111111

Giáo sư Trung Quốc chia sẻ giải pháp để Việt Nam tiến tới thịnh vượng

VOV.VN - Tọa đàm khoa học với chủ đề "Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới" vừa diễn ra tại Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQG Hà Nội) đã kết nối được nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế, giáo dục và doanh nghiệp thảo luận về các mô hình kinh tế mới, cải cách cơ cấu và chiến lược tăng trưởng đưa Việt Nam tới thịnh vượng bền vững.

6 bước để thúc đẩy ngành công nghiệp mới và tăng trưởng bền vững

Tọa đàm được tổ chức trong bối cảnh chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và khoa học. Sự kiện cũng là một phần của "Năm Giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc", tạo cơ hội thúc đẩy hợp tác trong các hoạt động học thuật, nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo.

Phát biểu tại tọa đàm, Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội Phạm Bảo Sơn nhấn mạnh, ĐHQG Hà Nội luôn nỗ lực phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cung cấp các tư vấn chính sách và triển khai các chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ. ĐHQG Hà Nội đã hợp tác với nhiều cơ sở giáo dục hàng đầu Trung Quốc như Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, Đại học Nam Kinh… nhằm thúc đẩy việc chia sẻ kinh nghiệm trong giáo dục, nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo.

Trước những biến động của nền kinh tế thế giới và trật tự thương mại quốc tế, các chuyên gia tại tọa đàm đã bàn luận về tầm quan trọng của hợp tác quốc tế và phát triển bền vững. Các chiến lược linh hoạt và sáng tạo đang trở nên thiết yếu để giúp Việt Nam vượt qua những thách thức và nắm bắt cơ hội. Tọa đàm được diễn ra với sự góp mặt của GS. Lâm Nghị Phu, Viện trưởng Viện Kinh tế học Cấu trúc mới, Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), nguyên Phó Chủ tịch Cấp cao phụ trách Kinh tế phát triển của Ngân hàng Thế giới. GS. Lâm là một trong những chuyên gia hàng đầu về kinh tế học và đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc xây dựng các chiến lược phát triển bền vững cho các nền kinh tế đang phát triển.

Chia sẻ góc nhìn từ kinh tế học cấu trúc mới, GS. Lâm cũng chỉ ra rằng các quốc gia đang phát triển như Việt Nam có thể tận dụng lợi thế đi sau để đổi mới công nghệ, nâng cấp ngành công nghiệp và cải cách thể chế. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải thoát khỏi "bẫy thu nhập thấp" và "bẫy thu nhập trung bình" – một vấn đề mà nhiều quốc gia đang phát triển gặp phải. Ông cho rằng, để thực hiện được điều này, các nhà hoạch định chính sách cần phải hiểu rõ về cấu trúc tài nguyên của quốc gia và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp mới.

Với những phân tích từ kinh nghiệm quốc tế, GS. Lâm Nghị Phu đã đề xuất một quy trình chuyển đổi kinh tế qua 6 bước để thúc đẩy ngành công nghiệp mới và tăng trưởng bền vững. Các bước này bao gồm: xác định ngành có tiềm năng tăng trưởng, đánh giá khả năng hiện thực hóa ngành, tìm kiếm đầu tư từ nước ngoài, và tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Ông cũng cho rằng, một chính phủ với vai trò điều phối chiến lược và hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam vươn lên nhóm nước thu nhập cao.

Đẩy mạnh phát triển khu vực tư nhân và giáo dục

Các chuyên gia tại tọa đàm cũng đề cập đến vai trò quan trọng của khu vực tư nhân trong việc thúc đẩy tăng trưởng. Phó Giám đốc Economica Việt Nam Lê Duy Bình cho biết, trong số 940.000 doanh nghiệp hiện tại của Việt Nam, chỉ 1,5% là doanh nghiệp lớn và quy mô vừa, trong khi phần lớn còn lại thuộc nhóm nhỏ, siêu nhỏ. Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể phát triển, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Thêm vào đó, việc hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp cũng được nhiều chuyên gia nhấn mạnh. GS. Lâm Nghị Phu cho rằng, để nền kinh tế phát triển bền vững, cần thúc đẩy sự hợp tác giữa các cơ sở giáo dục và doanh nghiệp, giúp các trường đại học điều chỉnh chương trình học phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường lao động.

Tọa đàm "Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới" đã mang đến nhiều góc nhìn sâu sắc về tương lai phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới. Qua các cuộc thảo luận, các chuyên gia đã đưa ra những giải pháp thiết thực và khả thi giúp Việt Nam vượt qua thách thức và nắm bắt cơ hội để đạt được sự thịnh vượng bền vững. Đây là những bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển quốc gia, đặc biệt khi Việt Nam đang đối mặt với một thế giới đầy biến động và cơ hội.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

ADB: Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,6% năm 2025
ADB: Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,6% năm 2025

VOV.VN - Các chuyên gia ADB khuyến nghị, Việt Nam nên lưu tâm tới các yếu tố giải ngân vốn đầu tư công, khả năng thu hút FDI và việc nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi sản xuất toàn cầu, để củng cố thị trường trong nước và giảm tác động từ các yếu tố bên ngoài. 

ADB: Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,6% năm 2025

ADB: Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,6% năm 2025

VOV.VN - Các chuyên gia ADB khuyến nghị, Việt Nam nên lưu tâm tới các yếu tố giải ngân vốn đầu tư công, khả năng thu hút FDI và việc nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi sản xuất toàn cầu, để củng cố thị trường trong nước và giảm tác động từ các yếu tố bên ngoài. 

Việt Nam đạt mức tăng trưởng tích cực nhất khu vực Đông Nam Á
Việt Nam đạt mức tăng trưởng tích cực nhất khu vực Đông Nam Á

VOV.VN - Việt Nam là quốc gia đạt mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và có nhiều thuận lợi để tiếp tục đà phát triển mạnh mẽ.

Việt Nam đạt mức tăng trưởng tích cực nhất khu vực Đông Nam Á

Việt Nam đạt mức tăng trưởng tích cực nhất khu vực Đông Nam Á

VOV.VN - Việt Nam là quốc gia đạt mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và có nhiều thuận lợi để tiếp tục đà phát triển mạnh mẽ.

Các tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam có dư địa để tăng trưởng trên 8%
Các tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam có dư địa để tăng trưởng trên 8%

VOV.VN - Sau kết quả tăng trưởng ấn tượng của Việt Nam năm 2024, nhiều cơ quan tư vấn quốc tế dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ còn tiếp tục phát triển trong năm nay, và có dư địa để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% đầy tham vọng đã đặt ra.

Các tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam có dư địa để tăng trưởng trên 8%

Các tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam có dư địa để tăng trưởng trên 8%

VOV.VN - Sau kết quả tăng trưởng ấn tượng của Việt Nam năm 2024, nhiều cơ quan tư vấn quốc tế dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ còn tiếp tục phát triển trong năm nay, và có dư địa để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% đầy tham vọng đã đặt ra.

Chủ tịch Quốc hội Bulgaria thăm và thuyết trình tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Chủ tịch Quốc hội Bulgaria thăm và thuyết trình tại Đại học Quốc gia Hà Nội

VOV.VN - Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam- Vương Đình Huệ, sáng nay (9/01), Chủ tịch Quốc hội Bulgaria ngài Rossen Dimitrov Jeliazkov tới thăm Đại học Quốc gia Hà Nội và thuyết trình về chủ đề “Quan hệ song phương Bulgaria và Việt Nam thông qua lăng kính của các liên hệ kinh tế và văn hoá”.

Chủ tịch Quốc hội Bulgaria thăm và thuyết trình tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Chủ tịch Quốc hội Bulgaria thăm và thuyết trình tại Đại học Quốc gia Hà Nội

VOV.VN - Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam- Vương Đình Huệ, sáng nay (9/01), Chủ tịch Quốc hội Bulgaria ngài Rossen Dimitrov Jeliazkov tới thăm Đại học Quốc gia Hà Nội và thuyết trình về chủ đề “Quan hệ song phương Bulgaria và Việt Nam thông qua lăng kính của các liên hệ kinh tế và văn hoá”.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao