111111

Bảo vệ rừng 4.0, vườn quốc gia Bù Gia Mập tiên phong gắn mã QR cho cây di sản

VOV.VN - Tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, du khách giờ đây có thể dễ dàng khám phá hệ thực vật phong phú chỉ với một thao tác quét mã QR đơn giản trên điện thoại.

 

Những mã QR được gắn trên từng cây di sản không chỉ giúp kết nối con người với thiên nhiên bằng công nghệ mà còn đánh dấu bước chuyển mình quan trọng trong hành trình bảo tồn và phát triển rừng theo hướng hiện đại, bền vững.

Mã QR, cánh cửa khám phá đại ngàn và trải nghiệm giáo dục độc đáo

Từ sáng kiến độc đáo này, Vườn Quốc gia Bù Gia Mập với diện tích gần 26.000 ha, đã mở ra một kênh thông tin mới mẻ và tiện lợi cho du khách.

Thay vì chỉ ngắm nhìn, du khách có thể tìm hiểu sâu hơn về 39 cây di sản Việt Nam, có tuổi đời từ 200 đến 450 năm tại vườn quốc gia Bù Gia Mập. 

Mỗi mã QR là một "cánh cửa" dẫn vào kho dữ liệu khổng lồ, cung cấp chi tiết về đặc điểm sinh học, giá trị, cho đến lịch sử và ý nghĩa trong hệ sinh thái rừng. Điều này mang đến trải nghiệm tương tác và giáo dục đầy bổ ích cho mọi người.

Ông Đỗ Trường Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Tuyên truyền Du lịch và Cứu hộ Bảo tồn Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, nhấn mạnh, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang len lỏi vào từng lĩnh vực đời sống, chúng tôi xác định, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học là xu hướng tất yếu:

"Toàn bộ quần thể cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia đều được gắn mã QR. Đây cũng là bước chuyển đổi số trong công tác phát triển du lịch của Vườn. Chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp được nhiều thông tin hữu ích cho du khách”, ông Giang nói. 

 “Biến” người dân thành hướng dẫn viên cho rừng

Việc ứng dụng công nghệ mã QR không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin cho du khách mà còn là công cụ đắc lực hỗ trợ công tác quản lý và bảo tồn của Vườn. Thông tin về từng cây được số hóa giúp cán bộ kiểm lâm dễ dàng theo dõi, cập nhật tình trạng, phát hiện sớm các vấn đề như sâu bệnh, chặt phá trái phép hay biến động về quần thể. Điều này giúp tối ưu hóa công tác tuần tra, bảo vệ và phục hồi rừng một cách hiệu quả hơn.

Hơn nữa, sáng kiến này còn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị của đa dạng sinh học và tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng.

Chị Trần Huyền Trang, đoàn viên thanh niên xã Bù Gia Mập, chia sẻ, từ một thao tác nhỏ, kiến thức về thiên nhiên trở nên gần gũi hơn bao giờ hết. Với mã QR trên thân cây, bất kỳ ai cũng có thể trở thành hướng dẫn viên cho rừng.

"Việc gắn mã QR giúp chúng tôi dễ dàng truy cập thông tin, chỉ cần sử dụng điện thoại quét mã là đã biết được cây này là cây gì, công dụng ra sao. Bản thân tôi cũng giới thiệu cho người thân, khách du lịch đến đây để tăng cường hiểu biết hơn, đồng thời cũng tuyên truyền bảo vệ rừng hiệu quả hơn”.

Theo Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, trong năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số và nâng cao trải nghiệm du lịch sinh thái. Cụ thể, đơn vị sẽ mở rộng hoạt động số hóa dữ liệu sinh học, cải tiến hệ thống bảng chỉ dẫn, phát hành sổ tay nhận diện các loài cây và thuốc quý hiếm, đồng thời phát triển hệ thống thông tin tương tác hiện đại tại các tuyến du lịch.

Đây là những bước chuẩn bị chiến lược nhằm xây dựng một mô hình diễn giải môi trường tiên tiến, thu hút du khách thông qua những trải nghiệm thực tế kết hợp công nghệ.

Không chỉ dừng lại ở đó, Vườn Quốc gia Bù Gia Mập còn chú trọng phát triển đội ngũ cộng tác viên du lịch, tăng cường đào tạo kỹ năng, bổ sung kiến thức sinh thái chuyên sâu và đẩy mạnh truyền thông đa nền tảng.

Mục tiêu cuối cùng là không chỉ cung cấp thông tin mà còn tạo điều kiện để mỗi người dân trở thành "hướng dẫn viên của rừng". Qua đó, người dân góp phần tích cực vào công tác bảo vệ rừng, tự hào giới thiệu những loài cây di sản quý giá đến với đông đảo du khách và cộng đồng.

rung_1.jpg

Vườn Quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk) ứng dụng công nghệ quản lý bảo vệ rừng

VOV.VN - Tại Vườn Quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk), nhờ ứng dụng các thiết bị và phần mềm chuyên ngành hỗ trợ quản lý bảo vệ rừng mà công tác giữ rừng, bảo vệ các loại động vật hoang dã được thực hiện hiệu quả. Khoa học công nghệ đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống, trong đó có quản lý bảo vệ rừng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Yên Bái tăng cường bảo vệ rừng trong những ngày nắng nóng
Yên Bái tăng cường bảo vệ rừng trong những ngày nắng nóng

VOV.VN - Để bảo vệ gần 38.000 ha rừng trên địa bàn, nhất là trong giai đoạn nắng nóng, khô hanh như hiện nay, các lực lượng chức năng huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, cụ thể và quyết liệt.

Yên Bái tăng cường bảo vệ rừng trong những ngày nắng nóng

Yên Bái tăng cường bảo vệ rừng trong những ngày nắng nóng

VOV.VN - Để bảo vệ gần 38.000 ha rừng trên địa bàn, nhất là trong giai đoạn nắng nóng, khô hanh như hiện nay, các lực lượng chức năng huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, cụ thể và quyết liệt.

Nam Giang huy động sức mạnh của toàn dân tuần tra, bảo vệ rừng
Nam Giang huy động sức mạnh của toàn dân tuần tra, bảo vệ rừng

VOV.VN - Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp công tác, trong đó chú trọng huy động sức mạnh của toàn dân trong công tác tuần tra, bảo vệ rừng mà những năm qua, tình hình quản lý bảo vệ rừng ở huyện Nam Giang nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung cơ bản ổn định, không xảy ra vụ việc nóng về phá rừng.

Nam Giang huy động sức mạnh của toàn dân tuần tra, bảo vệ rừng

Nam Giang huy động sức mạnh của toàn dân tuần tra, bảo vệ rừng

VOV.VN - Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp công tác, trong đó chú trọng huy động sức mạnh của toàn dân trong công tác tuần tra, bảo vệ rừng mà những năm qua, tình hình quản lý bảo vệ rừng ở huyện Nam Giang nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung cơ bản ổn định, không xảy ra vụ việc nóng về phá rừng.

Ứng dụng công nghệ vào bảo vệ rừng: Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn
Ứng dụng công nghệ vào bảo vệ rừng: Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn

VOV.VN - Thời gian qua, việc ứng dụng các công nghệ, thiết bị hiện đại vào quản lý bảo vệ rừng đã và đang được thí điểm ở một số nơi tại Tây Nguyên đã bước đầu cho thấy hiệu quả thiết thực. Đây là cách làm sáng tạo trong công tác quản lý bảo vệ rừng khi nguồn lực đầu tư và nhân lực còn hạn chế, được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang biểu dương và đề nghị nhân rộng.

Ứng dụng công nghệ vào bảo vệ rừng: Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn

Ứng dụng công nghệ vào bảo vệ rừng: Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn

VOV.VN - Thời gian qua, việc ứng dụng các công nghệ, thiết bị hiện đại vào quản lý bảo vệ rừng đã và đang được thí điểm ở một số nơi tại Tây Nguyên đã bước đầu cho thấy hiệu quả thiết thực. Đây là cách làm sáng tạo trong công tác quản lý bảo vệ rừng khi nguồn lực đầu tư và nhân lực còn hạn chế, được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang biểu dương và đề nghị nhân rộng.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao