111111

Cao tốc Bắc-Nam gặp khó vì "vướng" hạ tầng kỹ thuật chậm di dời

VOV.VN - Bộ GTVT đề nghị các địa phương nghiên cứu lập phương án di dời hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, đảm bảo tiến độ GPMB cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 và xin Chính phủ cho chuyển đổi gần 1.500ha rừng phục vụ thi công cao tốc Bắc - Nam.

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị 12 tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau nghiên cứu, lập phương án di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ thi công cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 (giai đoạn 2).

Nội dung văn bản nêu rõ, thực tế triển khai các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 thời gian qua đã gặp một số khó khăn, vướng mắc do các chủ quản lý, sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật hiện hữu (xây dựng trước khi triển khai các dự án thành phần) không đồng ý cam kết di dời công trình bằng kinh phí của mình mà không được bồi thường, hỗ trợ di chuyển khi thực hiện GPMB để xây dựng tuyến đường bộ cao tốc.

Để xử lý vướng mắc trên, Bộ GTVT đề nghị các chủ đầu tư tiểu dự án GPMB nghiên cứu, lập phương án di dời các công trình này với luận chứng kinh tế - kỹ thuật đảm bảo hiệu quả kinh tế, không ảnh hưởng đến tuyến đường cao tốc sau khi hoàn thành theo quy hoạch, không gây ảnh hưởng đến an toàn công trình, ATGT, công tác bảo trì kết cấu và công năng công trình, trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Các Ban QLDA (Chủ đầu tư dự án thành phần) được ủy quyền có ý kiến chấp thuận phương án di dời để các địa phương tổ chức lập, thẩm định phê duyệt theo quy định.

Thiếu kinh phí di dời công trình hạ tầng kỹ thuật

Trước đó, báo cáo Bộ GTVT, Cục Quản lý đầu tư xây dựng cho biết, thực hiện hướng dẫn của Bộ GTVT, các địa phương đang quyết liệt thực hiện di dời công trình hạ tầng kỹ thuật nằm trong phạm vi GPMB các dự án thành phần.

Quá trình triển khai các đoạn: Vũng Áng - Bùng, Bùng - Vạn Ninh, Vạn Ninh - Cam Lộ, Quy Nhơn - Chí Thạnh, Hậu Giang - Cà Mau… tại một số địa phương như: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Cà Mau, Kiên Giang… gặp phải khó khăn đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật hiện hữu được xây dựng trước khi thi công cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2.

Các chủ quản lý, sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu này không đồng ý có văn bản “cam kết di dời công trình bằng kinh phí của mình mà không được bồi thường, hỗ trợ di chuyển trong trường hợp xây dựng, mở rộng đường trong tương lai” nên không đáp ứng yêu cầu về hồ sơ, thủ tục chấp thuận phương án di dời theo hướng dẫn của Bộ GTVT, ảnh hưởng đến tiến độ GPMB.

Theo đánh giá, nội dung hướng dẫn hiện nay của Bộ GTVT được vận dụng các quy định đối với công trình thiết yếu xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đang khai thác và chỉ phù hợp đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật được các chủ sở hữu xin phép xây dựng mới trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của các tuyến đường hiện hữu.

Trong khi đó, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 là các tuyến đường xây dựng mới. Việc triển khai đầu tư xây dựng ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng kỹ thuật (nằm trong phạm vi GPMB) đã được các chủ sở hữu đầu tư xây dựng và đang khai thác, sử dụng. Trách nhiệm di dời các công trình này thuộc Chủ đầu tư tiểu dự án GPMB, không thuộc trách nhiệm của chủ quản lý, sử dụng công trình.

Tại một số vị trí, do điều kiện thực tế khó khăn, không thể bố trí được mặt bằng hoặc thực hiện di dời công trình ra khỏi phạm vi đất của đường bộ cao tốc dẫn đến kinh phí tăng lớn.

“Việc bắt buộc các chủ quản lý, sử dụng cam kết di dời công trình bằng kinh phí của mình mà không được bồi thường, hỗ trợ di chuyển khi đầu tư xây dựng các dự án thành phần là chưa phù hợp. Các chủ đầu tư tiểu dự án GPMB lập phương án di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật theo hướng bố trí một số công trình thiết yếu trong phạm vi phần đất của đường bộ cao tốc là cần thiết và phù hợp với điều kiện kinh phí hiện nay”, Cục Quản lý đầu tư xây dựng cho biết.

Đồng thời, Cục Quản lý đầu tư xây dựng kiến nghị Bộ GTVT xem xét, ban hành văn bản hướng dẫn bổ sung đối với việc thực hiện di dời công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu hiện hữu (xây dựng trước khi đầu tư xây dựng các dự án thành phần) không thể bố trí ngoài phạm vi phần đất của đường bộ cao tốc.

Trong đó, đề nghị chủ đầu tư tiểu dự án GPMB nghiên cứu, lập phương án di dời các công trình này với luận chứng kinh tế - kỹ thuật, đảm bảo hiệu quả kinh tế, phù hợp thực tế và quy hoạch của tuyến cao tốc.

Chuyển đổi gần 1.500ha rừng phục vụ thi công cao tốc Bắc - Nam

Bên cạnh đó, Bộ GTVT vừa gửi báo cáo Thủ tướng Chính phủ về diện tích rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên cần chuyển đổi mục đích sử dụng để triển khai thi công dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 (giai đoạn 2).

Theo Bộ GTVT, phục vụ thi công dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2, các địa phương đang quyết liệt thực hiện công tác đền bù, bàn giao mặt bằng đạt gần 584km (đạt khoảng 81%) và đang tiếp tục triển khai công tác GPMB, hoàn thành trong quý II/2023 theo yêu cầu tại Nghị quyết 18 của Chính phủ.

Tuy nhiên, hiện nay, tiến độ GPMB vẫn bị ảnh hưởng lớn do công tác chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất rừng vẫn còn vướng mắc khi các địa phương mới phê duyệt phần diện tích theo Nghị quyết số 273/NQ-UBTVQH15, chưa phê duyệt phần diện tích rừng tăng thêm, phần diện tích nằm ngoài phạm vi ranh giới đã được điều tra cũng như phần diện tích rừng các đoạn điều chỉnh hướng tuyến.

Theo báo cáo mới nhất của các địa phương, diện tích rừng các loại cần chuyển đổi phục vụ triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam là hơn 1.491ha, tăng 437ha (rừng trồng tăng gần 422ha, rừng tự nhiên tăng 15ha).

Trong đó, Quảng Bình là địa phương có diện tích rừng cần chuyển đổi tăng thêm lớn nhất (hơn 226ha), tiếp đến là Phú Yên tăng hơn 102ha, Bình Định tăng gần 70ha, Quảng Ngãi tăng gần 20ha, Hà Tĩnh tăng hơn 17ha, Quảng Trị tăng gần 14ha.

Riêng tỉnh Khánh Hòa, diện tích rừng cần chuyển đổi giảm hơn 12ha. Đối với đất rừng các loại, diện tích cần chuyển đổi khoảng hơn 1.700ha, giảm gần 148ha.

Diện tích đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên là hơn 1.546ha, tăng gần 10ha. Trong đó, tỉnh Quảng Ngãi tăng gần 130ha, tỉnh Bình Định tăng gần 17ha, TP Cần Thơ tăng hơn 5ha.

Các địa phương có diện tích đất trồng lúa nước giảm so với phương án ban đầu, gồm: Khánh Hòa giảm hơn 48ha, Hà Tĩnh giảm gần 38ha, Hậu Giang giảm gần 37ha, Phú Yên giảm gần 13ha, Quảng Bình giảm hơn 4ha, Kiên Giang giảm hơn 2,5ha.

“Nguyên nhân có sự chênh lệch về diện tích so với số liệu tại Nghị quyết số 273/NQ-UBTVQH15 chủ yếu do: Khi triển khai bước lập thiết kế kỹ thuật, phương án tuyến cần được tối ưu hóa để đảm bảo tính kinh tế - kỹ thuật; cập nhật chính xác điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn dẫn đến thay đổi cao độ đường đỏ, độ dốc mái đào, đắp;

Xác định chính xác hơn ranh giới, phạm vi chiếm dụng đất của dự án”, Bộ GTVT lý giải, đồng thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến để báo cáo Quốc hội theo đúng quy định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Loại luôn nhà thầu chậm tiến độ cao tốc Bắc-Nam, không cho tham gia dự án mới
Loại luôn nhà thầu chậm tiến độ cao tốc Bắc-Nam, không cho tham gia dự án mới

VOV.VN - Bộ GTVT yêu cầu các Ban QLDA báo cáo danh sách nhà thầu không đáp ứng yêu cầu tại dự án thành phần Vĩnh Hảo-Phan Thiết và Phan Thiết-Dầu Giây. Với những nhà thầu không đáp ứng yêu cầu năng lực thi công, Bộ GTVT kiên quyết sẽ không cho tham gia dự án mới trong thời gian tới.

Loại luôn nhà thầu chậm tiến độ cao tốc Bắc-Nam, không cho tham gia dự án mới

Loại luôn nhà thầu chậm tiến độ cao tốc Bắc-Nam, không cho tham gia dự án mới

VOV.VN - Bộ GTVT yêu cầu các Ban QLDA báo cáo danh sách nhà thầu không đáp ứng yêu cầu tại dự án thành phần Vĩnh Hảo-Phan Thiết và Phan Thiết-Dầu Giây. Với những nhà thầu không đáp ứng yêu cầu năng lực thi công, Bộ GTVT kiên quyết sẽ không cho tham gia dự án mới trong thời gian tới.

Xử lý nghiêm nhà thầu chậm tiến độ cao tốc Bắc-Nam qua Bình Thuận, Đồng Nai
Xử lý nghiêm nhà thầu chậm tiến độ cao tốc Bắc-Nam qua Bình Thuận, Đồng Nai

VOV.VN - Bộ GTVT yêu cầu xử nghiêm nhà thầu không thực hiện đúng tiến độ cam kết tại dự án thành phần Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây thuộc dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 1.

Xử lý nghiêm nhà thầu chậm tiến độ cao tốc Bắc-Nam qua Bình Thuận, Đồng Nai

Xử lý nghiêm nhà thầu chậm tiến độ cao tốc Bắc-Nam qua Bình Thuận, Đồng Nai

VOV.VN - Bộ GTVT yêu cầu xử nghiêm nhà thầu không thực hiện đúng tiến độ cam kết tại dự án thành phần Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây thuộc dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 1.

Bộ GTVT thừa nhận tiến độ cao tốc Bắc Nam đang bị chậm
Bộ GTVT thừa nhận tiến độ cao tốc Bắc Nam đang bị chậm

VOV.VN - Báo cáo của Bộ GTVT cho biết, đến nay, các dự án thành phần cao tốc Bắc- Nam giai đoạn 2017-2020 cơ bản bị chậm so với tiến độ Quốc hội đề ra.

Bộ GTVT thừa nhận tiến độ cao tốc Bắc Nam đang bị chậm

Bộ GTVT thừa nhận tiến độ cao tốc Bắc Nam đang bị chậm

VOV.VN - Báo cáo của Bộ GTVT cho biết, đến nay, các dự án thành phần cao tốc Bắc- Nam giai đoạn 2017-2020 cơ bản bị chậm so với tiến độ Quốc hội đề ra.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ đạo xử lý những gói thầu cao tốc Bắc-Nam chậm tiến độ
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ đạo xử lý những gói thầu cao tốc Bắc-Nam chậm tiến độ

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể yêu cầu công tác chỉ đạo của Ban Quản lý dự án, chủ đầu tư, nhà thầu tăng mũi thi công, thiết bị, không để xảy ra tình trạng mũi thi công thì tăng nhưng tiến độ vẫn chậm.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ đạo xử lý những gói thầu cao tốc Bắc-Nam chậm tiến độ

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ đạo xử lý những gói thầu cao tốc Bắc-Nam chậm tiến độ

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể yêu cầu công tác chỉ đạo của Ban Quản lý dự án, chủ đầu tư, nhà thầu tăng mũi thi công, thiết bị, không để xảy ra tình trạng mũi thi công thì tăng nhưng tiến độ vẫn chậm.

Cao tốc Bắc-Nam đang chậm tiến độ còn thiếu hơn 6,5 triệu m3 đất đắp, cách nào xử lý?
Cao tốc Bắc-Nam đang chậm tiến độ còn thiếu hơn 6,5 triệu m3 đất đắp, cách nào xử lý?

VOV.VN - Cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 vẫn còn thiếu 6,53 triệu m3 đất đắp tại 5 dự án thành phần, trong đó có 3/4 đoạn tuyến dự định cán đích cuối năm nay thiếu 3,43 triệu m3...

Cao tốc Bắc-Nam đang chậm tiến độ còn thiếu hơn 6,5 triệu m3 đất đắp, cách nào xử lý?

Cao tốc Bắc-Nam đang chậm tiến độ còn thiếu hơn 6,5 triệu m3 đất đắp, cách nào xử lý?

VOV.VN - Cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 vẫn còn thiếu 6,53 triệu m3 đất đắp tại 5 dự án thành phần, trong đó có 3/4 đoạn tuyến dự định cán đích cuối năm nay thiếu 3,43 triệu m3...

Nghịch lý cao tốc Bắc-Nam: Có tiền nhưng đang bị chậm tiến độ
Nghịch lý cao tốc Bắc-Nam: Có tiền nhưng đang bị chậm tiến độ

VOV.VN - “Cao tốc Bắc-Nam đang xảy ra nghịch lý: Tiền có sẵn, là công trình trọng điểm quốc gia, nhân dân mong chờ từng ngày nhưng tiến độ lại đang chậm là không thể chấp nhận được”.

Nghịch lý cao tốc Bắc-Nam: Có tiền nhưng đang bị chậm tiến độ

Nghịch lý cao tốc Bắc-Nam: Có tiền nhưng đang bị chậm tiến độ

VOV.VN - “Cao tốc Bắc-Nam đang xảy ra nghịch lý: Tiền có sẵn, là công trình trọng điểm quốc gia, nhân dân mong chờ từng ngày nhưng tiến độ lại đang chậm là không thể chấp nhận được”.

Chậm giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng tiến độ dự án cao tốc Bắc-Nam
Chậm giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng tiến độ dự án cao tốc Bắc-Nam

VOV.VN - Tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông tại một số đoạn qua tỉnh Phú Yên bị chậm, ảnh hưởng đến quá trình triển khai thi công.

Chậm giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng tiến độ dự án cao tốc Bắc-Nam

Chậm giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng tiến độ dự án cao tốc Bắc-Nam

VOV.VN - Tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông tại một số đoạn qua tỉnh Phú Yên bị chậm, ảnh hưởng đến quá trình triển khai thi công.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao