111111
Trên tay smartphoun-phum sóc vào kỷ nguyên vươn mình:

Chạm mạng không dễ - câu chuyện sau chiếc smartphone

VOV.VN - Nếu chiếc điện thoại thông minh là cánh cửa mở ra thế giới số, thì ở đâu đó trong phum sóc, cánh cửa ấy vẫn khép hờ. Hạ tầng yếu, sóng chập chờn, thiết bị thiếu – và rào cản lớn nhất – là tâm lý e ngại của người dân.

Ở nhiều ấp, đặc biệt vùng sâu vùng xa của tỉnh Sóc Trăng, chuyện mất sóng mạng hay không truy cập được dữ liệu là chuyện diễn ra như cơm bữa. Theo sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng, hiện nay, việc đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin và trang thiết bị cho chuyển đổi số tại một số đơn vị, địa phương còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu xử lý công việc. Nguồn nhân lực cho chuyển đổi số yếu và thiếu ở nhiều cơ quan, địa phương. Vai trò của các Tổ Công nghệ số cộng đồng ở khóm, ấp chưa phát huy hết hiệu quả do năng lực không đồng đều và hạn chế về tài chính, trang thiết bị. Người dân vẫn còn thói quen giao dịch truyền thống, ít thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Ông Nguyễn Thành Duy, Giám đốc sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng, cho rằng, rào cản lớn trong việc chuyển đổi số trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là hạ tầng viễn thông chưa thật sự đồng bộ, nhất là những xã ở vùng sâu, tỷ lệ người dân có thiết bị thông minh còn thấp, làm cho việc tiếp cận còn hạn chế, bên cạnh đó là nhận thức, sử dụng công nghệ thông tin còn yếu.

“Chúng tôi rất là quan tâm đến vấn đề này và cho rằng, đây là khó khăn lớn cần phải giải quyết. Trong đó, đối tượng là người lớn tuổi, những người yếu thế… cũng chưa có quen sử dụng dịch vụ số, tâm lý còn e dè, chưa nhận thấy rõ lợi ích trước mắt của việc chuyển đổi số, cũng làm cho các hộ kinh doanh, cho chưa mạnh dạn trong việc ứng dụng về các app, hay là giao dịch không dùng tiền mặt, cái này còn khá nhiều trên địa bàn”, ông Duy chia sẻ.

Tại Hội thảo khoa học “Định hướng nghiên cứu, giải quyết các vấn đề về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Sóc Trăng” được tổ chức mới đây, TS. Kim Thái Phụng, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh cũng nêu ra những thách thức: “Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến thực tế còn thấp, gần như cán bộ làm thay người dân, và sự tham gia của người dân bằng chủ động sử dụng các dịch vụ này chiếm tỷ lệ rất là thấp. Chúng ta có nhiều giải pháp đã đưa ra như là tổ công nghệ số cộng đồng, hiện cả nước đã thành lập khoảng 80.000 tổ công nghệ số cộng đồng mà cũng không ăn thua tại vì vấn đề liên quan nhất là về cơ chế chính sách”.

Theo ông Thạch Quốc Thái, Chủ tịch UBND xã Tài Văn, huyện Trần Đề, chỉ trong năm qua, xã đã tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trên Cổng một cửa điện tử của xã trên 4.000 hồ sơ. Ngoài ra, số tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt được hướng dẫn thiết lập khoảng 1.600 tổ chức và cá nhân đăng ký thực hiện. Trên 3.000 hộ gia đình được hướng dẫn mua bán trên mạng Zalo, facebook. Đặc biệt có gần 10.000 trường hợp được cài đặt định danh điện tử mức 2.

Ông Thạch Quốc Thái chia sẻ, dù là đạt được kết quả khả quan như vậy, song công tác chuyển đổi số tại xã Tài Văn vẫn còn gặp nhiều cản trở: “Người dân lên nộp hồ sơ dịch vụ công trực tuyến vẫn còn chưa thành thạo, vẫn là cán bộ, công chức hướng dẫn để làm và nộp cho. Cái khó khăn nữa là đời sống người dân còn nhiều khó khăn nên về điện thoại thông minh thì chưa đảm bảo đủ để phục vụ điều kiện đời sống hằng ngày”.

Anh Trần Hiền Thành, Bí thư đoàn thanh niên xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, cho biết thêm: “Về dịch vụ công thì lúc đầu đoàn thanh niên cũng có phân công một bạn đoàn viên ngồi ở dưới để hướng dẫn cho người dân. Trường hợp người dân không có điện thoại thì mình lấy điện thoại mình đăng nhập cho bà con để thực hiện trên điện thoại của mình. Còn hạn chế nữa là về thanh toán, dịch vụ công là thanh toán điện tử thì nhiều người dân đa phần là không có tài khoản”.

Ghi nhận tại một lớp tập huấn chuyển đổi số ở tỉnh Sóc Trăng. Những người tham dự chủ yếu là người lớn tuổi, phần đông là bà con dân tộc Khmer. Nhìn cách họ dò dẫm từng phím trên màn hình, mới thấy khoảng cách số không chỉ nằm ở hạ tầng, mà còn ở tâm lý và kỹ năng.

Thực tế hiện nay không ít ứng dụng vẫn chưa có phiên bản tiếng Khmer. Việc không hiểu nội dung làm cho bà con không dám bấm vào ứng dụng. Ông Trần Khemara, ở xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú mong muốn” “tôi không rành tiếng Việt nên đôi lúc sử dụng các app rất khó khăn, có lúc tôi đọc không hiểu nên mong muốn các app có tiếng Khmer để dễ sử dụng hơn”.

Ngoài rào cản ngôn ngữ, sự e dè từ truyền thống cũng là một rào cản vô hình. Với bà con Khmer, vì vậy việc “lên mạng” vẫn còn là thứ gì đó không dành cho mình.

Chuyển đổi số – không chỉ là câu chuyện công nghệ, mà còn là hành trình thay đổi nhận thức. Để chiếc smartphone thật sự trở thành công cụ gần gũi, dễ dùng, rất cần những người đồng hành sát dân, hiểu dân. Để không ai bị bỏ lại phía sau, rất cần một cánh tay chỉ lối, dẫn đường. Trong kỳ cuối của loạt phóng sự, chúng tôi sẽ cùng quý vị đi tìm lời giải: Đó là những mô hình sáng tạo, nơi chính quyền, thanh niên, cộng đồng đang cùng nhau mở ra những lớp "bình dân học vụ... thời 4.0".

z6650944609308_d8aa9eaeff5865121c8cc99e88de9ada_20250529143801.jpg

Phụ nữ Sóc Trăng vươn lên làm giàu từ nhiều mô hình kinh tế

VOV.VN - Phong trào sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu đã và đang lan tỏa rộng khắp. Tại tỉnh Sóc Trăng, nhiều chị em phụ nữ đã mạnh dạn cùng nhau xây dựng được nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, giúp tăng thu nhập, từng bước cải thiện đời sống gia đình. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Sóc Trăng: Tôn vinh hơn 200 tình nguyện viên hiến máu tiêu biểu
Sóc Trăng: Tôn vinh hơn 200 tình nguyện viên hiến máu tiêu biểu

VOV.VN - Hôm nay 16/6, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tôn vinh những người hiến máu tình nguyện tiêu biểu năm 2025.

Sóc Trăng: Tôn vinh hơn 200 tình nguyện viên hiến máu tiêu biểu

Sóc Trăng: Tôn vinh hơn 200 tình nguyện viên hiến máu tiêu biểu

VOV.VN - Hôm nay 16/6, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tôn vinh những người hiến máu tình nguyện tiêu biểu năm 2025.

BĐBP Sóc Trăng khởi công xây dựng Tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ Biên phòng”
BĐBP Sóc Trăng khởi công xây dựng Tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ Biên phòng”

VOV.VN - Ngày 16/6, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ khởi công xây dựng 6 công trình Tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ Biên phòng”. Đây là công trình có ý nghĩa hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2025).

BĐBP Sóc Trăng khởi công xây dựng Tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ Biên phòng”

BĐBP Sóc Trăng khởi công xây dựng Tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ Biên phòng”

VOV.VN - Ngày 16/6, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ khởi công xây dựng 6 công trình Tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ Biên phòng”. Đây là công trình có ý nghĩa hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2025).

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao