111111

Bộ trưởng Bộ GDĐT: Cần khuyến khích để doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào đào tạo

VOV.VN - Kết quả khảo sát năm 2021 cho thấy, hoạt động hợp tác nổi bật nhất giữa trường đại học - doanh nghiệp trong đào tạo là hoạt động tiếp nhận sinh viên đến kiến tập/thực tập. Việc các doanh nghiệp tham gia góp ý cho chương trình đào tạo, tham gia giảng dạy dừng lại ở mức 30%.

Đây là thông tin được đưa ra tại phiên họp ngày 18/8 của Ủy ban về Giáo dục và Phát triển nhân lực (thuộc Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh).

Theo báo cáo của Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) về một khảo sát vào tháng 6/2021, trong số 135 cơ sở giáo dục đại học có báo cáo gửi về thì 40,7% cơ sở đào tạo có hoạt động hợp tác với doanh nghiệp cả trong lĩnh vực công nghệ thông tin và các lĩnh vực khác; 44,4% có hợp tác trong các lĩnh vực khác; 8,1% có hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin và 6,7% không có hoạt động hợp tác nào với doanh nghiệp, tập trung chủ yếu vào các cơ sở đào tạo các khối ngành đặc thù thuộc lĩnh vực nghệ thuật.

Tổng số doanh nghiệp có hợp tác với 135 cơ sở giáo dục đại học được khảo sát là 6.126 doanh nghiệp, đạt tỉ lệ trung bình là 60 doanh nghiệp/cơ sở đào tạo. Gắn kết với doanh nghiệp, không chỉ dừng lại ở vấn đề tìm chỗ thực hành cho sinh viên hay xin học bổng, đa số các trường hiện nay đang hướng tới việc giúp sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

Kết quả khảo sát của Vụ Giáo dục đại học năm 2021 cũng cho biết, hoạt động hợp tác nổi bật nhất giữa trường đại học - doanh nghiệp trong đào tạo là hoạt động tiếp nhận sinh viên đến kiến tập/thực tập (gần 90%). Hoạt động hợp tác chiếm vị trí thứ 2 là tài trợ cho các hoạt động liên quan đến đào tạo và ngoại khóa bao gồm: trao học bổng sinh viên, tổ chức ngày hội việc làm, và tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp (gần 70%). Việc các doanh nghiệp tham gia góp ý cho chương trình đào tạo, tham gia giảng dạy dừng lại ở mức độ 30%.

Báo cáo đánh giá thực trạng cũng khẳng định, mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp ở nước ta nhìn chung vẫn chủ yếu trong ngắn hạn, cả hai chủ thể chưa thực sự có nhu cầu bức thiết. Hệ sinh thái hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp mới chỉ đang trên đường hình thành.

Nói về vấn đề này, TS.Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm TP. HCM nêu đề xuất, nhà nước cần có chính sách, cơ chế phối hợp chặt chẽ về nguồn nhân lực giữa nhà trường và doanh nghiệp. Tăng quyền tự chủ cho nhà trường. Nhà trường cần được tự chủ và chủ động về quy mô đào tạo, hình thức tuyển sinh, xây dựng chương trình đào tạo, thu chi nguồn tài chính.

Trong khi đó, TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng trường FPT cho rằng, bên cạnh chính sách khích lệ, động viên, kết nối, thúc đẩy, cần một số yêu cầu mang tính bắt buộc, đơn cử như với nhà trường, hoạt động hợp tác doanh nghiệp cần là một tiêu chí trong kiểm định.

Ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, đề xuất chọn chủ đề gắn kết đại học và doanh nghiệp trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để có sự quan tâm hơn của Chính phủ và các Bộ, ngành. Chính sách cần được rà soát tổng thể, nội dung nào đã quy định trong Luật nhưng cần hướng dẫn cụ thể, nội dung nào còn đang vướng, nội dung nào còn thiếu cần bổ sung…

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp; đồng thời cho rằng, cần tính đến các chính sách thúc đẩy mạnh mẽ hơn, chặt chẽ hơn, liên thông hơn, hiệu quả hơn và đem lại nhiều lợi ích hơn.

Theo Bộ trưởng, khi đề xuất chính sách phải vừa chú ý đến cái chung, vừa chú ý đến các trường theo từng nhóm lĩnh vực để phù hợp, hài hòa, trong đó đặt trọng tâm đến hệ thống các trường có liên quan nhiều đến doanh nghiệp.

Đề cập tới từng phương diện cụ thể trong hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp như hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; hoạt động đào tạo; việc sử dụng nguồn lực… Bộ trưởng cho rằng, cần tiếp tục đề xuất các chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy hoạt động hợp tác trên từng phương diện. 

Trong đó, cần khuyến khích tăng cường chính sách để các doanh nghiệp tham gia nhiều hơn, sâu hơn vào hoạt động đào tạo của nhà trường. Dù hiện nay đã có quy định trong một số văn bản, nhưng cần thêm nữa các chính sách cho nhóm này.

Bộ trưởng mong rằng, cả phía đại học và doanh nghiệp sẽ cùng quan sát, phân tích các nhu cầu của nhau và tận dụng các cơ hội để hợp tác, đẩy nhanh sự phát triển vì sự phát triển chung của đất nước. Trong khuôn khổ một phiên họp chưa thể giải quyết mọi vấn đề, Bộ trưởng mong muốn các đại biểu, chuyên gia sẽ cùng tiếp tục suy nghĩ cho vấn đề lớn này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tự chủ đại học: Học phí tăng “chóng mặt”, chất lượng đào tạo có tăng?
Tự chủ đại học: Học phí tăng “chóng mặt”, chất lượng đào tạo có tăng?

VOV.VN - Khi chuyển sang tự chủ, nhiều trường đại học đang đồng loạt tăng học phí. Nhiều trường công lập học phí mỗi năm từ vài chục đến vài trăm triệu đồng. Điều này khiến không ít phụ huynh, học sinh lo ngại về khả năng chi trả học phí trong suốt 4-5 năm học đại học.

Tự chủ đại học: Học phí tăng “chóng mặt”, chất lượng đào tạo có tăng?

Tự chủ đại học: Học phí tăng “chóng mặt”, chất lượng đào tạo có tăng?

VOV.VN - Khi chuyển sang tự chủ, nhiều trường đại học đang đồng loạt tăng học phí. Nhiều trường công lập học phí mỗi năm từ vài chục đến vài trăm triệu đồng. Điều này khiến không ít phụ huynh, học sinh lo ngại về khả năng chi trả học phí trong suốt 4-5 năm học đại học.

Đà Nẵng không có chủ trương học sinh phải tiêm vaccine mới được nhập học
Đà Nẵng không có chủ trương học sinh phải tiêm vaccine mới được nhập học

VOV.VN - Lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng khẳng định, hiện nay không có chủ trương, văn bản quy định về việc học sinh phải tiêm vaccine phòng COVID-19 để được nhập học và tham gia dịch vụ bán trú tại các trường học trên địa bàn thành phố.

Đà Nẵng không có chủ trương học sinh phải tiêm vaccine mới được nhập học

Đà Nẵng không có chủ trương học sinh phải tiêm vaccine mới được nhập học

VOV.VN - Lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng khẳng định, hiện nay không có chủ trương, văn bản quy định về việc học sinh phải tiêm vaccine phòng COVID-19 để được nhập học và tham gia dịch vụ bán trú tại các trường học trên địa bàn thành phố.

Hơn 559.000 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển
Hơn 559.000 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển

VOV.VN - Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến 12 giờ hôm nay (16/8), đã có hơn 559.000 thí sinh nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển lên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hơn 559.000 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển

Hơn 559.000 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển

VOV.VN - Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến 12 giờ hôm nay (16/8), đã có hơn 559.000 thí sinh nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển lên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chi tiết lịch tựu trường các địa phương trên cả nước
Chi tiết lịch tựu trường các địa phương trên cả nước

VOV.VN - Đến nay nhiều địa phương trên cả nước đã công bố thời gian tựu trường năm học 2022-2023.

Chi tiết lịch tựu trường các địa phương trên cả nước

Chi tiết lịch tựu trường các địa phương trên cả nước

VOV.VN - Đến nay nhiều địa phương trên cả nước đã công bố thời gian tựu trường năm học 2022-2023.

Bộ trưởng Bộ GDĐT khẳng định quan điểm cần triệt tiêu văn mẫu
Bộ trưởng Bộ GDĐT khẳng định quan điểm cần triệt tiêu văn mẫu

VOV.VN - Khẳng định quan điểm cần triệt tiêu văn mẫu, Bộ trưởng nhấn mạnh, văn học phải củng cố vị trí của một môn học nghệ thuật.

Bộ trưởng Bộ GDĐT khẳng định quan điểm cần triệt tiêu văn mẫu

Bộ trưởng Bộ GDĐT khẳng định quan điểm cần triệt tiêu văn mẫu

VOV.VN - Khẳng định quan điểm cần triệt tiêu văn mẫu, Bộ trưởng nhấn mạnh, văn học phải củng cố vị trí của một môn học nghệ thuật.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao