111111

Ai cũng có người thầy đầu tiên

(VOV) -Cải cách giáo dục toàn diện cần quan tâm đầu tiên tới vai trò của người thầy.

Cuộc sống phát triển đặt ra yêu cầu mới, đòi hỏi giáo dục phải thay đổi, rồi đến một lúc nào đó phải cải cách toàn diện. Nhưng dù đổi thay thế nào thì ai cũng có người thầy đầu tiên.

Từ ngày lập nước, Bác Hồ đã chỉ ra sứ mạng, mục tiêu của nền giáo dục nước nhà lúc đó là phải “diệt giặc dốt”, coi đó là việc làm song hành với các mặt trận chống giặc ngoại xâm, giặc đói.

Thấy rõ sứ mạng của mình, mỗi người dân Việt Nam yêu nước đều trở thành chiến sĩ “diệt dốt”, người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ, người biết nhiều dạy cho người biết ít. Từ chỗ hơn 90% dân số mù chữ, chỉ hơn 1 năm sau nước ta đã có gần 3 triệu người biết đọc biết viết.

Kết quả kì diệu đó có được không nhờ vào lực lượng siêu phàm nào cả, mà là vì chúng ta đã hiện thực hóa được một triết lí giáo dục rất đơn giản, đó là nền giáo dục đại chúng, ai biết thì làm thầy, ai chưa biết thì làm trò. Dạy nhau một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy.    

Gần 7 thập kỉ đã trôi qua, bây giờ gần như không còn gặp lại được những người thầy ngày đầu lập nước. Nhưng hiện nay chúng ta vẫn có hàng triệu thầy giáo, cô giáo - là con em, là cháu chắt của những người thầy đầu tiên ấy. Họ đang mang trên vai sứ mạng trồng người cao cả, đòi hỏi tâm huyết và sự hi sinh lớn lao không thể mang ra so sánh được.

Bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng đang đặt ra rất nhiều yêu cầu mới và những tiêu chuẩn cao đối với ngành giáo dục nói chung và mỗi thầy giáo, cô giáo nói riêng. Nhìn lại lịch sử từ thời ‘bình dân học vụ’ để mỗi chúng ta soi vào đó, nhưng cũng nên thấy rõ thêm rằng, chuẩn xóa mù bây giờ khác xưa rất nhiều rồi. Nếu không có kĩ năng giao tiếp, tính toán, ở nhiều môi trường nếu không biết sử dụng máy vi tính, không biết ngoại ngữ cũng coi như là mù chữ.

Thế nhưng, trong biển kiến thức mênh mông, trước xa lộ thông tin ngồn ngộn như hiện nay thì dạy học sinh cái gì đây? Dạy các em học để làm người hay học để lấy bằng cấp? Dạy các em cách làm giàu hay cách bồi dưỡng và phát huy lòng nhân ái, tính trung thực? Còn nhiều câu hỏi khác nữa, chẳng hạn như làm thế nào dạy các em có tinh thần trách nhiệm, ý thức công dân, lương tâm nghề nghiệp, thái độ hợp tác trong lao động?...

‘Có thực mới vực được đạo’ - khó mà yêu cầu nhà trường bây giờ phải tuân thủ những chuẩn mực mô phạm, khi mà chúng ta cứ thảo luận bàn bạc lên xuống vẫn chưa tìm được cách cải thiện đời sống cho người thầy.

Cuộc sống phát triển đòi hỏi giáo dục phải thay đổi, nhưng dù đổi thay thế nào thì ai cũng có người thầy đầu tiên. Vai trò của người thầy cần được đặt đúng tầm mức, mà trước hết là người thầy phải có thu nhập đảm bảo cuộc sống cao hơn mức trung bình của xã hội, của cộng đồng, của khu dân cư.

Đây là vấn đề cần được quan tâm trước tiên vì làm được điều đó sẽ có tác động tích cực hơn nhiều so với việc thành lập thêm trường đại học cao đẳng, việc tăng hay giảm một kì thi hay việc viết mới sách giáo khoa... và cũng không quá mất thời gian tranh luận xem nên tổ chức thi trắc nghiệm hay tự luận, ra đề đóng hay đề mở… Bởi khi người thầy không quá lo lắng về ‘cơm áo gạo tiền’ hằng ngày thì họ mới có thể giành thêm tâm lực, trí lực cho sự nghiệp trồng người.

Ngành giáo dục lúc ấy cũng không phải quá khó khăn trong việc xử lí những ‘tiêu cực khó nói’ như dạy thêm, học thêm, mua điểm, mua bằng, hay kể cả tình trạng giáo viên bỏ dạy hàng loạt… Các trường sư phạm cũng không khó tìm nguồn tuyển sinh, thậm chí có thể thu hút được nhiều học sinh thực sự giỏi dấn thân vào sự nghiệp cao đẹp này. Tất nhiên, song song với việc này cần có sự sàng lọc kĩ càng và chặt chẽ để thầy phải ra thầy, mới có thể dạy trò cho ra trò được.

Xin nhắc lại nguyên lí hàng đầu của giáo dục là đổi mới phải có kế thừa. Triết lí giáo dục càng đơn giản càng đúng đắn và hiệu quả. Ai cũng có người thầy đầu tiên. Cải cách giáo dục toàn diện vì thế cần quan tâm đầu tiên đến vai trò của người thầy./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lo chảy máu chất xám ở chính đội ngũ người thầy
Lo chảy máu chất xám ở chính đội ngũ người thầy

Đó là một trong nhiều trăn trở của PGS, TS Nguyễn Vũ Lương về hệ thống trường chuyên THPT ở nước ta.

Lo chảy máu chất xám ở chính đội ngũ người thầy

Lo chảy máu chất xám ở chính đội ngũ người thầy

Đó là một trong nhiều trăn trở của PGS, TS Nguyễn Vũ Lương về hệ thống trường chuyên THPT ở nước ta.

Đổi mới giáo dục phải biết yêu người thầy
Đổi mới giáo dục phải biết yêu người thầy

(VOV) - Nghề dạy học, trước hết và cũng trên hết, là dạy làm người, người làm nghề dạy học được nhân dân suy tôn là thầy - thầy giáo.

Đổi mới giáo dục phải biết yêu người thầy

Đổi mới giáo dục phải biết yêu người thầy

(VOV) - Nghề dạy học, trước hết và cũng trên hết, là dạy làm người, người làm nghề dạy học được nhân dân suy tôn là thầy - thầy giáo.

Người thầy- Nhân tố quan trọng của sự nghiệp giáo dục
Người thầy- Nhân tố quan trọng của sự nghiệp giáo dục

(VOV) -Đây là chủ đề buổi tọa đàm tổ chức sáng 8/11 tại TP HCM.

Người thầy- Nhân tố quan trọng của sự nghiệp giáo dục

Người thầy- Nhân tố quan trọng của sự nghiệp giáo dục

(VOV) -Đây là chủ đề buổi tọa đàm tổ chức sáng 8/11 tại TP HCM.

Vai trò người thầy trong xây dựng xã hội học tập
Vai trò người thầy trong xây dựng xã hội học tập

(VOV) -Vai trò của người thầy quan trọng trong việc định hướng về tri thức, nhân cách đối với người học

Vai trò người thầy trong xây dựng xã hội học tập

Vai trò người thầy trong xây dựng xã hội học tập

(VOV) -Vai trò của người thầy quan trọng trong việc định hướng về tri thức, nhân cách đối với người học

Người thầy hơn 20 năm gieo chữ nơi đầu sóng
Người thầy hơn 20 năm gieo chữ nơi đầu sóng

(VOV) - 24 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người trên đảo Lý Sơn, thầy Trần Ngọc Bích đã thực sự là người con ưu tú của đảo.

Người thầy hơn 20 năm gieo chữ nơi đầu sóng

Người thầy hơn 20 năm gieo chữ nơi đầu sóng

(VOV) - 24 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người trên đảo Lý Sơn, thầy Trần Ngọc Bích đã thực sự là người con ưu tú của đảo.

Phát hành sách “Chu Văn An - Người thầy của muôn đời”
Phát hành sách “Chu Văn An - Người thầy của muôn đời”

(VOV) - Cuốn sách gồm 5 chương là công trình nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về danh nhân Chu Văn An.

Phát hành sách “Chu Văn An - Người thầy của muôn đời”

Phát hành sách “Chu Văn An - Người thầy của muôn đời”

(VOV) - Cuốn sách gồm 5 chương là công trình nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về danh nhân Chu Văn An.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao