111111

Chủ đề biển đảo trong đề Địa lý giúp thí sinh có thêm trách nhiệm với đất nước

VOV.VN - Đề thi ra sát với tình hình thời sự ở trong nước, không chỉ đòi hỏi thí sinh phải hiểu bài mà còn phải vận dụng kiến thức xã hội.

Với lượng thí sinh dự thi tương đối ít như môn Lịch sử, đúng 17h30’ chiều 3/6, một số thí sinh lác đác rời khỏi phòng thi, kết thúc môn thi Địa lý. Đề bài được đánh giá là khá cơ bản và vừa sức, các thí sinh thở phào nhẹ nhõm. Hầu hết thí sinh dự thi đại học khối C, ngoài 2 môn Toán, Ngữ văn bắt buộc, các em chọn thêm 2 môn đúng khối thi của mình là Lịch Sử và Địa lý. Như vậy kết thúc ngày thi thứ 2, nhiều thí sinh đã hoàn thành xong kỳ thi tốt nghiệp của mình.

Cũng giống như môn Ngữ văn và Lịch sử, vấn đề về biển đảo đã được đưa vào đề thi môn Địa lý và có tới 2 câu liên quan. Các thí sinh đều có thể dự đoán và ôn tập kỹ phần này nên hoàn thành bài thi khá tốt.

Thí sinh Nguyễn Huy Hoàng, lớp 12B2, trường THPT Lê Quý Đôn, quận Đống Đa, Hà Nội cho biết: "Đúng như dự đoán, đề thi Địa lý năm nay tiếp tục có câu hỏi liên quan đến vấn đề biển đảo. Đây là vấn đề thời sự của đất nước, em cũng thường xuyên theo dõi nên làm khá tốt ở phần liên hệ".

 Thí sinh Nguyễn Huy Hoàng, lớp 12B2, trường THPT Lê Quý Đôn

Như vậy, trong cả 3 môn Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý, vấn đề biển đảo đều được đề cập và đều được các thí sinh tỏ ra khá thích thú. Em Hoàng chia sẻ: “Ở cả ba môn xã hội, các vấn đề thời sự đều được lồng ghép vào đề thi. Em thấy đây là cách ra đề khá mới của Bộ giáo dục. Với những dạng đề như thế này, chúng em không thể chỉ có học trong sách giáo khoa mà còn phải để ý, theo dõi tới các vấn đề xã hội. Điều này không chỉ giúp ích cho việc làm bài thi tốt hơn mà còn nâng cao hiểu biết xã hội cho chúng em”.

Nhận xét về đề thi, thí sinh Nguyễn Huy Hoàng cho biết, đề năm nay khá cơ bản, không có gì đánh đố thí sinh, chỉ cần ôn tập kỹ chương trình đã học là có thể đạt điểm khá.

Cũng khá thích thú với câu hỏi về biển đảo, thí sinh Nguyễn Hằng Thu, lớp 12A12, trường THPT Kim Liên cho biết: “Trong chương trình sách giáo khoa đã có nguyên một bài về vấn đề biển đảo nên em đã ôn tập khá kỹ. Hơn nữa, vấn đề biển đảo đang là vấn đề thời sự và được mọi người dân quan tâm nên ngoài kiến thức đã học, em có thể liên hệ thêm”.

Thí sinh Nguyễn Hằng Thu, lớp 12A12, trường THPT Kim Liên

Là thí sinh dự thi khối D và chọn môn tự chọn là môn Địa lý, dù không phải thế mạnh nhưng thí sinh Nguyễn Hằng Thu cũng cho rằng, đề thi khá cơ bản và vừa sức. Em dự đoán mình được khoảng 7- 8 điểm. Ngày mai, môn Ngoại ngữ là môn thi cuối của em và em khá tự tin với môn này.

Thí sinh Nguyễn Phương Thúy, tại Hội đồng thi trường THPT Việt Đức cho biết, đề thi với chủ đề biển đảo được đưa vào đề thi rất sát với vấn đề thời sự của nước ta hiện nay. Các thí sinh chọn môn Địa lý trong kỳ thi tốt nghiệp THPT không quá bất ngờ với đề thi dạng kiểu này.

"Câu hỏi tại sao cần phải bảo vệ chủ quyền của nước ta? vừa đòi hỏi thí sinh phải nắm chắc kiến thức nhưng cũng yêu cầu thí sinh phải có kiến thức xã hội, phát huy năng lực sáng tạo. Câu hỏi cũng khiến học sinh như em và các bạn trẻ có thêm ý thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước", em Thúy nói.

Theo Phương Thúy, nhiều thí sinh rất hứng thú với đề thi như vậy nên tập trung làm. Vì vậy, thời gian 90 phút để làm đề thi như vậy là phù hợp.

Sáng mai (4/6), thí sinh dự thi 2 môn cuối cùng là Ngoại ngữ với thời gian 60 phút và Sinh học là 60 phút./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao