111111

BV Đại học Y Hà Nội: công tác khám chữa bệnh ngày Tết như ngày thường

VOV.VN - Ngày Tết, bệnh nhân đông hơn và nặng hơn ngày thường. Điều này thoạt nghe có vẻ nghịch lý, nhưng hóa ra lại rất logic.

TS. BS Hoàng Bùi Hải, phụ trách Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội giải thích:  Ai cũng có tâm lý tránh bệnh viện vào dịp Tết Nguyên đán, nên người bệnh cứ cố ở nhà để qua Tết mới đi khám bệnh.  Đến lúc không thể chịu nổi, họ đến bệnh viện, thì lúc đó bệnh đã tiến triển thành nặng rồi. 


Chăm sóc bệnh nhân tại phòng Cấp cứu BV ĐH Y

Ngày Tết, các ca đến bệnh viện cấp cứu phần nhiều do tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, ngộ độc rượu...  Các bệnh viện nhỏ nghỉ không khám bệnh trong dịp Tết cũng là lý do khiến bệnh nhân đổ dồn về các cơ sở y tế lớn. Thế là trong những ngày Tết, bệnh viện không hề vắng như ta tưởng.

Giống như mọi người, các bác sĩ cũng đón Tết Nguyên đán. Làm thế nào để đảm bảo công việc ở bệnh viện (mà ngày Tết thường nhiều thêm lên), lại vẫn có thể “nghỉ Tết”? . Ngày thường, ở khoa Cấp cứu Bệnh viện ĐH Y, ngoài các nhân sự chính của Khoa còn có thêm các bác sĩ học viên, bác sĩ nội trú, học viên điều dưỡng… thường xuyên có 10-15 người làm việc trong khoa.  Đến Tết, thì chỉ có các nhân sự chính làm việc. Do vậy, ở khoa này, các ca trực Tết thường được bổ sung thêm khoảng 2 bác sĩ, 4 điều dưỡng.

  Phòng chờ làm thủ tục khám bệnh

Làm việc ở khoa Cấp cứu, các bác sĩ, điều dưỡng phải chịu áp lực cao. Bệnh nhân được đưa vào cấp cứu thường trong tình trạng nguy hiểm, nhiệm vụ của người thày thuốc là làm sao cứu chữa, giúp người bệnh qua cơn nguy hiểm rồi sau đó mới tiếp tục điều trị tới khỏi bệnh. TS BS Hoàng Bùi Hải tâm sự: Thời gian đầu mới vào nghề, không tránh khỏi có lúc anh cảm thấy buồn, mệt mỏi khi làm công việc này. Sau dần, áp lực cao lại giống như một thứ “dopping”, khiến anh và đa số các đồng nghiệp của mình thêm say mê với công việc đầy thách thức. Những năm mới vào nghề, trực ca ngày Tết cũng hồi hộp ghê lắm, trong tâm lý muốn ca trực đầu năm được thuận lợi để công việc cả năm suôn sẻ. Thế nhưng, ở phòng Cấp cứu của bệnh viện thì năm nào cũng như năm nào, cứ có ca bệnh là phải dồn dập, liên hồi để cứu chữa tích cực cho bệnh nhân. Thế nên rồi cũng quen dần, bởi anh đã xác định theo nghề y là vất vả.

TS.BS Đỗ Hoàng Dương, Khoa Tim mạch, cho biết mấy năm qua, cứ đến Tết là anh thường phải trực vào đêm 30, ngày mùng Một đầu năm. Riêng năm nay anh được phân công trực 27 tháng Chạp và mùng 3 Tết. Từ khi là sinh viên đã phải làm quen với việc trực bệnh viện, sau này lập gia đình lại lấy vợ cũng là bác sĩ, nên việc trực Tết ở bệnh viện với anh rất bình thường.  Đi trực ngày Tết cũng không khác gì trực ngày thường vậy.

Công tác chuyên môn không được có gì khác biệt so với ngày thường

PGS TS Bùi Văn Lệnh,  Phó Giám đốc Bệnh viện ĐH Y cho biết: Ban lãnh đạo bệnh

 
PGS. TS. Bùi Văn Lệnh
viện đã quán triệt và thống nhất đến toàn thể đội ngũ rằng ngày Tết Nguyên đán, công tác chuyên môn không được có gì khác biệt so với ngày thường.

Với bệnh nhân bắt buộc phải nằm ở bệnh viện điều trị, mọi việc diễn ra bình thường tại các khoa phòng chuyên môn đó. Các khoa phòng đều có nhân sự trực, từ lãnh đạo đến bác sĩ, điều dưỡng. Bệnh viện cũng bố trí người trực đảm bảo an toàn cháy nổ, an toàn an ninh.  Kế hoạch trực Tết được xây dựng từ 1 tháng trước Tết nên rất chủ động và chu đáo.  

“Ngoài các ê-kíp trực tại Bệnh viện, chúng tôi có ê-kíp trực ảo (trực thường trú). Chúng tôi dự phòng để đối phó tình huống khi có cháy nổ hàng loạt hoặc ngộ độc hàng loạt, hoặc tai họa nào đó ở đâu đó... Luôn có một ê kíp sẵn sàng.  Những người này không được đi xa thành phố để khi có việc khẩn cấp là lập tức có mặt trong thời gian sớm nhất. Xe cấp cứu, thuốc men cũng đã được chuẩn bị sẵn sàng. Tất cả các tình huống đều có trong “kịch bản” để có thể chủ động xử lý nhanh nhất nếu xảy ra”.

 
Theo truyền thống của Bệnh viện ĐH Y cũng như nhiều bệnh viện khác, đêm 30 Tết bao giờ lãnh đạo Bệnh viện cũng đi thăm hỏi khắp các khoa phòng, tặng quà Tết, chúc Tết y bác sĩ trực và người bệnh. Bệnh viện tổ chức cho thày thuốc và bệnh nhân đón giao thừa trong Bệnh viện với tiêu chí đảm bảo an toàn trong công tác khám chữa bệnh. Những y bác sĩ trực Tết được hưởng chế độ bồi dưỡng cao hơn ngày thường./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc rượu
Cách sơ cứu khi bị ngộ độc rượu

VOV.VN - Nguyễn Văn T, ở Tân Tiến, Hải Hưng, sau khi uống rượu ở đám ăn hỏi về vẫn đi làm bình thường. 9h sáng hôm sau, ông đứng dậy và không nhìn thấy gì...

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc rượu

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc rượu

VOV.VN - Nguyễn Văn T, ở Tân Tiến, Hải Hưng, sau khi uống rượu ở đám ăn hỏi về vẫn đi làm bình thường. 9h sáng hôm sau, ông đứng dậy và không nhìn thấy gì...

Ăn uống không điều độ ngày Tết, nhiều bệnh nhân chuyển biến nặng
Ăn uống không điều độ ngày Tết, nhiều bệnh nhân chuyển biến nặng

VOV.VN - Để ứng phó với tình trạng này, năm nay, Bệnh viện Bạch Mai duy trì khám bệnh trong những ngày nghỉ Tết.

Ăn uống không điều độ ngày Tết, nhiều bệnh nhân chuyển biến nặng

Ăn uống không điều độ ngày Tết, nhiều bệnh nhân chuyển biến nặng

VOV.VN - Để ứng phó với tình trạng này, năm nay, Bệnh viện Bạch Mai duy trì khám bệnh trong những ngày nghỉ Tết.

Những người không nên ăn bánh chưng ngày Tết
Những người không nên ăn bánh chưng ngày Tết

Bánh chưng là món ăn quen thuộc trong bữa ăn ngày Tết, tuy nhiên có quá nhiều người phải nói không với món này.

Những người không nên ăn bánh chưng ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng ngày Tết

Bánh chưng là món ăn quen thuộc trong bữa ăn ngày Tết, tuy nhiên có quá nhiều người phải nói không với món này.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao