111111

Già hóa dân số: Vì sao và hệ lụy thế nào đối với đời sống kinh tế xã hội?

VOV.VN - Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước hiện có 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm tỷ lệ 16%. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất châu Á. Tương tự, thời gian chuyển từ giai đoạn dân số vàng sang dân số già ngày càng ngắn hơn so với các quốc gia khác.

Dự kiến đến năm 2038, giai đoạn người lao động ở vào độ chín chiếm nhiều nhất kết thúc. Điều này đồng nghĩa với việc những gánh nặng xã hội như tăng lên, như quỹ bảo hiểm, các loại phúc lợi xã hội khác.

Vẫn liên quan đến vấn đề tiền lương, theo khảo sát của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện vào tháng 3-4/2025, 73% số lao động độc thân cho biết nguyên nhân chính khiến họ chưa lập gia đình do thu nhập không đủ đảm bảo cuộc sống.

Hơn 50% người lao động đã lập gia đình không hoặc chưa muốn sinh con hoặc có thêm con vì lý do số tiền kiếm được hàng hàng không đủ trang trải chi phí sinh hoạt.

Trao đổi về vấn đề này, nhiều người trẻ đều có chung một quan điểm đó là bao giờ đủ tài chính mới kết hôn, chín chắn chỉ là cách lảng tránh một sự thật hiển nhiên đằng sau những tính toán cơm áo, gạo tiền.

“Không chỉ bản thân tôi mà những người bạn của mình đến 10 người, thậm chí lớn tuổi hơn thì có 5, 6 người họ cũng ngại kết hôn với 2 lý do chính đó là chưa đủ tiền trong khi vẫn còn những hoài bão khác”.

“Cứ trì hoãn hoài vậy vì sợ có con không có dạy tốt, sợ xấu sợ đẻ xong trì hoãn việc kiếm tiền, nói chung sợ nhiều thứ”.

“Khi mà vợ sinh con thì mọi vấn đề tài chính đổ lên đầu người chồng, mình sợ mình không đảm bảo được trong khoảng 1-2 năm vì vấn đề tài chính có thể dẫn đến gia đình bị xáo trộn”.

Nguyên nhân dân số già hóa với tốc độ rất nhanh so với các quốc gia trong khu vực cũng bởi lý do này, dẫn đến tỷ lệ sinh so với tỷ lệ người cao tuổi ngày càng nới rộng. Đồng bằng sông Cửu Long cũng như Đồng bằng sông Hồng là hai vùng có chỉ số già hóa cao nhất cả nước, tương ứng tỷ lệ 76,8% với 70,6%. Theo đó, hai thành phố lớn nhất cả nước là TP. Hồ Chí Minh cùng thủ đô Hà Nội dẫn đầu danh sách những địa phương dân số già chiếm tỷ lệ nhiều nhất, cũng là hai nơi cuộc sống của người lao động ngày càng eo hẹp hơn, do giá cả tăng nhanh hơn thu nhập thực tế.

Đấy cũng chính là lý do người trẻ không mặn mà với việc sinh hoặc sinh thêm con sau khi lập gia đình, dẫn đến tỷ lệ già hóa dự kiến đến năm 2029 tăng lên mức cứ 6 người lại có 1 người già. Chưa hết, thống kê còn chỉ ra rằng, chỉ có khoảng chưa đến 50% người già hiện nay ở Việt Nam có thu nhập, hầu hết đều mắc bệnh mãn tính theo như tổng kết của GS. TS Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng viện dân số và các vấn đề xã hội, Đại học Kinh tế quốc dân. 

“Hiện nay, bình quân mỗi người cao tuổi mắc 3 bệnh mãn tính, thu nhập của người cao tuổi chỉ có 20% người cao tuổi có lương hưu thôi, nếu tính cả trợ cấp xã hội thì cũng chưa đến 50%”.

Làm gì để "chưa già đã giàu"?

Có lẽ, sau khái niệm "chưa giàu đã già" còn có thêm một mệnh đề khác nữa cần giải quyết, đó là "làm gì để chưa già đã giàu?". Trao đổi về vấn đề này, tiến sĩ Đinh Huy Dương, nguyên Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Giáo dục, Tổng cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình, nay là Cục Dân số, Bộ Y tế, cho biết, cần có biện pháp tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho người trẻ.

“Trước tiên chúng ta cần có những chính sách để khuyến khích người trẻ có những cái chuẩn bị tích cực cho tương lai, ví dụ như là đào tạo, là việc làm, là cơ sở hạ tầng, nơi làm việc tốt cho càng nhiều bạn trẻ tham gia vào lực lượng lao động, đóng góp cho xã hội, tích lũy cho bản thân càng tốt”.

Già hóa dân số làm cho cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động giảm đi, cơ cấu nghề nghiệp thay đổi. Điều đó đồng nghĩa với việc gánh nặng kinh tế cho người lao động trẻ cũng cao hơn, khi mà tuổi thọ của người dân tăng lên, sức khỏe giảm đi. Chưa kể đến câu chuyện đa số họ không có khoản tích lũy vì giai đoạn thu không đủ chi trước đây. Một vòng tròn cần được quan tâm giải quyết càng sớm càng tốt, ví dụ như bài toán lương rục rịch tăng một, giá cả sinh hoạt tăng gấp đôi.

Bài toán an sinh xã hội về lâu dài cần được tính toán một cách căn cơ, làm sao cho tốc độ già hóa dân số chậm lại, phát huy tối đa nguồn lực trong giai đoạn dân số vàng.

gia-hoa-1.jpg

“Cơn bão” già hóa dân số có đáng lo ngại?

VOV.VN - Theo các chuyên gia y tế, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số nhanh chóng. Vào năm 2036, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ xã hội “già hóa” sang xã hội “già”. Đây là thách thức nhưng nếu có sự chuẩn bị tốt thì sẽ biến thách thức thành cơ hội.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Châu Á đối mặt với thách thức "già hoá dân số"
Châu Á đối mặt với thách thức "già hoá dân số"

VOV.VN - Châu Á đang phải đối mặt với tình trạng dân số già hóa nhanh chóng do tuổi thọ cao hơn và tỷ lệ sinh thấp hơn. Đây là xu hướng toàn cầu, nhưng Châu Á đang trải qua xu hướng này với tốc độ chưa từng có, đặt ra thách thức đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.

Châu Á đối mặt với thách thức "già hoá dân số"

Châu Á đối mặt với thách thức "già hoá dân số"

VOV.VN - Châu Á đang phải đối mặt với tình trạng dân số già hóa nhanh chóng do tuổi thọ cao hơn và tỷ lệ sinh thấp hơn. Đây là xu hướng toàn cầu, nhưng Châu Á đang trải qua xu hướng này với tốc độ chưa từng có, đặt ra thách thức đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.

TP.HCM đang chịu áp lực về tốc độ già hóa dân số nhanh nhất cả nước
TP.HCM đang chịu áp lực về tốc độ già hóa dân số nhanh nhất cả nước

VOV.VN - Số người cao tuổi tại TP.HCM đứng thứ hai cả nước và TP đang phải chịu nhiều áp lực khi dẫn đầu về tốc độ già hóa dân số nhanh nhất. Đây cũng là nội dung được nêu lên tại Hội thảo khoa học già hóa dân số và chính sách thích ứng với già hóa dân số trên địa bàn, do Sở Y tế TP.HCM phối hợp Viện Nghiên cứu phát triển TP tổ chức hôm nay (11/12).

TP.HCM đang chịu áp lực về tốc độ già hóa dân số nhanh nhất cả nước

TP.HCM đang chịu áp lực về tốc độ già hóa dân số nhanh nhất cả nước

VOV.VN - Số người cao tuổi tại TP.HCM đứng thứ hai cả nước và TP đang phải chịu nhiều áp lực khi dẫn đầu về tốc độ già hóa dân số nhanh nhất. Đây cũng là nội dung được nêu lên tại Hội thảo khoa học già hóa dân số và chính sách thích ứng với già hóa dân số trên địa bàn, do Sở Y tế TP.HCM phối hợp Viện Nghiên cứu phát triển TP tổ chức hôm nay (11/12).

Vùng ĐBSCL đang đối mặt thách thức già hóa dân số, biến đổi khí hậu
Vùng ĐBSCL đang đối mặt thách thức già hóa dân số, biến đổi khí hậu

VOV.VN - Ngày 28/11, Học viện Chính trị khu vực IV, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Quản lý phát triển xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay”. Hội thảo tập trung phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển xã ở vùng ĐBSCL và đề xuất giải pháp phát triển theo hướng bền vững.

Vùng ĐBSCL đang đối mặt thách thức già hóa dân số, biến đổi khí hậu

Vùng ĐBSCL đang đối mặt thách thức già hóa dân số, biến đổi khí hậu

VOV.VN - Ngày 28/11, Học viện Chính trị khu vực IV, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Quản lý phát triển xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay”. Hội thảo tập trung phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển xã ở vùng ĐBSCL và đề xuất giải pháp phát triển theo hướng bền vững.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao