111111

Cô giáo miệt mài chăm lo cho học trò nghèo Jrai vùng khó

VOV.VN - Nhiều năm làm công tác giảng dạy ở xã đặc biệt khó khăn Ia Bă, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, cô giáo Phan Thị Khánh, trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân đã khắc phục khó khăn, sáng tạo trong giảng dạy và chăm lo đời sống cho học trò nghèo Jrai.

Mặc dù, lớp ghép 4-5 ở điểm trường Nga Yố, xã Ia Bă, huyện Ia Grai chỉ học buổi sáng, nhưng tuần 2 buổi chiều, cô giáo Phan Thị Khánh vẫn lên lớp để phụ đạo cho 13 học trò của mình. Học sinh trong lớp đều là người Jrai, điều kiện gia đình rất khó khăn. Hiện tại cũng đang là mùa thu hoạch cà phê, nhưng tuyệt nhiên không em nào nghỉ học theo gia đình lên rẫy như trước kia, mà luôn có mặt đúng giờ, đầy đủ.

Học trò dân tộc thiểu số ở Gia Lai, nhất là ở các địa bàn xa xôi, thường nhút nhát, hạn chế về năng lực tiếng Việt. Nhưng ở điểm trường Nga Yố, các em đều nói tiếng Việt rất tốt và tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Cô Khánh tâm sự, để dạy học có hiệu quả, giáo viên vùng khó không chỉ kỳ công, chăm chú về chuyên môn, mà còn phải thật sự trở thành người thân của học sinh và gia đình các em.

 “Mình tuyên truyền cho họ về ích lợi của việc đi học đều, để sau này con em lớn lên không có nghề này thì có nghề khác, làm nông thì rất vất vả. Từ đó, họ hiểu ra, họ cho con em mình đi học đều. Với học sinh dân tộc thiểu số, hàng ngày cô giáo phải trò chuyện để tạo sự thân thiết, gần gũi giữa cô và trò để học sinh tập trung bài, nghe lời cô hơn”, cô giáo Phan Thị Khánh chia sẻ.

Cùng với chú trọng chuyên môn, tận tình rèn cặp học sinh, cô giáo Phan Thị Khánh cũng yêu thương, chăm lo đời sống các em. Đầu năm học và đầu mùa đông, cô Khánh lại vận động khắp trong xã, ngoài huyện để có quần áo ấm, sách vở, bút thước cho học sinh. Những phần quà nhỏ, khi là bộ sách giáo khoa, lúc là chiếc áo trắng mới, hay chiếc xe đạp để học sinh Nga Yố đến trường đỡ vất vả, đều mang theo tấm lòng của cô giáo yêu thương.

Bà Nguyễn Thị Hiệp, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân cũng rất cảm động khi nhắc đến tấm lòng của giáo viên trong trường dành cho học sinh:  “Thứ 7 cô vẫn xuống trường, hỏi thăm thì cô nói, gần thi rồi, có em đọc chưa trôi chảy, cô xuống kèm. Tôi thấy rất cảm động”.

5 năm cố gắng, gắn bó với vùng đặc biệt khó khăn, cô giáo Phan Thị Khánh không chỉ nâng bước nhiều học sinh dân tộc Jarai lên các lớp trên mà còn dần giúp người dân nơi đây hình thành ý thức coi trọng việc học của con em mình.

Anh Rơ Mah Hêm, phụ huynh học sinh ở làng Nga Yố cho biết: “Cô luôn nhắc phụ huynh nhắc nhở con em học hành cho tốt. Gia đình tôi gắng cho con học đủ, học đều, tới nơi tới chốn”.

Những nỗ lực của cô giáo Phan Thị Khánh đã được ghi nhận bằng các danh hiệu thi đua cấp cơ sở và cấp tỉnh, được các cha mẹ học sinh nhận làn người thân của gia đình. Những đóng góp thầm lặng và nỗ lực ấy cũng đang góp phần làm đẹp thêm hình ảnh cô giáo như mẹ hiền, đóng góp vào thắng lợi Trung của ngành Giáo dục Đào tạo tỉnh Gia Lai trong nâng cao chất lượng dạy học vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cô giáo vùng cao được mệnh danh “Mẹ của những đứa trẻ Mông”
Cô giáo vùng cao được mệnh danh “Mẹ của những đứa trẻ Mông”

VOV.VN - “Bà con trong thôn gọi tôi là “Mẹ của những đứa trẻ Mông”, tôi nghĩ việc làm của tôi chỉ là rất nhỏ bé trong xã hội.

Cô giáo vùng cao được mệnh danh “Mẹ của những đứa trẻ Mông”

Cô giáo vùng cao được mệnh danh “Mẹ của những đứa trẻ Mông”

VOV.VN - “Bà con trong thôn gọi tôi là “Mẹ của những đứa trẻ Mông”, tôi nghĩ việc làm của tôi chỉ là rất nhỏ bé trong xã hội.

Thiếu dụng cụ học tập thiết yếu, các thầy cô giáo "vượt khó" mang con chữ tới vùng cao
Thiếu dụng cụ học tập thiết yếu, các thầy cô giáo "vượt khó" mang con chữ tới vùng cao

VOV.VN - Điểm trường Nà Xoong không có mạng Internet, dụng cụ học tập tối thiểu theo quy định mới chưa được cấp phát, không có máy chiếu và màn hình tivi - những dụng cụ bắt buộc để hỗ trợ học sinh học tập.

Thiếu dụng cụ học tập thiết yếu, các thầy cô giáo "vượt khó" mang con chữ tới vùng cao

Thiếu dụng cụ học tập thiết yếu, các thầy cô giáo "vượt khó" mang con chữ tới vùng cao

VOV.VN - Điểm trường Nà Xoong không có mạng Internet, dụng cụ học tập tối thiểu theo quy định mới chưa được cấp phát, không có máy chiếu và màn hình tivi - những dụng cụ bắt buộc để hỗ trợ học sinh học tập.

Cô giáo vùng cao miệt mài truyền tiếng nói, chữ viết dân tộc Thái
Cô giáo vùng cao miệt mài truyền tiếng nói, chữ viết dân tộc Thái

VOV.VN - Học sinh của cô dù ở lứa tuổi nào cũng được cô giảng dạy tận tình, chu đáo, tạo cho người học hứng thú với môn học.

Cô giáo vùng cao miệt mài truyền tiếng nói, chữ viết dân tộc Thái

Cô giáo vùng cao miệt mài truyền tiếng nói, chữ viết dân tộc Thái

VOV.VN - Học sinh của cô dù ở lứa tuổi nào cũng được cô giảng dạy tận tình, chu đáo, tạo cho người học hứng thú với môn học.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao