111111

Đưa nước sạch xuống núi ở Tân Kỳ, Nghệ An

VOV.VN - Nghe có vẻ đơn giản, nhưng việc đưa nước sạch từ núi cao về “giải khát” cho hàng ngàn hộ dân tộc thiểu số tại huyện Tân Kỳ, Nghệ An là một hành trình đầy nỗ lực. Những dòng nước trong lành đã về tới các xã Đồng Văn, Tiên Kỳ, mang lại cuộc sống mới cho bà con.

"Khát" nước giữa xứ đá Khe Sơn

Tại xóm Khe Sơn, xã Đồng Văn, câu chuyện về nước sạch từng là nỗi trăn trở kéo dài. Anh Vi Xuân Tiếp, Xóm trưởng, chia sẻ: “Nhiều năm qua, vấn đề nước sinh hoạt của bà con rất khó khăn. Đào giếng, khoan giếng trong vườn nhà cũng khó tìm được nguồn nước. Chi phí khoan một giếng từ 25 - 30 triệu đồng là quá lớn với hầu hết các hộ dân Khe Sơn”.

Khe Sơn là xóm với 322 hộ, 1.335 nhân khẩu đồng bào Thái. Dù có tiền, nhiều gia đình vẫn khó tìm được nguồn nước đảm bảo. Các khe, suối quanh xóm thường khô cạn vào mùa nắng nóng, khiến cuộc sống của người dân thêm phần vất vả.

Bà Hà Thị Đoài, một hộ dân ở Khe Sơn, kể: “Nhiều năm nhân dân phải dùng nước khe, suối. Gia đình tôi cũng vậy, phải ra khe, suối tắm giặt, gánh nước về dùng sinh hoạt, ăn uống…”. Lý do là bởi vùng đất này toàn đá và đá. Dù bỏ nhiều công sức, tiền của đào sâu xuống cũng chưa chắc tìm thấy nước. Có gia đình khoan đến 5-7 lỗ nhưng vẫn không có nước.

Nhận thấy những khó khăn đó, Chi bộ và Ban Cán sự xóm Khe Sơn đã nhiều lần đề xuất cấp trên tìm giải pháp. Đến năm 2023, dự án mong đợi đã thành hiện thực. Hệ thống các bể chứa, bể lắng lọc trên núi và đường ống dẫn nước đã được xây dựng, đưa nước về 7 bể chứa rải đều trong các cụm dân cư, đảm bảo cung ứng đủ cho bà con. Bà Đoài không giấu được niềm vui: “Có chứ! Là vùng sâu, vùng xa khó khăn thì cấp trên mới đưa nước từ bù (núi – P.V) về cho mà sử dụng. Cảm ơn cấp trên lắm. Nước từ bù về đảm bảo, lại không phải trả tiền điện…”.

Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Văn Khánh, người sinh ra và lớn lên tại Đồng Văn, thấu hiểu nỗi “khát” nước của người dân. Anh cho biết, Đồng Văn là nơi “chưa Hè đã hạn”, đặc biệt là các xóm Khe Sơn, Đồng Tâm - những vùng đất đá mọc, khó tìm nguồn nước ngầm. Sau nhiều năm mong mỏi, xóm Khe Sơn đã có dự án đưa nước về từ thác Nà Huồi trên núi Bù Khủa, còn xóm Đồng Tâm có dự án từ khe Chiềng trên núi Bù Chiềng.

Hành trình kỳ công đưa nước từ đỉnh Bù Khủa

Việc tìm vị trí xây dựng công trình trên núi cao vời vợi là một thách thức lớn. Anh Nguyễn Văn Khánh kể, khi có dự án, xã đã huy động cán bộ phối hợp cùng người dân lên núi, bám theo các khe suối tìm vị trí phù hợp. Trên núi Bù Khủa, hai vị trí đã được tìm thấy. Sau đó, huyện Tân Kỳ khảo sát lại và quyết định chọn vị trí cao hơn, khoảng 800m so với mực nước biển, để đảm bảo áp suất dẫn nước về các bể chứa.

Cán bộ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Tân Kỳ cho biết, trên núi Bù Khủa xây dựng một tràn dâng nước bằng bê tông cốt thép kiên cố. Gắn với tràn là một bể chứa lớn với 3 ngăn lắng, lọc và chứa. Từ đây, nước được dẫn về 7 bể chứa ở bản Khe Sơn thông qua 5.082m đường ống, đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt cho bà con.

Anh Phan Văn Nhã, cán bộ trực tiếp thực hiện các công trình nước trên núi cao, cho biết các dự án này nhằm tăng cường cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt và góp phần hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Không chỉ Khe Sơn, Đồng Tâm, mà hai hệ thống cấp nước tương tự cũng được triển khai tại xã Tiên Kỳ, phục vụ nước sinh hoạt cho trường học, trạm y tế và người dân bản Chiềng, bản Phảy - Thái Minh.

"Những công trình thực sự có lợi cho dân"

Tại bản Phảy - Thái Minh, những câu chuyện về thiếu nước sạch cũng tương tự. Nước giếng đào, giếng khoan thường nhiễm vôi, phèn, khiến người dân mong mỏi sự hỗ trợ từ Nhà nước. Dù đã có ý tưởng từ năm 2008-2009, nhưng do nguồn kinh phí lớn, dự án chỉ thực hiện được khi có nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bí thư Chi bộ bản Phảy - Thái Minh, anh La Văn Đức, là một trong những người đã ngược núi khảo sát vị trí. Anh chia sẻ, việc lên núi không khó vì có đường mòn, nhưng tìm vị trí xây dựng và hướng tuyến ống dẫn nước thì phức tạp do phải vượt qua nhiều vách núi hiểm trở. Vị trí tràn dâng nước được chọn cao khoảng 850m, còn bể chứa thấp hơn một chút.

Ông Vi Văn Ngọc, Trưởng Tiểu ban công tác Mặt trận bản Phảy - Thái Minh, cho biết người dân đã bước sang năm thứ hai được sử dụng nước sạch từ công trình Nhà nước đầu tư. Nước từ núi về ổn định, chất lượng tốt, không còn lo nhiễm vôi, phèn. Ông Ngọc phấn khởi: “Nhân dân rất phấn khởi vì không còn lo về nước sinh hoạt. Nước từ núi về cơ bản ổn định, đảm bảo chất lượng mà không phải tốn kém chi phí gì…”.

Theo ông Nguyễn Văn Thực, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ, đây là “những công trình thực sự có lợi cho dân”. Để triển khai, huyện đã cùng Ban Dân tộc (cũ), hai xã Đồng Văn, Tiên Kỳ khảo sát kỹ lưỡng tính khả thi, từ đánh giá chất lượng nước đến xác định vị trí thi công và nguồn vốn. Quá trình thực hiện, huyện Tân Kỳ đặt ra yêu cầu cao về chất lượng và hiệu quả, đảm bảo tất cả người dân trong vùng dự án đều được hưởng lợi.

Ông Thực nhấn mạnh: “Chúng tôi rất vui khi những dự án này phát huy hiệu quả, đã cải thiện chất lượng nước sinh hoạt, bảo vệ được sức khỏe cho bà con. Cũng qua việc triển khai dự án, đã góp phần tạo niềm tin của nhân dân, nhất là nhân dân trong vùng được hưởng thụ dự án tin tưởng vào chính sách đặc thù của Đảng và Nhà nước…”.

Với những dự án nước sạch này, huyện Tân Kỳ không chỉ giải quyết được bài toán thiếu nước sinh hoạt mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.

29-3_dua_nuoc_ve_ban_.jpg

Đưa nước sạch về vùng khó Sơn La

VOV.VN - Với nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia và sự vào cuộc của từng địa phương, những công trình cấp nước sinh hoạt đã dần hiện hữu trên những bản làng vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn ở Sơn La. Nước sạch về tới tận nhà, giúp bà con vơi đi nỗi lo thiếu nước sinh hoạt, yên tâm lao động, sản xuất.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Nam Định: Hàng nghìn hộ dân “khát” nước sạch, DN kêu cứu vì dự án bị thu hồi
Nam Định: Hàng nghìn hộ dân “khát” nước sạch, DN kêu cứu vì dự án bị thu hồi

VOV.VN - Công ty Hoàng Kim kêu cứu vì dự án nhà máy nước sạch tại xã Hải Minh bị thu hồi sau nhiều nỗ lực triển khai. Không chỉ thiệt hại kinh tế cho doanh nghiệp, sự việc còn khiến hàng chục nghìn người dân huyện Hải Hậu tiếp tục thiếu nước sạch sinh hoạt suốt nhiều năm qua.

Nam Định: Hàng nghìn hộ dân “khát” nước sạch, DN kêu cứu vì dự án bị thu hồi

Nam Định: Hàng nghìn hộ dân “khát” nước sạch, DN kêu cứu vì dự án bị thu hồi

VOV.VN - Công ty Hoàng Kim kêu cứu vì dự án nhà máy nước sạch tại xã Hải Minh bị thu hồi sau nhiều nỗ lực triển khai. Không chỉ thiệt hại kinh tế cho doanh nghiệp, sự việc còn khiến hàng chục nghìn người dân huyện Hải Hậu tiếp tục thiếu nước sạch sinh hoạt suốt nhiều năm qua.

Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đưa nước sạch đến vùng cao
Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đưa nước sạch đến vùng cao

VOV.VN - Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đang đẩy nhanh tiến độ cấp nước sạch cho 10 xã miền núi, phấn đấu đến hết tháng 7/2025 nâng tổng số người dân Hạ Long được sử dụng nước sạch lên 85%.

Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đưa nước sạch đến vùng cao

Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đưa nước sạch đến vùng cao

VOV.VN - Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đang đẩy nhanh tiến độ cấp nước sạch cho 10 xã miền núi, phấn đấu đến hết tháng 7/2025 nâng tổng số người dân Hạ Long được sử dụng nước sạch lên 85%.

Hàng trăm cư dân phát hoảng vì trả tiền mua nước sạch bị dùng nước "lậu"
Hàng trăm cư dân phát hoảng vì trả tiền mua nước sạch bị dùng nước "lậu"

VOV.VN - Những ngày qua, cư dân chung cư Ngọc Đông Dương, phường Bình Hưng Hoà A, Quận Bình Tân, TP HCM vẫn chưa hết choáng váng, khi họ biết thông tin hàng chục năm nay họ trả tiền để được sử dựng nước sạch của nhà máy, nhưng thứ họ nhận về lại là nước giếng khoan "lậu"

Hàng trăm cư dân phát hoảng vì trả tiền mua nước sạch bị dùng nước "lậu"

Hàng trăm cư dân phát hoảng vì trả tiền mua nước sạch bị dùng nước "lậu"

VOV.VN - Những ngày qua, cư dân chung cư Ngọc Đông Dương, phường Bình Hưng Hoà A, Quận Bình Tân, TP HCM vẫn chưa hết choáng váng, khi họ biết thông tin hàng chục năm nay họ trả tiền để được sử dựng nước sạch của nhà máy, nhưng thứ họ nhận về lại là nước giếng khoan "lậu"

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao