111111

Giáo dục bậc cao ở Việt Nam dưới con mắt một nhà khoa học Mỹ

GS Koblitz cho biết, hầu hết các trường của Mỹ đặt chi nhánh ở Việt Nam đều là những trường, có chất lượng thấp.

Ngay sau khi Viện ASH của Trường Công Kennedy thuộc Đại học Havard (Mỹ) công bố báo cáo có nhan đề “Giáo dục đại học ở Việt Nam – Cuộc khủng hoảng và phản ứng”, thông qua Viện Toán học Việt Nam, Giáo sư Neal Koblitz thuộc khoa Toán, Đại học Washington (Mỹ) – một nhân vật có uy tín trong làng trí thức thế giới, nhiều năm theo dõi sát sao tình hình phát triển khoa học và giáo dục bậc cao của Việt Nam – đã có bài phân tích, nhìn nhận về giáo dục bậc cao tại Việt Nam và hé lộ nhiều điều về tác giả của báo cáo trên.

Trong bài viết của mình, GS Koblitz cho biết, báo cáo “Giáo dục đại học ở Việt Nam – Cuộc khủng hoảng và phản ứng” của Viện ASH thực chất là của Thomas Vallely và trợ lý Ben Wilkinson. Để trả lời câu hỏi: Tác giả của báo cáo này có những phẩm chất, trình độ nào để có thể cho phép họ đưa ra những phán xét tiêu cực về tình hình giáo dục bậc cao ở Việt Nam như vậy? GS Koblitz đã vào trang web của Viện ASH thì biết rằng trước khi trở thành Giám đốc của chương trình Việt Nam, ông Vallely từng là thành viên của Hạ viên bang Massachusettes (tương tự như một quan chức cỡ nhỏ ở một tỉnh của Việt Nam). Xét về mặt học hàm, ông có bằng M.P.A (Thạc sĩ về Hành chính Công cộng) – một loại bằng cấp thông thường ở Mỹ dành cho những người muốn làm việc tại các khu vực hành chính cấp địa phương hoặc ở tiểu bang. Nó không có ý nghĩa như trình độ thạc sĩ về một lĩnh vực khoa học, và tất nhiên là còn kém xa một tiến sĩ (Ph.D.) hay là bằng Candidate của Liên Xô trước kia. So với cấp trên, Wikinson kém hơn bởi ông ta chỉ mới tham gia các khóa học về lịch sử và ngôn ngữ Việt Nam hồi sinh viên và “học luật tại Trường Luật Harvard” (cách viết này có nghĩa là ông ta đã không hoàn thành khóa học và có bằng cấp gì về luật).

Từ đó, GS Kobliz đặt câu hỏi: “Nếu một người nào đó có bằng M.P.A hoặc đã từng theo các khóa học đại học về lịch sử và ngôn ngữ Việt Nam thì liệu anh ta có đủ trình độ để chỉ bảo cho Chính phủ Việt Nam nên làm gì hay không? Liệu anh ta có đủ tư cách để đưa các phán xét tiêu cực về các nhà khoa học và các quan chức Việt Nam từng theo học tại các nước xã hội chủ nghĩa hay không?”. Và “liệu một người có trình độ như Vallely hoặc Wilinson có thể được Chính phủ Mỹ mời làm chuyên gia tư vấn về cải cách giáo dục bậc cao hay không?”. Câu trả lời tất nhiên là không. Bởi họ hoàn toàn không đủ trình độ và sẽ không có ai muốn nghe ý kiến của họ về việc này. Vấn đề đặt ra là Viện ASH của Trường Harvard và chương trình học giả Fulbright của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lại cử họ đến Việt Nam như là các “chuyên gia” về đào tạo bậc cao!

Theo GS Koblitz, đây là một ví dụ của cái gọi là chủ nghĩa thực dân kiểu mới và các tác giả đã tự tin thái quá một cách sai lầm vào kiến thức “cao cả” của mình. GS Koblitz cũng cho biết, đối với các vấn đề quốc tế quan trọng, quan điểm của Mỹ thường bị chia rẽ sâu sắc. Vì thế, ông muốn cảnh báo các nhà khoa học và quan chức Việt Nam cần phải hết sức thận trọng trước những phân tích và kiến nghị của các đại diện bên ngoài, ngay cả từ những đại học danh tiếng của Mỹ trong việc đề xuất các giải pháp giáo dục bậc cao tại Việt Nam. “Khi cho rằng các nhà khoa học và quan chức của Việt Nam, những người đã được đào tạo ở những nước xã hội chủ nghĩa, có năng lực kém hơn so với những người được đào tạo ở phương Tây và đã ngăn cản sự tiến bộ, các tác giả của báo cáo muốn tạo nên một cuộc xung đột giữa các nhóm (người) khác nhau ở Việt Nam”, GS Koblitz nhận định.

Về Việt Nam, GS Koblitz bày tỏ ngay từ lần đầu tiên đến Việt Nam vào năm 1978, ông đã nhận thấy “sự kính trọng đối với trí thức là một phần trong văn hóa Việt Nam từ thời xa xưa” và “những vấn đề mà Việt Nam đang phải đối mặt trong hệ thống giáo dục đại học ngày nay một phần là do hậu quả từ lịch sử cận đại bi thảm”. Báo cáo của Viện ASH nói rằng: “25% chương trình giảng dạy đại học được dành cho các môn học mang nặng tính tuyên truyền chính trị”. Tuy nhiên, GS Koblitz cho biết, khi nhìn vào các chương trình về chính sách tại Viện ASH, người ta dễ có cảm giác rằng việc truyền bá chính trị chiếm tới 100%. “Có lẽ 100% thì hơi quá, nhưng chắc chắn rằng tỷ lệ các môn tuyên truyền về chính trị và tư tưởng vượt xa con số 25%”, GS Koblitz khẳng định.

Nhắc đến khuyến nghị của Giáo sư Hoàng Tụy ủng hộ ý tưởng xây dựng một trường đại học mới, do Nhà nước tài trợ, dựa trên mô hình của Mỹ và do người Mỹ thiết kế, theo GS Koblitz, GS Hoàng Tụy và nhiều người khác đã sai lầm khi họ cho rằng một trường đại học được xây dựng hoàn toàn mới theo thiết kế của một nhóm các trường đại học của Mỹ sẽ là một mô hình thành công trong giáo dục bậc cao ở Việt Nam.

Trả lời câu hỏi: “Có nước nào trên thế giới mà điều này đã xảy ra không?”, GS Koblitz cho biết con số đó là rất ít và chủ yếu là ở Trung Đông. Nhưng những trường này chỉ đào tạo các con em tầng lớp thượng lưu và không có nhiều ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các quốc gia đó. Một điểm quan trọng trong bản kiến nghị về một trường đại học mới kiểu Mỹ ở Việt Nam là nó sẽ không lấy kinh phí từ nguồn của Mỹ. Như thế, theo GS Koblitz, đây sẽ là một khoản chi rất lớn đối với Chính phủ Việt Nam. Bởi “mỗi đồng đô la mà Việt Nam trả cho một hiệp hội của Mỹ có nghĩa là Nhà nước sẽ có ít tiền hơn để cải tổ các trường đại học hiện có”.

GS Koblitz cho biết, hầu hết các trường của Mỹ dặt chi nhánh ở Việt Nam đều là những trường, có chất lượng thấp. Ví dụ: Trường Cao đẳng Cộng đồng Houston có một chi nhánh rất phát dạt ở thành phố Hồ Chí Minh, trong khi không một người nào ở Mỹ coi Trường Cao đẳng Cộng đồng Houston là một trường có địa vị học thuật nghiêm túc. GS Koblitz không tin rằng việc “tư nhân hóa” sẽ là một lời giải cho những khó khăn của Việt Nam (và các nước khác) trong giáo dục bậc cao. Ông nói: Các “đại học tư, kể cả Thăng Long, không thực sự là các trường đại học mà chỉ là các trường dạy nghề với một vài hình thức giáo dục trên bậc phổ thông”.

Ông cũng cảnh báo giáo dục bậc cao ở Mỹ cũng đang xảy ra tình trạng xuống cấp về kiến thức cơ bản của sinh viên. Trong thời gian từ 20 hoặc 25 năm trở lại đây, mức độ chuẩn bị của sinh viên Mỹ khi nhập trường dần dần đi xuống. Ông nhận ra điều này khi sinh viên học môn học giải tích dành cho năm thứ nhất than phiền với bộ phận hành chính về việc ông dạy quá khó vì ông bắt sinh viên phải nhớ được công thức tính diện tích hình tròn.

Cùng với đó, chi phí cho giáo dục bậc cao ở Mỹ còn tăng nhanh hơn cả lạm phát và nhanh hơn cả mức thu nhập gia đình. Tại nhiều trường đại học tư hiện nay, tính trung bình mỗi năm sinh viên phải chi trả cho các khoản: Học phí, lệ phí, tiền thuê nhà, tiền ăn là vào khoảng 50.000 USD (tại các trường công lập thì chi phí vào khoảng một nửa số đó). Một lý do của chi phí cao là các trường đại học đó cung cấp cho sinh viên nhiều dịch vụ hơn trước đây. Ví dụ: So với các sinh viên ở các thế hệ trước, sinh viên thời nay dường như cần sự giúp đỡ về sức khỏe và tâm lý nhiều hơn. Nhiều người trong số họ lạm dụng các loại thuốc gây nghiện, các hóa chất chống dị ứng, thuốc tránh thai, và đặc biệt là các dược phẩm điều trị tâm lý như các loại thuốc giảm đau và thuốc giảm cường độ hoạt động. Và những cuộc rượu chè say sưa (một dạng của chứng nghiện rượu) cũng là một vấn đề lớn. Vì những yếu tố tổng hợp, một nửa số sinh viên vào các trường có chương trình đào tạo 4 năm không thể hoàn thành khóa học của mình trong vòng 4 năm, 5 năm và thậm chí là 6 năm. Điều này khiến cho nhiều nhà bình luận của Mỹ nói rằng giáo dục bậc cao ở Mỹ là rất không hiệu quả và quá đắt đỏ.

Tuy vậy, nước Mỹ vẫn có một nền khoa học hàng đầu thế giới vì họ luôn nắm giữ những kỹ thuật hiện đại nhất trong hầu hết các ngành kỹ thuật cao, vẫn có những chương trình sau đại học về các ngành khoa học tốt nhất thế giới, và vẫn đạt được rất nhiều giải Nobel. Có hai lý do: Nước Mỹ là một quốc gia rộng lớn và giàu có, với một hệ thống giáo dục hoàn toàn phi tập trung. Sự đa dạng về chất lượng là rất lớn. Có một thiểu số (2%) các trường công lập và trường tư có chất lượng rất cao nhưng đủ để cung cấp cho đất nước hàng trăm nghìn kỹ sư và các nhà khoa học. Nước Mỹ hưởng lợi rất nhiều từ phong trào nhập cư. Sự “bòn rút chất xám” từ các quốc gia khác cung cấp đều đặn cho nước Mỹ một số lượng phong phú các nhà khoa học và kỹ sư. Trong nhiều ngành khoa học, hơn một nửa các luận án tiến sĩ chất lượng hàng đầu được viết bởi các sinh viên sau đại học đã từng học tập tại các trường bậc thấp hơn ở các quốc gia khác.

Đối với các quốc gia khác, có thể rút ra nhiều bài học từ thành công và thất bại của giáo dục khoa học ở Mỹ. Tuy nhiên, không một người có tri thức nào lại có thể khẳng định rằng nhìn chung hệ thống đào tạo trung học và đại học của Mỹ là một mô hình tốt và đáng để các quốc gia khác noi theo. Nhìn sang các nước khác để học tập các ý tưởng để cải cách là một việc làm hoàn toàn xác đáng. Ví dụ ở Mỹ thì việc giảng dạy và nghiên cứu được gắn kết với nhau tốt hơn nhưng cũng không nên tôn sùng giáo dục bậc cao của nước Mỹ (hay bất cứ quốc gia nào khác). Một số nước khác, như Ấn Độ, Trung Quốc, và Nhật Bản – lại là những nguồn ý tưởng và cảm hứng hay hơn nhiều trong một một số khía cạnh của giáo dục./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao