lan AI 1.jpg

Lo ngại học sinh dùng trí tuệ nhân tạo để gian lận, đạo văn

VOV.VN - Theo các chuyên gia, sự phát triển của các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những phương thức gian lận mới, tinh vi hơn và giáo viên khó có thể phát hiện nếu không được trang bị kiến thức, kỹ năng phù hợp. Thực trạng này đe dọa hình thành một môi trường học tập thiếu trung thực, không lành mạnh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Trí tuệ nhân tạo - Động lực mới phát triển Đà Nẵng
Trí tuệ nhân tạo - Động lực mới phát triển Đà Nẵng

VOV.VN - “Trí tuệ nhân tạo - Động lực mới phát triển Đà Nẵng” là chủ đề của Hội thảo do UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức sáng nay (9/5) tại thành phố Đà Nẵng với sự tham gia gần 400 đại biểu dự trực tiếp và trực tuyến.

Trí tuệ nhân tạo - Động lực mới phát triển Đà Nẵng

Trí tuệ nhân tạo - Động lực mới phát triển Đà Nẵng

VOV.VN - “Trí tuệ nhân tạo - Động lực mới phát triển Đà Nẵng” là chủ đề của Hội thảo do UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức sáng nay (9/5) tại thành phố Đà Nẵng với sự tham gia gần 400 đại biểu dự trực tiếp và trực tuyến.

Trí tuệ nhân tạo ngày càng được sử dụng rộng rãi tại New Zealand
Trí tuệ nhân tạo ngày càng được sử dụng rộng rãi tại New Zealand

VOV.VN - New Zealand chưa xây dựng chiến lược sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), song công nghệ này đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực dịch vụ công tại nước này cho dù đa phần là do tự phát.

Trí tuệ nhân tạo ngày càng được sử dụng rộng rãi tại New Zealand

Trí tuệ nhân tạo ngày càng được sử dụng rộng rãi tại New Zealand

VOV.VN - New Zealand chưa xây dựng chiến lược sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), song công nghệ này đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực dịch vụ công tại nước này cho dù đa phần là do tự phát.

Hàng loạt ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong du lịch xuất hiện tại VITM Hà Nội 2025
Hàng loạt ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong du lịch xuất hiện tại VITM Hà Nội 2025

VOV.VN - Tại gian hàng công nghệ giới thiệu các ứng dụng AI trong du lịch, ông Vũ Thế Bình - Trưởng ban tổ chức VITM Hà Nội 2025, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cho biết, VITM năm nay tập trung vào hai yếu tố chuyển đổi xanh, chuyển đổi số trong ngành du lịch.

Hàng loạt ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong du lịch xuất hiện tại VITM Hà Nội 2025

Hàng loạt ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong du lịch xuất hiện tại VITM Hà Nội 2025

VOV.VN - Tại gian hàng công nghệ giới thiệu các ứng dụng AI trong du lịch, ông Vũ Thế Bình - Trưởng ban tổ chức VITM Hà Nội 2025, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cho biết, VITM năm nay tập trung vào hai yếu tố chuyển đổi xanh, chuyển đổi số trong ngành du lịch.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao