111111

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thương mại điện tử có 3 nỗi lo lớn

VOV.VN - Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, thương mại điện tử, mua bán qua mạng là xu thế của thời đại công nghệ 4.0. Tuy nhiên, có 3 thách thức rất lớn là mất an toàn dữ liệu cá nhân; hàng giả, hàng kém chất lượng và thất thu thuế. Bộ Công thương sẽ nghiên cứu các giải pháp phù hợp để quản lý.

Theo chương trình, sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, thành viên thứ 2 của Chính phủ là Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên sẽ "đăng đàn" trả lồi chất vấn.

Một trong những lĩnh vực được nhiều ĐBQH quan tâm và đặt câu hỏi chất vấn là công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử.

Đại biểu Nguyễn Minh Hoàng (đoàn TP HCM) nêu, hoạt động thương mại điện tử thời gian qua đã và đang bị các đối tượng lợi dụng để kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ xuất xứ và lợi dụng thương mại điện tử để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các hành vi này ngày càng tinh vi, khó lường. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp để hạn chế, ngăn chặn hành vi vi phạm của nhóm đối tượng này?

Đại biểu Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội) phản ánh, vấn đề về bảo mật và an toàn thông tin cá nhân, các trường hợp vi phạm dữ liệu cá nhân và gian lận thương mại khiến cử tri lo lắng, do dự khi tiến hành thanh toán trực tuyến. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp về vấn đề trên?

Cùng đó, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, đặc biệt Bộ Công an trong việc xây dựng Luật bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo đảm quy định pháp luật, toàn diện trong đó có lĩnh vực thương mại điện tử.

Các giải pháp quan trọng khác là đẩy mạnh truyền thông; yêu cầu các tổ chức, cá nhân kinh doanh tuân thủ xây dựng quy tắc bảo vệ thông tin và yêu cầu các sàn giao dịch thương mại điện tử phải công khai chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng…

Trả lời, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, đúng như các ĐBQH đã chỉ ra, trong thương mại điện tử ở nước ta hiện nay phải đối mặt 3 thách thức rất lớn. Đó là, người tiêu dùng phải đối mặt với việc mất an toàn dữ liệu cá nhân; hàng giả, hàng kém chất lượng, tính an toàn chưa được kiểm soát chặt chẽ; việc thất thu thuế.

“Về bảo vệ an toàn dữ liệu cá nhân, đúng là có tình trạng lộ lọt, đánh cắp dữ liệu, thông tin cá nhân trong việc mua bán trên môi trường mạng”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói về thách thức thứ nhất.

Giải pháp cho việc này được Bộ trưởng Công Thương chỉ ra, đó là trong Luật bảo vệ người tiêu dùng sắp có hiệu lực từ 1-7-2024 tới đây đã bổ sung quy định về việc tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ thông tin người tiêu dùng.

Thách thức thứ hai là bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ hàng Việt. “Đại biểu phản ánh rất đúng về tình trạng hàng giả, nhái, kém chất lượng thâm nhập vào thị trường nước ta, ảnh hưởng đến người tiêu dùng, cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong nước” - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.

Về giải pháp, Bộ trưởng cho biết, Bộ Công Thương thường xuyên khuyến nghị người sản xuất cần nâng cao chất lượng sản phẩm để đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập, đồng thời đẩy mạnh thực hiện các chương trình “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, nhất là trên môi trường thương mại điện tử.

Mặt khác, Luật Bảo vệ người tiêu dùng và Nghị định hướng dẫn triển khai đề án chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng sắp có hiệu lực cũng sẽ giúp khắc phục tình trạng trên. Bộ Công Thương cũng đã triển khai cổng thông tin trực tuyến 24/7 để tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng cả nước. Năm 2023, cổng này đã gỡ bỏ hơn 18.000 sản phẩm và chặn hơn 5.000 gian hàng vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành.

Đặc biệt, tăng cường thanh kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chủ động phối hợp các bộ ngành chức năng tham mưu Chính phủ xem xét ban hành nghị định về quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử. Theo đó, tách bạch giữa luồng hóa thông thường với hàng hóa thương mại điện tử để tăng cường quản lý người bán nước ngoài qua kênh này.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng tham mưu Chính phủ xem xét bãi bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng với hàng hóa nhập khẩu giá trị nhỏ, tránh tình trạng nhập khẩu qua thương mại điện tử cạnh tranh với hàng trong nước mà không bị áp thuế.

Về thách thức thứ ba là vấn đề thất thu thuế, giải pháp chống thất thu thuế với thương mại điện tử, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, theo thống kê, nộp thuế trong lĩnh vực này của năm 2003 tăng trên 16% so với năm 2022. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thừa nhận còn thất thu thuế trong lĩnh vực này.

“Bộ Công thương đã tích cực phối hợp với ngành thuế và Bộ Tài chính chia sẻ dữ liệu của hơn 900 website, gần 300 ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử để thực hiện rà soát và tăng cường quản lý thuế trong thương mại điện tử” - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thông tin.

Thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu dùng chung về thương mại điện tử chia sẻ liên thông với các bộ ngành liên quan để phục vụ công tác quản lý thuế và hải quan.

Đặc biệt, Bộ trưởng Công Thương cho biết, Bộ sẽ tăng cường phối hợp với Bộ Công an trong áp dụng định danh điện tử cho người bán hàng trên sàn giao dịch để tăng cường hiệu quả quản lý, chống thất thu thuế;

Tích cực thanh kiểm tra, xử lý vi phạm các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân hoạt động trên thương mại điện tử không kê khai thuế.

Nêu câu hỏi chất vấn, đại biểu Trịnh Minh Bình (Vĩnh Long) đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết giải pháp nếu người đứng đầu, lãnh đạo quản lý, công chức trực tiếp quản lý trên địa bàn để xảy ra tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ gây bức xúc cho nhân dân.

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển như hiện nay và "vì lợi nhận thì người ta làm thôi".

Về trách nhiệm, theo Bộ trưởng, phải được quy cho từng cơ quan chức năng, tổ chức có chức năng. Nếu quy định trách nhiệm cho người đứng đầu, theo ông Diên, chúng ta hiểu khái niệm người đứng đầu ở đây là người đứng đầu địa phương, người đứng ngành hay đứng đầu cơ quan.

"Nếu như chúng ta quy trách nhiệm người đứng đầu ngành, địa phương, cơ quan đến việc này cũng là một yêu cầu cần thiết. Còn nếu dồn trách nhiệm cho một người cũng phải tính.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên
Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

VOV.VN - Trong phiên làm việc hôm nay, 4/6, Đại biểu Quốc hội chất vấn về 2 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài nguyên - môi trường và công thương.

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

VOV.VN - Trong phiên làm việc hôm nay, 4/6, Đại biểu Quốc hội chất vấn về 2 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài nguyên - môi trường và công thương.

Dùng cát biển làm cao tốc, ĐBQH lo "đánh cược với môi trường”
Dùng cát biển làm cao tốc, ĐBQH lo "đánh cược với môi trường”

VOV.VN - Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cần có giải pháp hạn chế hệ luỵ có thể xảy ra từ việc sử dụng cát biển đắp nền đường cao tốc, việc này sẽ là "đánh cược với môi trường”.

Dùng cát biển làm cao tốc, ĐBQH lo "đánh cược với môi trường”

Dùng cát biển làm cao tốc, ĐBQH lo "đánh cược với môi trường”

VOV.VN - Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cần có giải pháp hạn chế hệ luỵ có thể xảy ra từ việc sử dụng cát biển đắp nền đường cao tốc, việc này sẽ là "đánh cược với môi trường”.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao