111111

Đào tạo nhân lực chất lượng cao cần đội ngũ chuyên gia giỏi để tiếp cận công nghệ

VOV.VN - Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, rất cần đội ngũ chuyên gia giỏi để có thể tiếp cận công nghệ trên thế giới cũng như xây dựng định hướng đào tạo trong các lĩnh vực này. Quá trình nghiên cứu công nghệ cao, mũi nhọn cần kết hợp với đào tạo tốt ngoại ngữ, liên kết với doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu, đào tạo.

Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến dự thảo Đề án “Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao, giai đoạn 2025-2035 và định hướng tới 2045” nhằm huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tài năng phục vụ phát triển các lĩnh vực công nghệ cao nói chung và một số lĩnh vực công nghệ cao then chốt nói riêng, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước trước những thách thức và cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng, trong bối cảnh khoa học công nghệ đang thay đổi từng ngày, nước ta có cơ hội lớn để thu hút đầu tư và phát triển các lĩnh vực công nghệ chiến lược, nền tảng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư như vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, công nghệ sinh học, năng lượng mới và vật liệu tiên tiến, cũng như các lĩnh vực ứng dụng những công nghệ đó.

Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, điểm nghẽn lớn nhất của Việt Nam hiện nay là sự thiếu hụt đội ngũ nhân lực khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán (STEM) có trình độ, kỹ năng đáp ứng yêu cầu của các tập đoàn công nghệ lớn. Sự thiếu hút nguồn nhân lực này sẽ là nguy cơ lớn có thể làm Việt Nam tuột mất cơ hội thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia. Vì thế, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là yêu cầu cấp thiết để phát triển đất nước nhanh và bền vững.

GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ (ĐHQGHN) cho biết đề án “Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao” có vai trò chiến lược quan trọng đối với quốc gia trong việc phát triển các ngành công nghệ cao, đặc biệt là các ngành công nghệ then chốt như công nghệ thông tin và truyền thông, vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, công nghệ sinh học, hóa học, vật liệu tiên tiến và năng lượng xanh. Đồng thời sẽ là kim chỉ nam định hướng cho các đơn vị giáo dục đại học và các cấp triển khai xây dựng các chiến lược phát triển và kế hoạch hành động để đảm bảo các sinh viên tốt nghiệp có thể đáp ứng ngay, đáp ứng tốt, và bền vững nhu cầu nhân lực của đất nước.

Theo GS.TS Chử Đức Trình, yếu tố quyết định sự phát triển không chỉ là tài nguyên, công nghệ mà yếu tố cốt lõi chính là con người. Nhân lực chất lượng cao sẽ là chìa khóa để đất nước ta nắm bắt cơ hội và vượt qua các thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế.

"Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi mạnh mẽ sang các lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, bán dẫn vi mạch, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, công nghệ y sinh học. Để đáp ứng yêu cầu phát triển này, chúng ta phải giải quyết bài toán thiếu hụt nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt, chúng ta cần những chuyên gia, nhân lực lao động không chỉ nắm vững kiến thức mà còn cần khả năng sáng tạo, nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn, nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo làm chủ công nghệ, nâng cao năng suất lao động và gia tăng sức cạnh tranh quốc tế. Trước thách thức đó, vai trò của các trường đại học là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, việc liên kết với doanh nghiệp và quốc tế có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận những xu hướng công nghệ mới, từ đó chuẩn bị tốt hơn cho thị trường lao động toàn cầu, sẵn sàng đương đầu với mọi thách thức", GS.TS Chử Đức Trình nói.

Còn theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ (ĐHQGHN), năm 2012, tỉ lệ khối ngành kĩ thuật công nghệ của trường chỉ chiếm 8% trong chỉ tiêu tuyển sinh. Đến năm 2023, tỉ lệ này đã tăng lên 31%. Đây là dấu hiệu đáng mừng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cũng cho rằng,  hiện nay đội ngũ cán bộ giảng dạy nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ cao còn hạn chế về số lượng và chất lượng, cơ sở hạ tầng, phòng thí nghiệm hiện đại không theo kịp những công nghệ tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh đó, các nhóm nghiên cứu mạnh về lĩnh vực công nghệ cao còn rất ít, kinh phí đầu tư còn khiêm tốn, tuyển dụng các nhà khoa học nước ngoài, chất lượng cao khó, chiến lược chưa có sự chuẩn bị nhân lực cho các ngành công nghệ mới…

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức nhấn mạnh rằng để có nguồn nhân lực chất lượng cao, rất cần đội ngũ chuyên gia giỏi để có thể tiếp cận công nghệ trên thế giới cũng như xây dựng định hướng đào tạo trong các lĩnh vực này. Quá trình nghiên cứu công nghệ cao, mũi nhọn cần kết hợp với đào tạo tốt ngoại ngữ, liên kết với doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu, đào tạo.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh nghiệm đào tạo nhân lực công nghệ thông tin – công nghệ số tại Đà Nẵng
Kinh nghiệm đào tạo nhân lực công nghệ thông tin – công nghệ số tại Đà Nẵng

VOV.VN - Để đạt mục tiêu đào tạo nhân sự công nghệ thông tin – công nghệ số phục vụ công cuộc chuyển đổi số vào năm 2025 là 75.000 nhân lực và 115.000 nhân lực vào năm 2030, TP. Đà Nẵng đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả.

Kinh nghiệm đào tạo nhân lực công nghệ thông tin – công nghệ số tại Đà Nẵng

Kinh nghiệm đào tạo nhân lực công nghệ thông tin – công nghệ số tại Đà Nẵng

VOV.VN - Để đạt mục tiêu đào tạo nhân sự công nghệ thông tin – công nghệ số phục vụ công cuộc chuyển đổi số vào năm 2025 là 75.000 nhân lực và 115.000 nhân lực vào năm 2030, TP. Đà Nẵng đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả.

Làm thế nào để giải “bài toán” nguồn nhân lực trong chuyển đổi số quốc gia?
Làm thế nào để giải “bài toán” nguồn nhân lực trong chuyển đổi số quốc gia?

VOV.VN - Mỗi năm Việt Nam ước tính thiếu khoảng 90.000 nhân lực để phát triển nền kinh tế số, xã hội số, trong khi các chương trình đào tạo trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.

Làm thế nào để giải “bài toán” nguồn nhân lực trong chuyển đổi số quốc gia?

Làm thế nào để giải “bài toán” nguồn nhân lực trong chuyển đổi số quốc gia?

VOV.VN - Mỗi năm Việt Nam ước tính thiếu khoảng 90.000 nhân lực để phát triển nền kinh tế số, xã hội số, trong khi các chương trình đào tạo trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.

"Luật việc làm là công cụ để phát triển đột phá nguồn nhân lực chất lượng cao"
"Luật việc làm là công cụ để phát triển đột phá nguồn nhân lực chất lượng cao"

VOV.VN - Chiều 24/9, tiếp tục phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận cho ý kiến về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), gồm 9 chương và 130 điều (Luật Việc làm năm 2013 gồm 7 chương và 62 điều).

"Luật việc làm là công cụ để phát triển đột phá nguồn nhân lực chất lượng cao"

"Luật việc làm là công cụ để phát triển đột phá nguồn nhân lực chất lượng cao"

VOV.VN - Chiều 24/9, tiếp tục phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận cho ý kiến về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), gồm 9 chương và 130 điều (Luật Việc làm năm 2013 gồm 7 chương và 62 điều).

// POLL JS 90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao