111111

Đà Nẵng tham gia “Thành phố an toàn và không gian công cộng an toàn” toàn cầu

VOV.VN - Thành phố Đà Nẵng được Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) công nhận là thành phố thứ 2 tại Việt Nam và là thành phố thứ 56 trên thế giới tham gia vào Chương trình Sáng kiến Chủ đạo toàn cầu “Thành phố an toàn và không gian công cộng an toàn”.

Thành phố Đà Nẵng được Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) công nhận là thành phố thứ 2 tại Việt Nam và là thành phố thứ 56 trên thế giới tham gia vào Chương trình Sáng kiến Chủ đạo toàn cầu “Thành phố an toàn và không gian công cộng an toàn”. Thông tin được đưa ra tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 39 năm 2020 của Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng về “Xây dựng thành phố Đà Nẵng an toàn - không bạo lực với phụ nữ và trẻ em” do Thành ủy Đà Nẵng tổ chức chiều nay (28/5).

Ngày 24/4/2020, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng ban hành Chỉ thị số 39 “Về xây dựng thành phố Đà Nẵng an toàn - không bạo lực với phụ nữ và trẻ em.  Đây là một trong những chuẩn mực mới cần có của thành phố “đáng sống”, khi Đà Nẵng đã và đang thực hiện mục tiêu “Thành phố 4 an” gồm an sinh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh trật tự, an toàn giao thông.

Qua 5 năm triển khai, nhiều cơ quan, đơn vị, khu dân cư xây dựng triển khai nhiều cách làm hay, mô hình hiệu quả, góp phần hạn chế  tình trạng bạo lực với phụ nữ và trẻ em. Điển hình như các mô hình “Khu dân cư Văn hóa biển"; “Phụ nữ nói không với cờ bạc, số đề”; “Nhà trọ 3 phòng”'  “4 tự quản”; Câu lạc bộ “Gia đình không có người vi phạm pháp luật”; Câu lạc bộ “Nam giới tiên phong trong phòng ngừa, ứng phó với bạo lực phụ nữ và trẻ em”.

Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng thành lập “Mạng lưới cán bộ tư vấn về phòng ngừa, ứng phó bạo lực với phụ nữ và trẻ em” với 50 thành viên; phối hợp với Sở Xây dựng ra mắt 2 điểm chờ xe buýt an toàn; triển khai xây dựng phần mềm Google Maps “Địa chỉ tin cậy” kết hợp với ứng dụng “SOS - Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em” giúp người dân dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận các địa chỉ tin cậy trong tình huống khẩn cấp.

Các cấp hội phụ nữ địa phương xây dựng và duy trì nhiều mô hình tiêu biểu, như: “Nhà tạm lánh”, “Ngôi nhà an toàn”, “Sắc cam - Hãy lên tiếng khi bạn cần” tại 3 quán cà phê ở quận Cẩm Lệ, quận Hải Châu, “3 an toàn”;  “Chuyến xe an toàn - Cùng em đến trường”;  mô hình “Điểm đón an toàn”;  “Điểm chờ an toàn - Đồng hành cùng em”; Câu lạc bộ Xây dựng gia đình hạnh phúc; Câu lạc bộ “Nam giới tiên phong trong hoạt động phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em” …

UBND xã, phường đã phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp rà soát, công nhận 375 địa chỉ tin cậy, 102 tổ hoà giải, tổ phản ứng nhanh phòng chống Bạo lực gia đình ở thôn, khu phố. Thành phố Đà Nẵng triển khai đường dây tiếp nhận thông tin phản ánh về bảo vệ trẻ em qua Tổng đài 1022 của thành phố (liên thông với Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 để cùng phối hợp xử lý các vấn đề liên quan đến trẻ em) qua các kênh tương tác.

Thành phố Đà Nẵng được Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) công nhận là thành phố thứ 2 tại Việt Nam và là thành phố thứ 56 trên thế giới chính thức tham gia vào Chương trình Sáng kiến Chủ đạo toàn cầu “Thành phố an toàn và không gian công cộng an toàn”.

Bà Nguyễn Thị Anh Thi,  Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho rằng, mỗi người dân, mỗi gia đình cần chung tay, lên tiếng, hành động để biến thông điệp “không bạo lực” trở thành hiện thực trong từng gia đình: “UBND thành phố cũng sẽ đưa vào kế hoạch chỉ đạo cho các cấp, các ngành triển khai công tác phòng, chống bạo lực gia đình và bạo lực trẻ em trên cơ sở giới hằng năm. Tôi đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu đẩy mạnh giáo dục giới tính cũng như kỹ năng sống, kỹ năng nhận diện và phòng vệ cho các em học sinh ngay từ cấp tiểu học và xem đây là một chương trình là một môn học bắt buộc chính khóa”.

screenshot_2024-10-25_105855.png

Xâm hại trẻ em - nỗi lo ở những bản làng vùng cao Bắc Kạn

VOV.VN - Bên cạnh sự vào cuộc của lực lượng chức năng, đoàn thể và nhà trường, sự quan tâm của mỗi bậc cha mẹ, nhất là trước những mặt trái của mạng xã hội là đòi hỏi cấp thiết hiện nay, để việc xâm hại trẻ em không còn là nỗi lo ở những bản làng vùng cao.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Bộ Y tế đề nghị thanh tra tất cả cơ sở nuôi dưỡng trẻ em sau vụ 7 trẻ bị xâm hại
Bộ Y tế đề nghị thanh tra tất cả cơ sở nuôi dưỡng trẻ em sau vụ 7 trẻ bị xâm hại

VOV.VN - Sau vụ 7 trẻ em bị xâm hại, Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh, thành phố tổ chức thanh tra, kiểm tra toàn bộ các cơ sở có thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trên địa bàn.

Bộ Y tế đề nghị thanh tra tất cả cơ sở nuôi dưỡng trẻ em sau vụ 7 trẻ bị xâm hại

Bộ Y tế đề nghị thanh tra tất cả cơ sở nuôi dưỡng trẻ em sau vụ 7 trẻ bị xâm hại

VOV.VN - Sau vụ 7 trẻ em bị xâm hại, Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh, thành phố tổ chức thanh tra, kiểm tra toàn bộ các cơ sở có thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trên địa bàn.

Chủ động trong công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em
Chủ động trong công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em

VOV.VN - Trẻ em là đối tượng được xã hội quan tâm, ưu tiên bảo vệ. Tuy nhiên, nhiều năm qua, tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. 

Chủ động trong công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em

Chủ động trong công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em

VOV.VN - Trẻ em là đối tượng được xã hội quan tâm, ưu tiên bảo vệ. Tuy nhiên, nhiều năm qua, tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. 

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao