111111

Chuyển dịch cơ cấu lao động: Học nghề lên ngôi

VOV.VN - Trước làn sóng chuyển dịch mạnh mẽ của thị trường lao động, học nghề đang trở thành lựa chọn thiết thực của nhiều bạn trẻ. Giáo dục nghề nghiệp dần khẳng định vai trò là cầu nối giữa nhà trường và doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng và thay đổi cách nhìn của xã hội về giá trị nghề nghiệp.

Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH cũ), mỗi năm có hơn 2,2 triệu lượt người theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm đạt trên 85%, nhiều ngành kỹ thuật - dịch vụ đạt trên 90%, như: công nghệ ô tô, kỹ thuật chế biến món ăn, công nghệ hàn, chăm sóc sắc đẹp, điện công nghiệp, kỹ thuật máy lạnh, điều hòa không khí…

Những năm gần đây, nhận thức xã hội về học nghề đã thay đổi rõ rệt. Phụ huynh, giáo viên và học sinh đã nhìn nhận học nghề là hướng đi thực tế: chi phí thấp, thời gian học ngắn, cơ hội việc làm sớm và ổn định. Mô hình đào tạo 9+ (vừa học văn hóa THPT, vừa học trung cấp nghề, được cấp song bằng) được nhiều gia đình lựa chọn do có thể liên thông lên cao đẳng hoặc xét tuyển đại học sau này.

Xã hội hiện đại đang dần coi học nghề là lựa chọn hiệu quả và bình đẳng với đại học. Giới chuyên gia, doanh nghiệp nhấn mạnh: kỹ năng, thái độ và tay nghề mới là yếu tố quyết định sự thành công trong sự nghiệp. Không phải cứ có bằng đại học là sẽ có việc làm; điều doanh nghiệp cần là người “làm được việc”.

Hiện nay, với xu hướng đào tạo gắn liền tuyển sinh và tuyển dụng, sinh viên trường nghề ra trường có thể đạt mức thu nhập khởi điểm ngang bằng sinh viên tốt nghiệp đại học.

Thực tế cho thấy, ngày càng nhiều bạn trẻ xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường, lựa chọn học nghề để tiết kiệm thời gian, chi phí và nhanh chóng gia nhập thị trường lao động.

Em Vũ Văn Bảo - sinh viên Cao đẳng FPT Polytechnic chia sẻ: “Em chọn học cao đẳng vì muốn sớm đi làm, trải nghiệm thực tế và tích lũy kỹ năng thay vì chỉ học lý thuyết. Ngành Digital Marketing giúp em phát huy sự sáng tạo, nắm bắt công nghệ và tạo ra giá trị thực tế cho doanh nghiệp”.

Bảo cho biết, trước đây từng cân nhắc thi lại đại học nhưng nhận ra học cao đẳng phù hợp hơn: “Nhiều anh chị học đại học đến năm 3, năm 4 nhưng vẫn chưa được thực hành nhiều, trong khi em đã làm quen với công việc ngay từ đầu. Học nghề cho em sự tự tin, kỹ năng và thái độ làm việc thực tế, điều nhà tuyển dụng rất coi trọng”.

Bảo bày tỏ: điểm khác biệt lớn nhất chính là tính thực tiễn. Học cao đẳng hay học nghề tập trung vào việc đào tạo kỹ năng nghề, giúp sinh viên được trải nghiệm thực tế, cọ xát với công việc sớm. Nhờ đó, sinh viên có thể rút ngắn thời gian học, nhanh chóng đi làm, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn thay vì chỉ học lý thuyết trong nhiều năm.

“Học nghề không đảm bảo chắc chắn thành công hay mang lại kết quả ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu mình thực sự đam mê, quyết tâm theo đuổi và tập trung phát triển kỹ năng, học nghề sẽ giúp mình tiết kiệm thời gian và sớm đạt được mục tiêu nghề nghiệp. Quan trọng nhất, học nghề giúp em hiểu rõ bản thân muốn gì, cần gì, và rèn luyện được sự tự tin, chủ động khi bước ra thị trường lao động”, Bảo nói.

Từ góc nhìn phụ huynh, chị Nguyễn Thu Hồng (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, gia đình hướng con học nghề sau cấp 2 vì học phí thấp, thời gian đào tạo ngắn và cơ hội việc làm cao. “Nếu có nguyện vọng, con có thể học tiếp đại học. Tôi luôn nhắn nhủ: đại học không phải con đường duy nhất dẫn tới thành công”.

Thị trường lao động hiện nay không chỉ cần bằng cấp, mà ưu tiên người có kỹ năng thực hành, có thể làm việc ngay. Việc lựa chọn đúng nghề, đúng năng lực sẽ giúp người trẻ rút ngắn con đường lập nghiệp và dễ dàng nắm bắt cơ hội trong xã hội đang chuyển dịch nhanh chóng.

“Học nghề là xu hướng phù hợp với thị trường lao động Việt Nam”

Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũ), xu hướng giới trẻ lựa chọn học nghề thay vì thi vào đại học là một tín hiệu tích cực, phù hợp với điều kiện phát triển của thị trường lao động Việt Nam.

Bà Hương nhận định, trong nhiều năm qua, chủ trương đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp luôn được đặt ra, nhằm giảm áp lực cho hệ thống đại học và tạo điều kiện để người lao động sớm tham gia vào thị trường.

“Không phải ai cũng phù hợp hoặc có điều kiện học đại học. Việc học nghề giúp người học nhanh chóng có kỹ năng thực hành, sớm tìm được việc làm phù hợp, từ đó đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động”, bà Hương nói.

Trong bối cảnh kinh tế chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp và hiện nay là công nghệ số, nhu cầu về lao động kỹ thuật ngày càng lớn.

Bà Hương nhấn mạnh: “Học nghề không làm giảm giá trị của giáo dục đại học, mà đóng vai trò như một cầu nối thiết thực giữa nhà trường và thị trường lao động”.

Theo bà Hương, học nghề cũng phù hợp với xu hướng giáo dục mở, học tập suốt đời. Người học có thể bắt đầu từ hệ trung cấp, vừa học văn hóa, vừa học nghề, sau đó chuyển tiếp lên cao đẳng hoặc đại học khi có đủ điều kiện về tài chính, năng lực và thời gian. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với những người không thể vào đại học ngay từ đầu.

Nhiều bạn trẻ hiện nay, sau khi tốt nghiệp đại học, nhận thấy kiến thức mang tính lý thuyết, ít khả năng ứng dụng thực tiễn, đã quay lại lựa chọn học nghề để trang bị kỹ năng thiết thực hơn cho cuộc sống và công việc.  “Giáo dục nghề nghiệp hiện đang có sự vận động, thích ứng linh hoạt với nhu cầu thực tế, và có khả năng kết nối với hệ thống giáo dục đại học”.

Bà Hương dẫn kết quả nhiều cuộc khảo sát cho thấy các doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm nhỏ và vừa, vốn chiếm phần lớn tại Việt Nam, đều có nhu cầu tuyển dụng lao động có kỹ năng thực hành, được đào tạo đúng chuyên môn. Đây là cơ hội để giáo dục nghề nghiệp thể hiện vai trò cung cấp nguồn nhân lực chất lượng. Bên cạnh đó, nhận thức xã hội cũng đang dần thay đổi.

“Trước đây, học đại học được xem là con đường duy nhất để thành công. Nhưng thực tế cho thấy, nhiều người học nghề vẫn có thể phát triển tốt sự nghiệp, có thu nhập ổn định. Ngay cả những người đã học đại học, nếu cảm thấy chưa phù hợp, vẫn quay lại học nghề như một lựa chọn thiết thực”, bà Hương phân tích.

Bà cũng khẳng định, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa hệ thống giáo dục nghề nghiệp, gia đình và xã hội để khơi thông dòng chảy nhân lực. Hệ thống giáo dục cần bảo đảm liên thông giữa các cấp, ngành đào tạo; xã hội cần thay đổi nhận thức để trân trọng kỹ năng nghề; gia đình cần hỗ trợ con em lựa chọn con đường học tập phù hợp với năng lực, điều kiện và thị trường.

“Không nên chạy theo phong trào học đại học bằng mọi giá. Quan trọng là học để làm gì, làm nghề gì có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Đó mới là điều đáng được khuyến khích và ghi nhận”, PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hương nhấn mạnh.

day nghe ava.jpg

Sửa Luật Giáo dục nghề nghiệp: Thêm lối đi rộng mở cho người học nghề

VOV.VN - Chương trình trung học nghề tích hợp văn hóa và kỹ năng, học phí hợp lý, tăng quyền tự chủ cho nhà trường và gắn kết chặt với doanh nghiệp là những điểm mới trong dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) Bộ GD - ĐT vừa công bố. Dự luật hướng đến một hệ thống đào tạo nghề hiện đại, linh hoạt, giúp người học có nhiều cơ hội việc làm sớm.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Nở rộ xu hướng học nghề sửa chữa ô tô ở giới trẻ miền núi Yên Bái
Nở rộ xu hướng học nghề sửa chữa ô tô ở giới trẻ miền núi Yên Bái

VOV.VN - Cùng với xu thế phát triển liên tục của công nghệ ô tô và bối cảnh “ô tô hóa” với tỷ lệ người sở hữu phương tiện gia tăng mạnh mẽ ở Yên Bái nói riêng và trên cả nước nói chung, làm việc trong lĩnh vực công nghệ ô tô đã trở thành sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Các trường có đào tạo ngành này trở thành địa chỉ thu hút đông đảo người học.

Nở rộ xu hướng học nghề sửa chữa ô tô ở giới trẻ miền núi Yên Bái

Nở rộ xu hướng học nghề sửa chữa ô tô ở giới trẻ miền núi Yên Bái

VOV.VN - Cùng với xu thế phát triển liên tục của công nghệ ô tô và bối cảnh “ô tô hóa” với tỷ lệ người sở hữu phương tiện gia tăng mạnh mẽ ở Yên Bái nói riêng và trên cả nước nói chung, làm việc trong lĩnh vực công nghệ ô tô đã trở thành sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Các trường có đào tạo ngành này trở thành địa chỉ thu hút đông đảo người học.

“Quay xe” bỏ đại học đi học nghề, sinh viên quyết sửa sai khi chọn ngành
“Quay xe” bỏ đại học đi học nghề, sinh viên quyết sửa sai khi chọn ngành

VOV.VN - Không ít sinh viên đang theo học đại học đã “quay xe” học lại trường nghề vì nhận thấy ngành nghề đã chọn không phù hợp. Mùa tuyển sinh năm nay, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội ghi nhận nhiều trường hợp như vậy.

“Quay xe” bỏ đại học đi học nghề, sinh viên quyết sửa sai khi chọn ngành

“Quay xe” bỏ đại học đi học nghề, sinh viên quyết sửa sai khi chọn ngành

VOV.VN - Không ít sinh viên đang theo học đại học đã “quay xe” học lại trường nghề vì nhận thấy ngành nghề đã chọn không phù hợp. Mùa tuyển sinh năm nay, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội ghi nhận nhiều trường hợp như vậy.

Chọn học nghề hay đại học – băn khoăn lớn của nhiều thí sinh
Chọn học nghề hay đại học – băn khoăn lớn của nhiều thí sinh

Thị trường lao động Việt Nam luôn cần cả người tốt nghiệp đại học và người tốt nghiệp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Chọn học nghề hay đại học – băn khoăn lớn của nhiều thí sinh

Chọn học nghề hay đại học – băn khoăn lớn của nhiều thí sinh

Thị trường lao động Việt Nam luôn cần cả người tốt nghiệp đại học và người tốt nghiệp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao