111111

Giải pháp nào bảo vệ trẻ em trong kỷ nguyên số?

VOV.VN - Các đại biểu Quốc hội đề xuất cách tiếp cận chủ động và toàn diện hơn trong bảo vệ trẻ em trong kỷ nguyên số. Nhiều kiến nghị cần áp dụng trí tuệ nhân tạo và các giải pháp công nghệ trong bảo vệ trẻ em.

Trong phiên thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước vừa qua, vấn đề bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trên môi trường mạng được nhiều đại biểu Quốc hội đồng loạt nêu lên như một yêu cầu cấp thiết, cần có bước chuyển đột phá về chính sách và hành động.

Đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cảnh báo: trẻ em Việt Nam hiện nay là “công dân số” từ rất sớm, nhiều em tiếp xúc với điện thoại, máy tính từ khi mới học lớp 1, thậm chí chưa đến tuổi đi học. Chơi game, học trực tuyến, chỉnh sửa ảnh bằng AI, trò chuyện với chatbot… đã trở nên phổ biến, trong khi kỹ năng nhận diện nội dung độc hại của các em còn rất hạn chế. "Cấm không phải là bảo vệ", bà Dung nhấn mạnh, bởi cấm đoán không thể thay thế việc trang bị kỹ năng, và càng không thể ngăn được nguy cơ nếu trẻ em phải tự xoay xở trong một thế giới mạng đầy rủi ro.

Cùng chung quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương đưa ra con số đáng báo động: năm 2024, có tới 381 vụ xâm hại trẻ em trên môi trường mạng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2023. Tình trạng này không chỉ dừng lại ở bắt nạt trực tuyến, phát tán nội dung độc hại mà còn có cả “bắt cóc trực tuyến”, một hình thức lừa đảo, dụ dỗ mới cực kỳ nguy hiểm.

Đáng chú ý, đại biểu Thoa cho rằng công tác bảo vệ trẻ em hiện nay vẫn còn nặng về xử lý sau khi vụ việc xảy ra, trong khi xu thế toàn cầu đã chuyển mạnh sang phòng ngừa chủ động. Bà đề xuất cần đầu tư và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong bảo vệ trẻ em, bao gồm: thiết lập các nền tảng tố giác, tư vấn tự động; xây dựng hệ thống trợ lý ảo hỗ trợ trẻ bị xâm hại; sử dụng AI để quét, phát hiện nội dung độc hại, gỡ bỏ kịp thời các bài đăng vi phạm trên không gian mạng.

Mặt khác, các đại biểu cũng chỉ rõ hạn chế trong nguồn lực con người làm công tác trẻ em tại cơ sở. Việc “thiếu cán bộ chuyên trách”, đặc biệt ở cấp xã, thôn, bản là một nguyên nhân khiến nhiều vụ việc không được phát hiện sớm. Do đó, Quốc hội được đề nghị quan tâm bố trí đủ nhân lực chuyên trách và cộng tác viên làm công tác trẻ em, được đào tạo bài bản về quyền trẻ em và công tác xã hội.

Ngoài ra, các đại biểu kiến nghị cần sớm hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ trẻ em trên môi trường số, trong đó đặc biệt nhấn mạnh trách nhiệm của các nền tảng công nghệ, nhất là nền tảng xuyên biên giới trong việc kiểm soát nội dung, thuật toán, xác minh độ tuổi và bảo vệ dữ liệu cá nhân trẻ em.

"Trí tuệ nhân tạo không phải chìa khóa vạn năng, nhưng có thể giúp ích rất lớn trong việc triển khai các chương trình vì trẻ em" - đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa khẳng định. Đây cũng là thông điệp cho một hướng đi cấp bách: xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn để mọi trẻ em Việt Nam được phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức trong một kỷ nguyên số đầy cơ hội và thách thức.

dt2.jpg

Tăng cường bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

VOV.VN - Khi internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống thì bên cạnh những tiện ích, môi trường mạng cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng xấu đến nhận thức và hành vi, đặc biệt với trẻ em.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Đuối nước ở trẻ em trong dịp nghỉ hè, nỗi lo không của riêng ai
Đuối nước ở trẻ em trong dịp nghỉ hè, nỗi lo không của riêng ai

VOV.VN - Thanh Hóa là địa phương có nhiều sông, suối, ao, hồ… nhưng công tác trang bị kỹ năng phòng tránh đuối nước cho trẻ em còn hạn chế; trong khi đó, việc dạy bơi cho trẻ chưa được phổ cập rộng rãi. Nguy cơ đuối nước vì vậy vẫn hiện hữu và có xu hướng gia tăng trong dịp hè về.

Đuối nước ở trẻ em trong dịp nghỉ hè, nỗi lo không của riêng ai

Đuối nước ở trẻ em trong dịp nghỉ hè, nỗi lo không của riêng ai

VOV.VN - Thanh Hóa là địa phương có nhiều sông, suối, ao, hồ… nhưng công tác trang bị kỹ năng phòng tránh đuối nước cho trẻ em còn hạn chế; trong khi đó, việc dạy bơi cho trẻ chưa được phổ cập rộng rãi. Nguy cơ đuối nước vì vậy vẫn hiện hữu và có xu hướng gia tăng trong dịp hè về.

Nỗi lo tai nạn thương tích trẻ em khi hè về
Nỗi lo tai nạn thương tích trẻ em khi hè về

VOV.VN - Mùa hè, dù mang lại nhiều niềm vui cho trẻ em nhưng cũng là thời điểm xảy ra nhiều tai nạn thương tích ở trẻ em nhất trong năm. Làm thế nào để con có được một mùa hè thật vui, an toàn và ý nghĩa là nỗi trăn trở của nhiều gia đình.

Nỗi lo tai nạn thương tích trẻ em khi hè về

Nỗi lo tai nạn thương tích trẻ em khi hè về

VOV.VN - Mùa hè, dù mang lại nhiều niềm vui cho trẻ em nhưng cũng là thời điểm xảy ra nhiều tai nạn thương tích ở trẻ em nhất trong năm. Làm thế nào để con có được một mùa hè thật vui, an toàn và ý nghĩa là nỗi trăn trở của nhiều gia đình.

Thủ tướng yêu cầu các địa phương tổ chức sinh hoạt hè cho trẻ em thật an toàn
Thủ tướng yêu cầu các địa phương tổ chức sinh hoạt hè cho trẻ em thật an toàn

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 17/CT-TTg về việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và tổ chức sinh hoạt hè cho trẻ em, học sinh. Theo đó, các địa phương cần tổ chức sinh hoạt hè cho trẻ em, học sinh thực sự an toàn, bổ ích, hiệu quả.

Thủ tướng yêu cầu các địa phương tổ chức sinh hoạt hè cho trẻ em thật an toàn

Thủ tướng yêu cầu các địa phương tổ chức sinh hoạt hè cho trẻ em thật an toàn

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 17/CT-TTg về việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và tổ chức sinh hoạt hè cho trẻ em, học sinh. Theo đó, các địa phương cần tổ chức sinh hoạt hè cho trẻ em, học sinh thực sự an toàn, bổ ích, hiệu quả.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao