111111

“Tỷ lệ lao động qua đào tạo” là khái niệm rất mù mờ, vô nghĩa sao vẫn dùng?

VOV.VN - “Về bản chất thống kê, chúng ta chưa bao giờ có thống kê ở năm gốc lấy số liệu "lao động qua đào tạo" là năm nào để so sánh qua từng năm mà chỉ là những tưởng tượng giả định về "tỷ lệ" này , dùng lâu rồi thành thói quen đậm chất quan liêu”.

Trong một bài báo có tiêu đề: "Sự thật một chỉ tiêu vô duyên" của báo Vneconomy ngày 30/9/2018 đăng ý kiến của nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động, Bộ LĐ-TB-XH, TS. Nguyễn Thị Lan Hương khiến tôi suy nghĩ rất nhiều và tự hỏi vì sao chúng ta vẫn dùng khái niệm “tỷ lệ lao động qua đào tạo" trong rất nhiều văn bản chính sách, chiến lược từ hơn 15 năm qua vì khái niệm này rất mù mờ, vô nghĩa, không thể đo đếm được và không có quốc gia nào trên thế giới có khái niệm này để ta so sánh cũng như dựa vào tỷ lệ đó để làm quy hoạch hệ thống GD-ĐT cũng như chiến lược phát triển nhân lực quốc gia. Nó không có cơ sở xác định ngoài nội hàm khái niệm thì về bản chất thống kê chúng ta cũng chưa bao giờ có thống kê ở năm gốc lấy số liệu "lao động qua đào tạo" là năm nào để so sánh qua từng năm mà chỉ là những tưởng tượng giả định về "tỷ lệ" này , dùng lâu rồi thành thói quen đậm chất quan liêu.

Bên cạnh đó, không ít người luôn quan niệm về cơ cấu trình độ nhân lực ở nước ta là hình chóp ngược, rồi la lối lên Việt Nam đang thừa thầy thiếu thợ và phê phán việc mở rộng quy mô giáo dục đại học... Không ít người nói theo một vài vị chức sắc nào đó rằng về cơ cấu trình độ nhân lực của ta cần là: 1:4:10 tức 1 kỹ sư, 4 trung cấp và 10 công nhân. Vậy sự thật thế nào? Việc đưa ra cơ cấu nhân lực1:4:10 (1 kỹ sư, 4 Trung cấp; 10 công nhân) như một số người thực chất thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn.

Bởi vì, qua nghiên cứu của các chuyên gia Bộ GD-ĐT, nguồn gốc và bối cảnh đưa ra số liệu nghiên cứu trên thế giới hỗ trợ kết luận trên chưa rõ, trong khi thị trường nhân lực hiện nay không còn quá rạch ròi như trước kia nữa mà đòi hỏi một phổ các trình độ nhân lực: Công nhân – Nhân viên nghiệp vụ - Kỹ thuật viên - Công nghệ viên - Kỹ sư, Thạc sĩ - Tiến sĩ. Người lao động có trình độ được đào tạo cao không có nghĩa là vị trí lao động của người học được thay đổi mà do sự thay đổi của công nghệ, yêu cầu công việc đòi hỏi người lao động trước kia chỉ cần trình độ sơ cấp, trung cấp nhưng nay vẫn vị trí lao động đó lại cần trình độ cao đẳng và đại học. Như vậy, học đến trình độ “thầy” (như trong quan niệm của mọi người là cao đẳng, đại học) song người lao động vẫn không chuyển lên “đẳng cấp” thầy do vậy cơ cấu trình độ là một cơ cấu động mà không phải là cố định.

Kinh tế Việt Nam hiện nay phát triển không theo những bước tuần tự như những gì diễn ra ở cuối thế kỷ 19 đến đầu và giữa thế kỷ 20 khi tổ chức sản xuất theo mô hình Taylolism (chuyên môn hoá sâu) và sản xuất đi từ thủ công, đến cơ khí hoá từng phần và cơ khí hoá toàn bộ và tự động hoá. Do tác động của khoa học công nghệ, toàn cầu hoá chúng ta tận dụng cơ hội để đi tắt đón đầu, tức là sẽ có lĩnh vực công nghệ và dịch vụ cao cần dùng hàm luợng tri thức nhiều hơn đan xen với những hình thức tổ chức sản xuất và trình độ phát triển thấp hơn.

Ví dụ, lĩnh vực Ngân hàng, Tài chính, Công nghệ tự động hoá, Công nghệ thông tin, Viễn thông, Quản lý, Y khoa, Giáo dục và Nghiên cứu - Triển khai...đòi hỏi tỷ lệ người lao động có trình độ cao phải lớn hơn (cơ cấu nhân lực có hình chóp ngược là điều bình thường- tỷ lệ người lao động có trình độ giáo dục đại học trở lên), trong khi đó những lĩnh vực như Công nghiệp lắp ráp, Xây dựng, Nông nghiệp, May mặc, Nuôi trồng Thuỷ sản, Khai thác... thì có thể sử dụng nhiều lao động có trình độ thấp do đó cơ cấu nhân lực có thể là “hình trống” hoặc là hình chóp thuận. Như vậy, nói cơ cấu nhân lực phải nói đến cơ cấu nhân lực theo từng ngành sản xuất hoặc dịch vụ.

Cơ cấu đưa ra 1:4:10 nêu trên phạm vi quốc gia lại không phản ánh theo vùng kinh tế. Mỗi vùng có điều kiện kinh tế xã hội, trình độ phát triển và có các chính sách và chiến lược phát triển khác nhau (TP.HCM chắc phải khác Đà Nẵng, các tỉnh miền núi phải khác các tỉnh đồng bằng về cơ cấu nhân lực). Cho nên, nếu áp đặt cơ cấu nhân lực bất kỳ nào đó cho một nền kinh tế năng động như của Việt Nam là cách làm duy ý chí.

Ở ngay trong một ngành sản xuất, cơ cấu trình độ còn tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất, trình độ công nghệ và trình độ quản lý. Hai nhà máy có đầu tư công nghệ ở trình độ khác nhau thì cơ cấu nhân lực sẽ không giống nhau. Nếu quá trình sản xuất tự động hoá nhiều khâu thì cần nhiều lao động có trình độ cao, song nếu quá trình sản xuất nửa thủ công và cơ khí thì cần dùng nhiều lao động trình độ thấp hơn do đó cơ cấu trình độ khác nhau. Trong tương lai gần khi nền kinh tế phát triển, lợi thế cạnh tranh về giá lao động rẻ của nước ta sẽ mất đi do mức sống của người lao động được nâng lên (người ta sẽ không muốn đi làm ở đồng lương thấp như trước) và người lao động phải có trình độ thì năng lực cạnh tranh sản xuất mới được tăng cường, do đó cơ cấu trình độ nhân lực phải rất mềm dẻo linh hoạt theo thị trường nhân lực. Nói tóm lại, việc định cơ cấu nhân lực trong phạm vi quốc gia là việc làm rất thách thức, và thực chất khái niệm “tỷ lệ lao dộng qua đào tạo" không thể giúp nhiều cho GD-ĐT trong vai trò cung ứng nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường một cách vĩ mô.

Trong từng ngành kinh tế, vùng kinh tế phải cân đối lại cơ cấu nhân lực để xây dựng chiến lược phát triển nhân lực, chỉ khi đó ngành giáo dục mới có cơ sở để đảm bảo sự cân đối. Hay nói cách khác cả bên “cung” và bên “cầu” không bị vênh nhau như hiện nay. Đối với nước ta, tỷ lệ người lao động có trình độ đại học trên 100.000 dân còn thấp xa so với các nước trong khu vực, kinh nghiệm cho hay muốn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì không thể không phát triển nhân lực trình độ cao này song phải phù hợp với bước tiến của nền kinh tế.

Hiện tại, cũng phải thừa nhận cơ cấu chúng ta còn bất hợp lý do thiếu thông tin dự báo thị trường lao động, công tác kế hoạch phát triển nhân lực theo ngành kinh tế, theo nhóm nghề nghiệp và vùng lãnh thổ chưa giúp các cơ sở giáo dục đào tạo định hướng đào tạo của mình. Hầu hết các địa phương không xây dựng nhu cầu cơ cấu trình độ lao động theo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Chúng ta đang thiếu một "bản đồ" về có cấu trình độ nhân lực theo các nhóm ngành nghề trong tương lai như ở một số quốc gia khác (Mỹ chẳng hạn hàng năm đều có thống kê về tỷ lệ phần trăm trình độ người lao động dưới trung học, trung học, kỹ năng sau trung học, cao đẳng, thạc sĩ, tiến sĩ... của gần 800 nghề).

Nếu ngay lúc này chúng ta làm các quyết định phát triển nhân lực (mở trường, mở ngành đào tạo, xác định quy mô tuyển sinh, bố trí nguồn lực...) không dựa trên những nghiên cứu để lượng hóa tỷ lệ trình độ người trong độ tuổi lao động theo các nghề nghiệp mà chạy theo những chỉ tiêu không đo đếm được mang tính hô khẩu hiệu kiểu "nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo" thì bao giờ mới hiện đại hóa hệ thống giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp và việc quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo cũng như chiến lược phát triển giáo dục đào tạo có tính khả thi cao./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đến năm 2020, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 70%
Đến năm 2020, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 70%

Đào tạo nghề và nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ trọng tâm của Việt Nam từ nay đến năm 2020.  

Đến năm 2020, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 70%

Đến năm 2020, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 70%

Đào tạo nghề và nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ trọng tâm của Việt Nam từ nay đến năm 2020.  

Vận động, thuyết phục người lao động không về quê tự phát
Vận động, thuyết phục người lao động không về quê tự phát

VOV.VN - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề nghị các cấp công đoàn cần vận động, thuyết phục bằng nhiều hình thức đến từng người lao động, tại khu trọ, nơi cư trú, nơi đang làm việc hoặc qua ứng dụng công nghệ để người lao động không về quê tự phát.

Vận động, thuyết phục người lao động không về quê tự phát

Vận động, thuyết phục người lao động không về quê tự phát

VOV.VN - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề nghị các cấp công đoàn cần vận động, thuyết phục bằng nhiều hình thức đến từng người lao động, tại khu trọ, nơi cư trú, nơi đang làm việc hoặc qua ứng dụng công nghệ để người lao động không về quê tự phát.

"Người lao động ngoại tỉnh ồ ạt về quê là những hình ảnh thực sự đáng buồn"
"Người lao động ngoại tỉnh ồ ạt về quê là những hình ảnh thực sự đáng buồn"

VOV.VN - Giữa tâm dịch, hàng trăm ngàn người lao động từ TP.HCM và các tỉnh khu vực phía Nam cố gắng về quê bằng mọi giá. Cực chẳng đã, nhiều lao động cho biết, họ đã hết khả năng chịu đựng, chống chọi giữa thành phố khi mất việc, hết tiền.

"Người lao động ngoại tỉnh ồ ạt về quê là những hình ảnh thực sự đáng buồn"

"Người lao động ngoại tỉnh ồ ạt về quê là những hình ảnh thực sự đáng buồn"

VOV.VN - Giữa tâm dịch, hàng trăm ngàn người lao động từ TP.HCM và các tỉnh khu vực phía Nam cố gắng về quê bằng mọi giá. Cực chẳng đã, nhiều lao động cho biết, họ đã hết khả năng chịu đựng, chống chọi giữa thành phố khi mất việc, hết tiền.

Lao động nghèo, sinh viên bị mắc kẹt ở Hà Nội được giúp đỡ kịp thời
Lao động nghèo, sinh viên bị mắc kẹt ở Hà Nội được giúp đỡ kịp thời

VOV.VN - Khi được nhận gói an sinh hỗ trợ kịp thời, nhiều người đã rất xúc động vì đã “không bị bỏ lại phía sau”. Mức tiền hỗ trợ phần nào giúp họ vơi đi những khó khăn trong thời gian giãn cách xã hội.

Lao động nghèo, sinh viên bị mắc kẹt ở Hà Nội được giúp đỡ kịp thời

Lao động nghèo, sinh viên bị mắc kẹt ở Hà Nội được giúp đỡ kịp thời

VOV.VN - Khi được nhận gói an sinh hỗ trợ kịp thời, nhiều người đã rất xúc động vì đã “không bị bỏ lại phía sau”. Mức tiền hỗ trợ phần nào giúp họ vơi đi những khó khăn trong thời gian giãn cách xã hội.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao