111111

Có thể bị đuổi học nếu đi xe máy đến trường

Có 5 trường sẽ tham gia thí điểm là THPT Kim Liên, THPT Quang Trung, THPT Việt Đức, THPT Trần Phú và THPT Phan Đình Phùng.

Sáng 25/2, Sở GD-ĐT phối hợp với Sở Công an TP Hà Nội tổ chức hội nghị bàn giải pháp giáo dục đảm bảo an toàn giao thông và quản lý sử dụng điện thoại di động đúng mục đích trong và ngoài nhà trường.

Theo số liệu của Công an TP, trong tháng 9/2010, có 517 vụ học sinh, sinh viên (HSSV) vi phạm an toàn giao thông nhưng đến tháng 10/2010 giảm xuống còn 82 vụ HSSV vi phạm. Con số này tiếp tục giảm xuống 13 vụ ở tháng 11/2010 và chỉ còn 5 vụ ở tháng 12/2010.

Tuy nhiên, phòng công tác HSSV của Sở GD-ĐT thừa nhận, con số thông báo vi phạm trên chưa phản ánh đúng thực tế. Tình hình HS đi xe máy đến trường trong thời gian gần đây, đặc biệt là từ sau Tết Nguyên đán có chiều hướng gia tăng, phức tạp hơn.

Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường PTTH Việt Đức nhận định: thời gian gần đây số lượng vi phạm có thể giảm nhưng mức độ vi phạm lại tăng lên rất đáng lo ngại. Nhiều gia đình chiều chuộng con quá mức, dù biết sai nhưng vẫn cho phép con đi xe máy phân khối lớn, đắt tiền đến trường.

Theo quy định, các trường học đều cấm HS đi xe máy, vì thế, lẽ tất nhiên trong các trường THPT ở Hà Nội đều không có bóng dáng các loại xe này. HS “lách” bằng cách gửi xe tại các nhà dân, các điểm trông giữ xe gần trường.

Ông Mai Sỹ Nhật, Trưởng phòng công tác HSSV (Sở GD-ĐT Hà Nội) cho biết: Sở vừa quyết định chọn 5 trường học tham gia mô hình điểm triển khai các biện pháp “mạnh” đảm bảo trật tự an toàn giao thông và quản lý sử dụng điện thoại di động đúng mục đích trong và ngoài nhà trường.

Theo đó, 5 trường sẽ tham gia thí điểm là THPT Kim Liên, THPT Quang Trung, THPT Việt Đức, THPT Trần Phú và THPT Phan Đình Phùng. Theo ông Nhật, các trường tham gia thí điểm sẽ chủ động phối hợp với cha mẹ HS, công an các quận, phường trên địa bàn trường đóng triển khai thực hiện nghiêm túc bằng hình thức giám sát trực tiếp những đối tượng là HS đi xe máy đến trường. Theo đó, phụ huynh phải ký cam kết không cung cấp mô tô, xe máy cho con em mình tham gia giao thông; lực lượng công an sẽ theo dõi để xử lý những học sinh đi xe máy khi đưa xe vào các điểm gửi xe.

Đề xuất các giải pháp cụ thể, Đại tá Trần Thuỳ, Phó Giám đốc Sở Công an thành phố Hà Nội bày tỏ sự bức xúc vì chưa có hành lang pháp lý đủ mạnh để xử lý các trường hợp HS tái phạm nhiều lần. “Nếu được phép tịch thu xe thì chắc chắn tình trạng vi phạm sẽ đỡ hơn rất nhiều’, ông Thuỳ nói.

Ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: Sở GD-ĐT thống nhất hình thức xử lý kỷ luật đối với những hành vi vi phạm của học sinh, cụ thể: phê bình, khiển trách, cảnh cáo hạ kiểm điểm, ghi vào học bạ; đình chỉ học tập có thời hạn. Căn cứ vào mức độ lỗi vi phạm, số lần vi phạm, ảnh hưởng tiêu cực của các lỗi vi phạm để xử lý./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao