111111

Hành trình “không dám ước mơ” của cậu học trò nghèo

VOV.VN - Trên con đường đến trường quen thuộc, hè này cậu học trò Lê Hữu Do (Trường THPT Phan Ngọc Hiển, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) vẫn đang đi lấy cặn nuôi heo và lượm ve chai kiếm sống. Nói đến ước mơ, Do tự đặt ra câu hỏi cho mình và cho mọi người: “trong hoàn cảnh của em, có thể mơ điều gì”?

 

Cô Trần Thị Đông, giáo viên Trường THPT Phan Ngọc Hiển cho rằng: “Con đường đến trường của Do đi vào trái tim biết bao người. Không phải vì em học giỏi mà vì em khát khao được học. Con đường học của em khác biệt bạn bè, bởi những chiếc thùng đựng cặn, những cái vỏ chai thể hiện cho nghị lực và ý chí”.

Hành trình chở chữ, chở cặn và ve chai

Khi chưa nghỉ hè, mỗi sáng, Lê Hữu Do, học sinh lớp 11B2, Trường THPT Phan Ngọc Hiển, lại bắt đầu hành trình đến trường gần 3 km. Trên chiếc xe đạp cà tàng, em không chỉ mang theo sách vở mà còn những "đồ nghề" để thu gom cơm cặn từ nhà dân ven đường. Khi tan học, bạn bè về nhà nghỉ ngơi thì Do lại ghé từng nhà, đổ đầy những thùng cặn mang về nuôi heo.

Bên cạnh việc xách cặn, Do còn tranh thủ nhặt nhạnh vỏ chai, vỏ lon, thùng giấy trên đường đi, gom góp bán lấy tiền trang trải cuộc sống.

Cô Lê Thị Cẩm Vân, giáo viên chủ nhiệm năm lớp 11 của Do không khỏi xúc động khi nói về lý do cậu học trò của mình phải chịu vất vả: “Hoàn cảnh của em rất khó khăn, ba mẹ lớn tuổi rồi. Ba em còn mới bị tai nạn, không đi làm được. Ở nhà có nuôi 2 con heo, hàng ngày em phải đi lấy cặn để giúp ba mẹ nuôi heo. Trong lớp, em học rất tập trung, hòa đồng với bạn bè. Không có tỏ ra mặc cảm vì gia đình khó khăn, phải cực khổ”.

Các thầy cô giáo trong trường hay lấy Do ra để răn các bạn khác. Mặc dù em học không giỏi nhưng ở em có một nghị lực phi thường mà hiếm ai có thể làm được. Nếu không “mê chữ” thì Do đã nghỉ học để đi làm rồi, sao phải vừa đi học, vừa phải chịu cực nhọc như vậy?

Câu chuyện của Do được chính cô Trần Thị Đông, giáo viên trường THPT Phan Ngọc Hiển phát hiện. Cô đã quay clip chiếc xe đạp "lạ" nằm góc sân trường với những chiếc thùng cặn và cả đống vỏ chai nhựa đăng tải lên mạng xã hội nhiều người bày tỏ đồng cảm với em.

Cô Đông bày tỏ: “Thật sự ở tuổi của em ít ai làm được như em lắm. Tuổi học sinh mà hàng ngày phải vừa đi xách cặn, rồi lượm ve chai và vừa đi học. Tôi rất ngưỡng mộ em. Trước đây, tôi cũng phải đi buôn bán kiếm tiền đi học nhưng gặp thầy cô hay bạn bè là kiếm đường trốn, bởi mắc cỡ. Còn em không hề ngại, rất là ngưỡng mộ tinh thần của em. Tôi cũng lấy tấm gương đó, về giáo dục lại cho 2 con cái mình ở nhà và cũng muốn lan tỏa tinh thần của em đến với những bạn khác”.

Tình cha luôn ấm áp, thân con phải gánh nặng

Sự kiên cường của Do còn lan tỏa đến bạn bè trong trường. Các bạn sau khi uống nước xong, đều gom chai nhựa lại cho Do. Cậu học trò nhỏ không hề mặc cảm, tự ti về hoàn cảnh. Điều rất nhiều người sợ, ngay cả cô Đông cũng từng sợ ánh mắt kỳ thị của người khác nhưng Do không mảy may đến, điều em sợ nhất chính là cha mẹ càng ngày càng yếu, không thể ở với mình lâu được nữa.

“Xách cặn thì cha mẹ em già rồi không làm được. Từ nhà em tới trường cũng khoảng 3 km. Cứ trên đường đi học về thì em ghé 8 chủ quán quen để lấy cặn, trên đường về lượm thêm ve chai để lo cho cha mẹ lớn tuổi, rồi cũng có điều kiện đi học”, Do bày tỏ.

Trong căn nhà nhỏ, cất tạm trên phần đất không phải của gia đình ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, ông Lê Thành Tâm (73 tuổi) - cha của Do, không khỏi xót xa khi chứng kiến người con trai đang tuổi ăn học phải gánh vác mọi việc. Trước đây, khi còn khỏe, ông Tâm đi giăng lưới, rồi làm thuê làm mướn kiếm tiền nuôi con ăn học. Chẳng may ông bị tai nạn, nay đi lại khó khăn, còn vợ ông cũng ốm đau triền miên.

“Phải gánh vác cho cha cho mẹ, nhìn nó làm cũng xót xa lắm chứ mà biết phải làm sao. Trước đây, không có bệnh thì tôi gánh, làm hết toàn bộ cho con, nó đi học thảnh thơi lắm. Bây giờ tôi thua rồi”, ông Tâm chia sẻ.

Kinh tế của gia đình nay phụ thuộc vào việc Do đi lấy cặn, còn mẹ em đi lấy rau về nuôi heo. Gạo nước ở nhà được mua bằng tiền bán ve chai Do đi kiếm về. Do đang phải lo “gánh cơm áo” cho cha mẹ mình nhưng em không buông bỏ “con chữ”. Khi nói đến ước mơ, Do lặng đi, rồi bảo: “ở hoàn cảnh của em thì có thể ước mơ điều gì”.

Thầy cô của Do nhận xét, Do không phải học sinh nghèo vượt khó học giỏi mà là học sinh nghèo quyết tâm đi học để không mất chữ. Em không phù hợp với việc học lên cao, mà có thể học xong phổ thông, đi học nghề để có việc làm ổn định, tương lai tốt hơn. Tuy nhiên, vẫn còn vấn đề: Ai sẽ lo cho cha mẹ em? Chắc cũng vì vậy mà Do “không dám ước mơ”?

78.jpg

Người "lập trình ước mơ" cho học trò nghèo

VOV.VN - Thay vì tận dụng cơ hội để làm giàu, anh Vũ Thành Lâm (Hà Nội) lại mở lớp dạy lập trình web miễn phí, thậm chí kêu gọi bạn bè, đồng thời bỏ tiền túi để hỗ trợ cho những học trò có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi cha hoặc mẹ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Trường học ở TP.HCM viết thư ngỏ đề xuất giúp học trò nghèo thay quà 20/11
Trường học ở TP.HCM viết thư ngỏ đề xuất giúp học trò nghèo thay quà 20/11

VOV.VN - Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Văn Luông (Quận 6), TP.HCM viết thư ngỏ đến phụ huynh với mong muốn thay vì tặng hoa, bánh kem thì đổi bằng tặng thẻ bảo hiểm y tế trong dịp 20/11.

Trường học ở TP.HCM viết thư ngỏ đề xuất giúp học trò nghèo thay quà 20/11

Trường học ở TP.HCM viết thư ngỏ đề xuất giúp học trò nghèo thay quà 20/11

VOV.VN - Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Văn Luông (Quận 6), TP.HCM viết thư ngỏ đến phụ huynh với mong muốn thay vì tặng hoa, bánh kem thì đổi bằng tặng thẻ bảo hiểm y tế trong dịp 20/11.

Cậu học sinh nghèo vượt khó trở thành thủ khoa khối A ở Đà Nẵng
Cậu học sinh nghèo vượt khó trở thành thủ khoa khối A ở Đà Nẵng

VOV.VN - Liên tục 12 năm học, em Phan Văn Trường, học sinh lớp 12/8, Trường THPT Nguyễn Trãi, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Hoàn cảnh gia đình của Trường thuộc diện khó khăn nhưng em luôn nỗ lực vượt khó trở thành thủ khoa khối A ở Đà Nẵng và á khoa toàn quốc trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2022- 2023, với tổng điểm là 29,30 điểm.

Cậu học sinh nghèo vượt khó trở thành thủ khoa khối A ở Đà Nẵng

Cậu học sinh nghèo vượt khó trở thành thủ khoa khối A ở Đà Nẵng

VOV.VN - Liên tục 12 năm học, em Phan Văn Trường, học sinh lớp 12/8, Trường THPT Nguyễn Trãi, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Hoàn cảnh gia đình của Trường thuộc diện khó khăn nhưng em luôn nỗ lực vượt khó trở thành thủ khoa khối A ở Đà Nẵng và á khoa toàn quốc trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2022- 2023, với tổng điểm là 29,30 điểm.

Thầy cô “cắm bản”  bởi yêu những học trò nghèo miền biên viễn
Thầy cô “cắm bản” bởi yêu những học trò nghèo miền biên viễn

VOV.VN - Điểm trường Phú Lâm, thuộc trường tiểu học Phú Gia, nằm trên địa bàn bản Phú Lâm, xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, cách điểm trung tâm 20km. Nơi đây có những thầy cô giáo ngày đêm lặng thầm bám bản, bám lớp, mang con chữ đến với những học trò nghèo.

Thầy cô “cắm bản”  bởi yêu những học trò nghèo miền biên viễn

Thầy cô “cắm bản” bởi yêu những học trò nghèo miền biên viễn

VOV.VN - Điểm trường Phú Lâm, thuộc trường tiểu học Phú Gia, nằm trên địa bàn bản Phú Lâm, xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, cách điểm trung tâm 20km. Nơi đây có những thầy cô giáo ngày đêm lặng thầm bám bản, bám lớp, mang con chữ đến với những học trò nghèo.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao