111111

Từ 21/7, Hà Nội thu phí đường bộ xe máy: Sao cho kín kẽ?

VOV.VN - Dư luận rất băn khoăn về cách để cho xã, phường đứng ra thu phí; sử dụng phí sau thu và sự công bằng giữa các chủ phương tiện...

Ngày mai (21/7), Thành phố Hà Nội bắt đầu triển khai thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy. Theo quy định, việc thu phí này sẽ do UBND xã, phường, thị trấn thực hiện. Thời điểm thực thi đã sát nút, chuyện bàn tới, bàn lui việc thu hay chưa, nhiều hay ít không còn bàn cãi gì nữa. Điều dư luận lại lo lắng là thu sao cho kín kẽ, dùng tiền thu đó sao cho hợp lý.

Xã, phường thu phí là ai?

Theo quy định của UBND TP Hà Nội: UBND xã phường, thị trấn là cơ quan thu phí đối với xe máy mô tô, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn Thành phố; đối với các phường, thị trấn được để lại 10% phí sử dụng đường bộ thu được; đối với các xã được để lại 20% số phí sử dụng đường bộ thu được. Số tiền còn lại cơ quan thu phí phải nộp (hằng tuần) vào tài khoản của Quỹ bảo trì đường bộ địa phương mở tại Kho bạc Nhà nước.

Theo các số liệu được công bố rộng rãi trên báo giới, hiện tại thành phố có lượng xe máy trên 4,5 triệu xe, được phân bố trên 154 phường, 404 xã và 22 thị trấn. Theo ước tính, với mức thu từ 50.000 - 100.000 đồng/xe tùy theo dung tích, dự kiến, mỗi năm Hà Nội sẽ thu được khoảng 600 tỷ đồng. Như vậy, việc trích lại từ 10 đến 20% số phí thu được cho xã, phường thì mỗi năm cấp phường, xã của Hà Nội sẽ giữ lại một số tiền không nhỏ.

Ảnh minh họa: Việt Đức

Tuy nhiên, thực tế câu chuyện thu phí không dễ gì diễn ra và đạt con số như dự tính, bởi khó tránh hiện tượng lách luật và lạm dụng chủ trương này. Thành ra, số tiền thu được có thể lớn hơn dự kiến, hoặc nhỏ hơn dự kiến nhiều tỷ đồng. Khi đó, nếu áp số 10-20% phí để trang trải cho công tác tổ chức thu phí, rất có thể xảy ra hiện tượng, số tiền đó không đủ để duy trì sự nhiệt huyết và làm tròn trách nhiệm của nhóm làm công tác này.

Hơn thế, nếu quy định về tiêu chuẩn của đội ngũ nhân lực làm công tác thu phí này không chặt chẽ, có thể nảy sinh sự mất cân đối về giữa số lượng người làm, thù lao thực hưởng và lượng phương tiện trên địa bàn... giữa các xã, phường. Đồng thời, một tình huống cũng cần lường trước rằng, khi triển khai đội ngũ làm nhiệm vụ này không công khai, cụ thể, có thể xảy ra tình trạng người dân đặt câu hỏi với cán bộ: Anh là ai? Làm sao tôi tin biên lai thu tiền của anh là thực?

Khi đó, câu chuyện xã, phường đứng ra thu phí sẽ dần kém nhiệt huyết, thậm chí rơi vào cảnh “bắt cóc bỏ đĩa”, vì những phát sinh chưa được lường trước và có giải pháp ứng phó phát sinh.

Sao cho công bằng?

Một điểm đáng lưu ý nữa, với con số thống kê khoảng 4,5 triệu xe trên địa bàn, nhưng nếu không thống kê chính xác, không công khai, minh bạch và kiểm soát liên ngành nghiêm ngặt được về lượng xe chịu mức phí 50.000 đồng/xe và lượng xe chịu mức phí 100.000 đồng/xe, con số hàng trăm tỷ đồng thu được từ chủ trương này có thể sẽ bị “nhào nặn” bởi ai đó, ở đâu đó. Nếu điều đó xảy ra, chủ trương thu phí để bảo trì đường bộ sẽ khó đạt đích như trông đợi, thậm chí có thể trở thành công cụ cho những “con sâu” trong đội quân thực thi nhiệm vụ này kiếm lợi bất chính.

Hơn nữa, về việc thực hiện phương án thu phí trên, phản ánh của báo giới cho thấy, nhiều xã, phường trên địa bàn Hà Nội, hiện mới thống kê và có thể thực hiện thu với xe máy chính chủ. Xe không chính chủ hiện nay vẫn bỏ ngỏ. Đây chính là một trở ngại lớn cho công tác thu phí, đồng thời là một kẽ hở không nhỏ để tạo ra tình trạng lách luật. Bởi ai cũng biết, đến nay vẫn chưa cơ quan nào có thể khẳng định đã quản lý được xe không chính chủ, chưa có thống kê cụ thể loại phương tiện này.

Rõ ràng, khi áp dụng thu phí với xe chính chủ, còn xe không chính chủ chưa thực hiện được, thì sự bất bình đẳng giữa các phương tiện cùng lưu thông trên đường là nhãn tiền. Một tình huống có thể nảy sinh rằng, giữa khai báo xe chính chủ thì phải đóng phí, còn xe không chính chủ chưa bị thu, vậy người dân chọn phương án nào? Và rằng, khi công tác quản lý phương tiện chưa chặt chẽ, hẳn là xe nào bị lộ (khi vi phạm luật giao thông, khi bị kiểm tra...) thì cơ quan chức năng mới biết, còn lại, dù chính chủ hay không, dù nộp phí rồi hay chưa, tất cả đều vẫn bon bon trên mọi nẻo đường. Bình đẳng, trong trường hợp này, chỉ là khái niệm ở đâu đó.

Thêm nữa, khi trả lời trên báo giới đầu tháng 7, ông Nguyễn Huy Tưởng, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội còn cho biết, với mức phí bảo trì mà Hà Nội áp dụng với xe máy là khá thấp, có thể thành phố phải tính toán lại mức để lại cho bộ máy thu phí tại các xã, phường để đảm bảo quyền lợi cho đơn vị thu phí. Chứng tỏ, quyền lợi người thu phí cũng không đáng lo bị thiệt thòi. Vậy thì, còn một câu hỏi mà dư luận đã đặt ra rất nhiều lần rằng, sau thu phí, đến bao giờ số tiền đó mới “trở lại mặt đường” theo đúng nghĩa bảo trì? Ai kiểm soát dòng vốn thu được từ loại phí này? Và, quyền lợi người dân, chủ phương tiện đã đóng phí được đảm bảo bằng gì?./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội thu phí đường bộ đối với xe máy từ 21/7
Hà Nội thu phí đường bộ đối với xe máy từ 21/7

Mức thu phí mỗi năm sẽ là 50.000 đồng và 100.000 đồng/xe tùy theo dung tích. 

Hà Nội thu phí đường bộ đối với xe máy từ 21/7

Hà Nội thu phí đường bộ đối với xe máy từ 21/7

Mức thu phí mỗi năm sẽ là 50.000 đồng và 100.000 đồng/xe tùy theo dung tích. 

Phí bảo trì đường bộ đã thu được 1.666 tỷ đồng
Phí bảo trì đường bộ đã thu được 1.666 tỷ đồng

(VOV) -Quỹ này cũng đã giải ngân được 1.266,6 tỷ đồng để cấp sửa chữa thường xuyên và cấp sửa chữa định kỳ.

Phí bảo trì đường bộ đã thu được 1.666 tỷ đồng

Phí bảo trì đường bộ đã thu được 1.666 tỷ đồng

(VOV) -Quỹ này cũng đã giải ngân được 1.266,6 tỷ đồng để cấp sửa chữa thường xuyên và cấp sửa chữa định kỳ.

Phí bảo trì đường bộ: Thu rồi vẫn vướng trăm bề
Phí bảo trì đường bộ: Thu rồi vẫn vướng trăm bề

(VOV) - Nhiều phường, xã còn chưa nắm được cách thức thu; người dân thì chưa thực sự đồng tình với cách tính phí.

Phí bảo trì đường bộ: Thu rồi vẫn vướng trăm bề

Phí bảo trì đường bộ: Thu rồi vẫn vướng trăm bề

(VOV) - Nhiều phường, xã còn chưa nắm được cách thức thu; người dân thì chưa thực sự đồng tình với cách tính phí.

Phí bảo trì đường bộ không trùng phí các trạm BOT
Phí bảo trì đường bộ không trùng phí các trạm BOT

(VOV) -"Các doanh nghiệp BOT chỉ đặt trạm thu phí trên những đoạn mà doanh nghiệp bỏ tiền ra xây".

Phí bảo trì đường bộ không trùng phí các trạm BOT

Phí bảo trì đường bộ không trùng phí các trạm BOT

(VOV) -"Các doanh nghiệp BOT chỉ đặt trạm thu phí trên những đoạn mà doanh nghiệp bỏ tiền ra xây".

Phí bảo trì đường bộ: Người nộp muốn công bằng?
Phí bảo trì đường bộ: Người nộp muốn công bằng?

(VOV) - Chủ phương tiện cần công bằng khi nộp phí, nhân dân cần từng đồng phí phải được sử dụng hữu ích, minh bạch.

Phí bảo trì đường bộ: Người nộp muốn công bằng?

Phí bảo trì đường bộ: Người nộp muốn công bằng?

(VOV) - Chủ phương tiện cần công bằng khi nộp phí, nhân dân cần từng đồng phí phải được sử dụng hữu ích, minh bạch.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao