111111

Học 2 buổi/ngày: "Thiết kế thế nào để học sinh không phải học thêm vẫn thi được"

VOV.VN - Vấn đề học 2 buổi/ngày với học sinh THCS, THPT đang nhận được nhiều quan tâm của phụ huynh và nhà trường. Nhiều ý kiến băn khoăn rằng, nếu tăng lên học 2 buổi/ngày, học sinh có đáp ứng được các kỳ thi lớn mà không cần học thêm hay không, chương trình thiết kế thế nào để không trở thành học thêm "trá hình".

Trước thông tin về việc sẽ triển khai dạy học 2 buổi/ngày với học sinh cấp THCS, THPT, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, Bộ chưa có tuyên bố chính thức về vấn đề này. Bên cạnh đó, việc học 2 buổi/ngày không phải hoạt động mới trong giáo dục, với nhiều nước trên thế giới, khi có đủ điều kiện đều tổ chức học 2 buổi/ngày, Việt Nam cũng sẽ triển khai khi hội tụ những điều kiện cần thiết.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh, Bộ GD-ĐT đang chỉ đạo khảo sát, nghiên cứu, chưa có tuyên bố cấp THCS và THPT bắt buộc phải học 2 buổi. Bên cạnh đó, những trường nào có điều kiện thì nên tổ chức nhưng phải đảm bảo các yêu cầu, mục tiêu đã nêu. Bộ GD-ĐT sẽ sớm có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo để phù hợp với thực tiễn.

Nói về việc tổ chức dạy học 2 buổi/tuần với học sinh THCS, THPT, chị Nguyễn Minh Thủy (Hoàng Mai, Hà Nội) có con đang học lớp 8 cho rằng, với học sinh cấp THCS không nên học 2 buổi/ngày, thời gian còn lại nên để học sinh tự học, phát triển tập trung theo định hướng cá nhân.

Chị Thủy cho biết, trước khi Thông tư 29 về dạy thêm học thêm có hiệu lực, ngoài thời gian học chính khóa, con gái chị vẫn học thêm tại trường, sau đó vẫn phải học thêm, tự học, gần như không có thời gian nghỉ ngơi. “Việc học 2 buổi/ngày sẽ thực sự có ý nghĩa, hiệu quả, nếu như chỉ cần học trên trường các con đã có đủ kiến thức, kỹ năng, đáp ứng tốt các kỳ thi vượt cấp quan trọng. Còn nếu tăng lên học 2 buổi/ngày, nhưng các con vẫn tiếp tục phải học thêm bên ngoài mới có thể thi chuyển cấp thì không nên. Vấn đề đặt ra là chương trình học 2 buổi/ngày cần thiết kế như thế nào thực sự hiệu quả”, chị Thủy băn khoăn.

Anh Nguyễn Văn Cường (Cầu Giấy, Hà Nội) có 2 con đều học bậc THCS cho rằng, nếu học 2 buổi/ngày kết hợp với ăn bán trú tại trường sẽ giảm bớt vất vả cho phụ huynh trong việc đưa đón, quản lý con. Song chương trình 1 buổi tăng thêm đó sẽ được thiết kế như thế nào, có quay về hình thức học thêm trá hình, bắt buộc với mọi học sinh hay không là vấn đề anh Cường băn khoăn.

Hiệu trưởng một trường THCS tại Hà Nội cho rằng, việc học 2 buổi/ngày nếu theo đúng quy định sẽ rất hay, buổi thứ 2 các trường cho học sinh học các kỹ năng, học phụ đạo, cũng có nhiều hoạt động giúp học sinh tự học, rèn luyện các kỹ năng cần thiết. Tuy nhiên, việc này không dễ trong bối cảnh nhiều nơi còn thiếu trường lớp, giáo viên...

“Hiện nay, tại quận đông dân cư như Hoàng Mai (Hà Nội), vẫn có trường quá tải phải nghỉ học luân phiên, như vậy việc sắp xếp cơ sở vật chất, trường lớp không dễ dàng. Bên cạnh đó, để dạy 2 buổi/ngày cũng cần đáp ứng điều kiện về đội ngũ giáo viên, nếu không đủ giáo viên sẽ phát sinh vấn đề dạy tăng tiết, không chỉ là tài chính, kinh phí chi trả tiền thừa giờ mà còn là vấn đề đảm bảo sức khỏe cho giáo viên, tránh quá tải, áp lực”, vị này cho biết.

Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông (Bộ GD-ĐT) cho biết, việc tổ chức dạy học buổi 2 ở trường THCS, THPT không phải để dạy thêm. Việc "hướng đến" được hiểu theo nghĩa, nơi nào đủ điều kiện thì phải khai thác hiệu quả, hết công năng cơ sở vật chất được nhà nước đầu tư. Trường nào đủ cơ sở vật chất thì mở cửa cả ngày để học sinh đến tự học, tránh việc trường đóng cửa buổi chiều, còn học sinh thì phải chạy đôn đáo tìm nơi để học bổ sung.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, theo Chương trình GDPT 2018, bắt buộc dạy học 2 buổi/ngày với học sinh tiểu học, cấp THCS, THPT thiết kế dạy học 1 buổi/ngày. Hiện nay, số trường THCS  và THPT dạy học 2 buổi/ngày tăng lên nhiều so với 5-10 năm trước. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập như buổi 2 có nơi dạy kiến thức văn hóa, chủ yếu học kiến thức chứ chưa phải là kỹ năng và điều này gây áp lực cho học sinh.

Do đó, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức rà soát và đánh giá lại hoạt động này. Thời gian tới, Bộ sẽ có hướng dẫn chung toàn quốc để thực hiện với từng cấp học với quan điểm nâng cao chất lượng học chính khóa, giảm áp lực học tập cho học sinh nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Bởi mục tiêu giáo dục của các cấp học đề ra là học sinh được phát triển toàn diện không chỉ học kiến thức mà còn phát triển tâm hồn, thể lực, thể thao, kỹ năng công dân số, ứng dụng AI, ngoại ngữ, tin học… phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Bộ GD-ĐT đang chỉ đạo khảo sát, nghiên cứu, chưa có tuyên bố cấp THCS và THPT bắt buộc phải học 2 buổi. Bên cạnh đó, những trường nào có điều kiện thì nên tổ chức nhưng phải đảm bảo các yêu cầu, mục tiêu đã nêu. Bộ sẽ sớm có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo để phù hợp với thực tiễn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Nhiều phụ huynh biến con thành 'gà chiến' chạy đua vào lớp 1 trường hot
Nhiều phụ huynh biến con thành 'gà chiến' chạy đua vào lớp 1 trường hot

VOV.VN - Mong muốn con có suất vào trường tư hot tại Hà Nội, nhiều phụ huynh không ngại biến con thành "gà chiến" khi cho tham gia cùng lúc 4-5 kỳ thi khảo sát vào trường.

Nhiều phụ huynh biến con thành 'gà chiến' chạy đua vào lớp 1 trường hot

Nhiều phụ huynh biến con thành 'gà chiến' chạy đua vào lớp 1 trường hot

VOV.VN - Mong muốn con có suất vào trường tư hot tại Hà Nội, nhiều phụ huynh không ngại biến con thành "gà chiến" khi cho tham gia cùng lúc 4-5 kỳ thi khảo sát vào trường.

Hà Nội dự kiến tăng tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm 2025
Hà Nội dự kiến tăng tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm 2025

VOV.VN - Theo Giám đốc Sở GD-ĐT, năm nay Hà Nội sẽ có thêm một số trường THPT mới được xây dựng và đi vào hoạt động, do đó, thành phố dự kiến sẽ tuyển từ 64% học sinh tốt nghiệp THCS trở lên vào trường THPT công lập.

Hà Nội dự kiến tăng tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm 2025

Hà Nội dự kiến tăng tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm 2025

VOV.VN - Theo Giám đốc Sở GD-ĐT, năm nay Hà Nội sẽ có thêm một số trường THPT mới được xây dựng và đi vào hoạt động, do đó, thành phố dự kiến sẽ tuyển từ 64% học sinh tốt nghiệp THCS trở lên vào trường THPT công lập.

Cần thêm 8.200 tỷ đồng để miễn học phí cho học sinh cả nước từ mầm non đến THPT
Cần thêm 8.200 tỷ đồng để miễn học phí cho học sinh cả nước từ mầm non đến THPT

VOV.VN - Bộ GD-ĐT vừa gửi Bộ Tư pháp Hồ sơ thẩm định Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc miễn học phí giáo dục từ cấp mầm non đến giáo dục phổ thông.

Cần thêm 8.200 tỷ đồng để miễn học phí cho học sinh cả nước từ mầm non đến THPT

Cần thêm 8.200 tỷ đồng để miễn học phí cho học sinh cả nước từ mầm non đến THPT

VOV.VN - Bộ GD-ĐT vừa gửi Bộ Tư pháp Hồ sơ thẩm định Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc miễn học phí giáo dục từ cấp mầm non đến giáo dục phổ thông.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao