111111

Hiến đất làm đường nhưng bị buộc phá bỏ

VOV.VN - Do trước đây gần 60 hộ dân ở tổ 6, ấp Phước Tân 1, xã Tân Hưng, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu "tự ý đổi đất mở đường" vi phạm quy định về sử dụng đất, nên theo quy định, chính quyền địa phương yêu cầu phải tháo dỡ và trả lại hiện trạng đất, khiến người dân lo lắng không còn lối đi chung.

 

Đường rộng đi lại thuận tiện

Ông Trần Văn Khiêm, Trưởng ấp Phước Tân 1, xã Tân Hưng, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, trước đây người dân ở khu vực tổ 6, ấp Phước Tân 1 đi lại, vận chuyển nông sản trên con đường bờ gom (đường mòn) rộng chỉ 1,2 mét, có nơi thì chưa đến 1 mét nên việc đi lại rất khó khăn, 2 xe máy đi ngược chiều phải có một chiếc dừng lại.

Nếu đi từ đầu đường Phước Tân vào khu vực tổ 6 phải qua cống thoát nước, nhiều người từng bị té ngã, lao xuống ruộng. 

Đến năm 2018, thực hiện chủ trương “dân hiến đất – nhà nước làm đường” người dân trong vùng bàn bạc và đi đến thống nhất (với sự chứng kiến của cán bộ địa chính xã Tân Hưng) hoán đổi vị trí đường mòn sang một khu đất khác, làm đường rộng 5m, trải đá mi, có hệ thống thoát nước...

Tuy nhiên, theo ông Khiêm, nay chính quyền thành phố Bà Rịa lại yêu cầu người dân tháo dỡ con đường, trả lại hiện trạng đất vì lý lo dân tự ý làm đường khiến nhiều người ở đây rất lo lắng.

 “Nói chung từ khi đổi được con đường rộng 6 mét thì việc đi lại của người dân rất thuận tiện, dân ở đây rất mừng vì ngày trước là ruộng sâu. Sau khi tổ chức họp dân, nhất trí cho dân đổi vị trí con đường thì không có vấn đề gì, tuy nhiên đến giờ thì nghe thông tin không được để con đường này tồn tại mà phải trả lại con đường bờ gom cũ, làm thế thì không hợp lòng dân lắm, thiệt thòi, khổ cho dân”, ông Khiêm nói.

 Còn bà Phạm Thị Hường, tổ 6, ấp Phước Tân 1, xã Tân Hưng, thành phố Bà Rịa cho biết, trước đây khu vực tổ 6 rất ít dân sinh sống, nay thì 60-70 hộ dân cùng đi trên đường rộng 6 mét, rất phấn khởi. Nếu không được tiếp tục sử dụng con đường hiện hữu thì bà con không biết đi lại ra sao, vì đường bờ gom trước kia cũng không còn.

“Ngày trước đường ở đây đã có rồi nhưng mà đường bờ ruộng, xung quanh đây chủ yếu ruộng hết. Sau này làm đường để người dân đi lại thuận tiện. Giờ làm sao mà không cho làm được, dân biết đi đâu? Trong khu vực này đến 50-70 hộ dân lận”, bà Hường cho hay.

 Tạo điều kiện cho dân có đường đi

Theo UBND xã Tân Hưng, Thành phố Bà Rịa, con đường bờ gom mà người dân phản ảnh có diện tích sử dụng đất là 122,1m2, thuộc thửa đất số 522, tờ bản đồ 23, xã Tân Hưng do bà Nguyễn Thị Nhượng sử dụng từ năm 1993.

Vì thấy đường bờ gom này quá nhỏ, thấp trũng, vào mùa mưa đi lại rất khó khăn, nên các hộ dân trong khu vực đã thoả thuận với bà Nhượng bỏ ra một phần diện tích đất khác thuộc một phần các thửa đất số 258, 259 và 266, tờ bản đồ số 18 (cũng thuộc quyền sở hữu của bà Nguyễn Thị Nhượng, được cấp quyền sử dụng đất vào năm 2017) để làm lối đi chung, tức là đường 6 mét hiện hữu, nhằm thuận tiện cho việc đi lại của các hộ dân phía trong. 

Ông Đoàn Văn Công, Bí thư Đảng uỷ xã Tân Hưng, thành phố Bà Rịa cho hay, việc người dân tự ý đổi đất, tự ý mở đường là vi phạm quy định sử dụng đất. Đảng ủy sẽ chỉ đạo UBND xã kiểm tra thực tế hiện trạng khu đất mà người dân phản ánh để có hướng tháo gỡ, trên tinh thần chính quyền luôn tạo mọi điều kiện cho người dân có đường đi lại theo quy định của pháp luật.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người dân Duy Xuyên, Quảng Nam đồng lòng hiến đất làm đường
Người dân Duy Xuyên, Quảng Nam đồng lòng hiến đất làm đường

VOV.VN -   Khi nhà nước có chủ trương nâng cấp, mở rộng đường giao thông nông thôn, người dân huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đã tình nguyện hiến đất ở, đất vườn của gia đình để bàn giao mặt bằng thi công, góp phần làm thay đổi diện mạo vùng quê.

Người dân Duy Xuyên, Quảng Nam đồng lòng hiến đất làm đường

Người dân Duy Xuyên, Quảng Nam đồng lòng hiến đất làm đường

VOV.VN -   Khi nhà nước có chủ trương nâng cấp, mở rộng đường giao thông nông thôn, người dân huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đã tình nguyện hiến đất ở, đất vườn của gia đình để bàn giao mặt bằng thi công, góp phần làm thay đổi diện mạo vùng quê.

Lan toả phong trào hiến đất làm đường ở vùng biên Ia Grai
Lan toả phong trào hiến đất làm đường ở vùng biên Ia Grai

VOV.VN - Những năm gần đây, từ các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số, hạ tầng nông thôn, nhất là đường sá ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh Gia Lai đang ngày càng được đầu tư khang trang, thuận tiện hơn. Có được thành quả này, có một phần đóng góp lớn lao từ phong trào người dân hiến đất làm đường.

Lan toả phong trào hiến đất làm đường ở vùng biên Ia Grai

Lan toả phong trào hiến đất làm đường ở vùng biên Ia Grai

VOV.VN - Những năm gần đây, từ các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số, hạ tầng nông thôn, nhất là đường sá ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh Gia Lai đang ngày càng được đầu tư khang trang, thuận tiện hơn. Có được thành quả này, có một phần đóng góp lớn lao từ phong trào người dân hiến đất làm đường.

Hiến đất làm đường giao thông vì lợi ích của chính mình
Hiến đất làm đường giao thông vì lợi ích của chính mình

VOV.VN - Trong quá trình chỉnh trang, quy hoạch đô thị đặc biệt là xây dựng nông thôn mới nâng cao, tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng nhiều hộ dân tự nguyện hiến đất vườn, đất sản xuất.

Hiến đất làm đường giao thông vì lợi ích của chính mình

Hiến đất làm đường giao thông vì lợi ích của chính mình

VOV.VN - Trong quá trình chỉnh trang, quy hoạch đô thị đặc biệt là xây dựng nông thôn mới nâng cao, tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng nhiều hộ dân tự nguyện hiến đất vườn, đất sản xuất.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao