111111

Cần tránh biến tướng thành lập các trung tâm dạy thêm trực thuộc nhà trường

VOV.VN - Chuyên gia cho rằng, nên quy định dạy thêm là một ngành kinh doanh có điều kiện, nhưng cần có những quy định rất rõ ràng để hoạt động dạy thêm trong nhà trường không biến tướng thành các “trung tâm dạy thêm” trực thuộc nhà trường, loại bỏ được việc phụ huynh buộc phải "tự nguyện" viết đơn xin học thêm.

Tại phiên họp Quốc hội ngày 20/11, một số ý kiến đại biểu phản  ánh về những bất cập trong hoạt động dạy thêm học thêm tại các nhà trường hiện nay, đại biểu cho rằng cần có những cách quản lý phù hợp.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong quá trình sửa Luật Đầu tư, Bộ đã gửi Văn bản số 134 cho Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn bản số 2026 gửi Thủ tướng Chính phủ vào năm 2020 đề nghị bổ sung việc dạy thêm, học thêm vào danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhưng không rõ lý do tại sao trong quá trình từ năm 2020-2021 thì việc này không được chấp thuận”.

Đề xuất này của Bộ GD- ĐT đang nhận về nhiều sự quan tâm của đội ngũ giáo viên, nhà quản lý giáo dục cũng như dư luận xã hội.

Nói về nội dung này, TS Đỗ Viết Tuân, Trưởng khoa Công nghệ thông tin (Học viện Quản lý giáo dục), đồng thời là người đồng sáng lập một trung tâm bồi dưỡng văn hóa tại Hà Nội cũng cho rằng, việc đưa dạy thêm vào danh mục hoạt động kinh doanh có điều kiện là việc phải làm. Bản chất của việc cấm dạy thêm, học thêm là không khả thi, bởi đây là nhu cầu, quyền lợi chính đáng của người học, mong muốn được bồi dưỡng thêm kiến thức và là sự đáp ứng từ phía người dạy. Tuy nhiên hoạt động dạy thêm học thêm trong các nhà trường hiện nay đang có nhiều biến tướng khiến xã hội bức xúc.

“Khi hoạt động dạy thêm trở thành hoạt động kinh doanh có điều kiện sẽ là hình thức hợp lý để các đơn vị tổ chức dạy thêm bên ngoài có điều kiện làm tốt hơn. Trong các nhà trường, hoạt động này cũng sẽ được tổ chức có trách nhiệm hơn khi có quy định rõ ràng.

Dưới góc độ của người quản lý doanh nghiệp tổ chức hoạt động dạy thêm, tôi cho rằng đề xuất này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục độc lập có cơ hội cạnh tranh công bằng. Bởi thực tế có nhiều học sinh dù muốn hay không vẫn phải lựa chọn học thêm tại trường vì những áp lực từ thầy cô, nhà trường. Quy định này cũng sẽ đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người học”, TS Tuân phân tích.

Để hoạt động dạy thêm được quản lý hiệu quả, TS Đỗ Viết Tuân cho rằng, khi có quy định, cần cân nhắc, xem xét kỹ hoạt động dạy thêm trong nhà trường, ngay cả khi có đơn tự nguyện từ phụ huynh.

“Các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi, bổ trợ cho học sinh yếu kém miễn phí vẫn cần được tiếp tục duy trì, vì đây là nhu cầu chính đáng, tuy nhiên cần xem lại hình thức học thêm tự nguyện khi có đơn của phụ huynh. Thực tế tại nhiều trường, phụ huynh được giáo viên yêu cầu “tự nguyện” viết đơn. 

Cần có những quy định rất rõ ràng để hoạt động dạy thêm trong nhà trường không biến tướng thành các “trung tâm dạy thêm” trực thuộc nhà trường. Thay vào đó, giáo viên hoàn toàn có thể dạy ngoài giờ tại các trung tâm độc lập vì đây là hoạt động làm thêm chính đáng”, TS Đỗ Viết Tuân nói.

Chuyên gia này cũng nhấn mạnh rằng, để quản lý tốt hoạt động dạy thêm, vai trò của người đứng đầu các cơ sở giáo dục rất quan trọng. Nhận thức của các vị hiệu trưởng sẽ quyết định hoạt động dạy thêm có biến tướng hay không. Mục tiêu cuối cùng của việc công nhận dạy thêm là một ngành kinh doanh có điều kiện là để người học được học theo đúng mong muốn, giáo viên được thoải mái, công khai, làm thêm một cách đàng hoàng.

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam cũng đồng tình với đề xuất đưa dạy thêm vào ngành kinh doanh có diều kiện để tạo cơ sở pháp lý quản lý hoạt động này. Song các quy định cần chặt chẽ, có bộ phận kiểm tra, kiểm soát và có chế tài xử lý với các trường hợp vi phạm.

Nói rõ hơn về nội dung này, theo TS Nguyễn Tùng Tâm, có 2 nhóm học sinh cần được học thêm là những em có học trực trung bình, yếu kém cần bổ sung, bồi dưỡng kiến thức và nhóm học sinh tự có nhu cầu học thêm.

Với nhóm học sinh yếu kém, TS nguyễn Tùng Lâm cho rằng Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các trường trong hoạt động bồi dưỡng biến thức, dạy thêm cho các em. Mục đích của việc dạy thêm này đúng đối tượng, đúng yêu cầu, công khai, minh bạch.

Với nhóm có nhu cầu học thêm, thực tế hiện nay cùng với những áp lực thi cử, tâm lý, chạy theo điểm số, thành tích khiến việc dạy thêm, học thêm trở nên tràn lan. Tuy nhiên nếu học sinh có nhu cầu học các lớp năng khiếu, kỹ năng thì nên ủng hộ vì đây là quyền chính đáng của người học. Vấn đề đặt ra là tổ chức hoạt động dạy thêm thế nào cho đúng quy định pháp luật.

Thầy Nguyễn Tùng Lâm cũng chỉ ra rằng, tại một số trường có tình trạng giáo viên dùng sức ép để lập ra những lớp, nhóm dạy thêm. Do đó, việc đưa hoạt động dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện để quản lý tốt hơn là điều cần thiết.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dạy thêm là nghề kinh doanh có điều kiện: Tính kỹ để không "bình mới rượu cũ"
Dạy thêm là nghề kinh doanh có điều kiện: Tính kỹ để không "bình mới rượu cũ"

VOV.VN - Học thêm là nhu cầu có thực của học sinh, tuy nhiên, thời gian qua hoạt động dạy thêm, học thêm còn bộc lộ nhiều tiêu cực, gây bức xúc trong xã hội. Theo chuyên gia, việc quy định dạy thêm là một ngành kinh doanh có điều kiện là cần thiết, giúp quản lý tốt hơn hoạt động này, song cũng cần tính toán kỹ, có những quy định rõ ràng để tránh "bình mới rượu cũ".

Dạy thêm là nghề kinh doanh có điều kiện: Tính kỹ để không "bình mới rượu cũ"

Dạy thêm là nghề kinh doanh có điều kiện: Tính kỹ để không "bình mới rượu cũ"

VOV.VN - Học thêm là nhu cầu có thực của học sinh, tuy nhiên, thời gian qua hoạt động dạy thêm, học thêm còn bộc lộ nhiều tiêu cực, gây bức xúc trong xã hội. Theo chuyên gia, việc quy định dạy thêm là một ngành kinh doanh có điều kiện là cần thiết, giúp quản lý tốt hơn hoạt động này, song cũng cần tính toán kỹ, có những quy định rõ ràng để tránh "bình mới rượu cũ".

Sẽ ra sao nếu quy định dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện?
Sẽ ra sao nếu quy định dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

VOV.VN - Mới đây, trả lời trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đạo tào Nguyễn Kim Sơn và một số đại biểu Quốc hội cũng đề xuất bổ sung dạy thêm vào danh mục kinh doanh có điều kiện để có cơ sở pháp lý xử lý bên ngoài trường học.

Sẽ ra sao nếu quy định dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

Sẽ ra sao nếu quy định dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

VOV.VN - Mới đây, trả lời trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đạo tào Nguyễn Kim Sơn và một số đại biểu Quốc hội cũng đề xuất bổ sung dạy thêm vào danh mục kinh doanh có điều kiện để có cơ sở pháp lý xử lý bên ngoài trường học.

Kon Tum: Kiểm tra văn bằng, chứng chỉ viên chức quản lý các đơn vị trường học
Kon Tum: Kiểm tra văn bằng, chứng chỉ viên chức quản lý các đơn vị trường học

VOV.VN - Thời gian qua VOV có thông tin phản ánh nhiều viên chức ngành giáo dục ở huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum được cho thôi việc, thôi giữ chức vụ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng một cách bất thường, UBND huyện Đăk Hà khẳng định sẽ tổ chức kiểm tra văn bằng, chứng chỉ của đội ngũ viên chức quản lý các đơn vị trường học.

Kon Tum: Kiểm tra văn bằng, chứng chỉ viên chức quản lý các đơn vị trường học

Kon Tum: Kiểm tra văn bằng, chứng chỉ viên chức quản lý các đơn vị trường học

VOV.VN - Thời gian qua VOV có thông tin phản ánh nhiều viên chức ngành giáo dục ở huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum được cho thôi việc, thôi giữ chức vụ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng một cách bất thường, UBND huyện Đăk Hà khẳng định sẽ tổ chức kiểm tra văn bằng, chứng chỉ của đội ngũ viên chức quản lý các đơn vị trường học.

Chuyện chưa cũ sau 10 năm đổi mới giáo dục
Chuyện chưa cũ sau 10 năm đổi mới giáo dục

VOV.VN - Thực hiện cải cách căn bản, toàn diện giáo dục theo Nghị quyết 29, toàn ngành đã nỗ lực để đạt được nhiều kết quả, từ việc tăng quy mô trường lớp đến tăng đầu tư cho giáo dục, giúp chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, ngành giáo dục vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: tình trạng thiếu giáo viên, thiếu trường lớp, quá tải trường lớp, bạo lực học đường...

Chuyện chưa cũ sau 10 năm đổi mới giáo dục

Chuyện chưa cũ sau 10 năm đổi mới giáo dục

VOV.VN - Thực hiện cải cách căn bản, toàn diện giáo dục theo Nghị quyết 29, toàn ngành đã nỗ lực để đạt được nhiều kết quả, từ việc tăng quy mô trường lớp đến tăng đầu tư cho giáo dục, giúp chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, ngành giáo dục vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: tình trạng thiếu giáo viên, thiếu trường lớp, quá tải trường lớp, bạo lực học đường...

Giải pháp nào giúp tăng tốc đào tạo nhân lực ngành bán dẫn?
Giải pháp nào giúp tăng tốc đào tạo nhân lực ngành bán dẫn?

VOV.VN - Theo Bộ GD-ĐT, hiện có trên 50 doanh nghiệp FDI lớn đã đầu tư vào Việt Nam về công nghiệp vi điện tử và bán dẫn mà trong đó lĩnh vực thiết kế vi mạch đòi hỏi nhiều nhất nguồn nhân lực chất lượng cao. Tổng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này theo dự báo trong vòng 5 năm tới sẽ cần khoảng 20.000 người và 10 năm khoảng 50.000 người từ trình độ đại học trở lên.

Giải pháp nào giúp tăng tốc đào tạo nhân lực ngành bán dẫn?

Giải pháp nào giúp tăng tốc đào tạo nhân lực ngành bán dẫn?

VOV.VN - Theo Bộ GD-ĐT, hiện có trên 50 doanh nghiệp FDI lớn đã đầu tư vào Việt Nam về công nghiệp vi điện tử và bán dẫn mà trong đó lĩnh vực thiết kế vi mạch đòi hỏi nhiều nhất nguồn nhân lực chất lượng cao. Tổng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này theo dự báo trong vòng 5 năm tới sẽ cần khoảng 20.000 người và 10 năm khoảng 50.000 người từ trình độ đại học trở lên.

Khen thường “nóng” học sinh tiểu học đoạt giải vô địch quốc tế STEM Robotics
Khen thường “nóng” học sinh tiểu học đoạt giải vô địch quốc tế STEM Robotics

VOV.VN - Chiều 22/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP. Cần Thơ tổ chức khen thưởng các em học sinh và giáo viên đạt thành tích tại Cuộc thi Global Robotics Games 2023.

Khen thường “nóng” học sinh tiểu học đoạt giải vô địch quốc tế STEM Robotics

Khen thường “nóng” học sinh tiểu học đoạt giải vô địch quốc tế STEM Robotics

VOV.VN - Chiều 22/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP. Cần Thơ tổ chức khen thưởng các em học sinh và giáo viên đạt thành tích tại Cuộc thi Global Robotics Games 2023.

Thách thức về quản trị thông tin trong kỷ nguyên số
Thách thức về quản trị thông tin trong kỷ nguyên số

VOV.VN - Kỷ nguyên số với công nghệ số đang mang tới những cơ hội tuyệt vời cho quản trị thông tin, nhưng đồng thời cũng đặt ra rất nhiều thách thức. Phương thức, mục tiêu của quản trị thông tin đã thay đổi, tạo ra rất nhiều yêu cầu mới về năng lực của quản trị thông tin trong những bối cảnh đa dạng.

Thách thức về quản trị thông tin trong kỷ nguyên số

Thách thức về quản trị thông tin trong kỷ nguyên số

VOV.VN - Kỷ nguyên số với công nghệ số đang mang tới những cơ hội tuyệt vời cho quản trị thông tin, nhưng đồng thời cũng đặt ra rất nhiều thách thức. Phương thức, mục tiêu của quản trị thông tin đã thay đổi, tạo ra rất nhiều yêu cầu mới về năng lực của quản trị thông tin trong những bối cảnh đa dạng.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao