111111

Báo chí Huế- Dòng chảy song hành cùng lịch sử cách mạng

VOV.VN - Trải qua một thế kỷ, báo chí Huế đã khẳng định vai trò tiên phong trên mặt trận tư tưởng-văn hóa, đồng hành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Từ buổi đầu truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đến thời kỳ đổi mới và hội nhập, báo chí Huế luôn giữ vững vị trí là lực lượng xung kích.

Ngay từ trước Cách mạng Tháng Tám, báo chí Huế đã đóng vai trò quan trọng trong phong trào yêu nước. Ra đời tuy muộn hơn so với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, song báo chí Huế ngay sau khi xuất hiện đã lập tức gây tiếng vang lớn. Nổi bật là những tờ báo yêu nước và cách mạng như tờ Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng, tờ báo tiếng Việt đầu tiên của Trung kỳ ra số đầu tiên ngày 10/8/1927 kéo dài đến số cuối cùng ngày 24/4/1943; Con Đường Đấu Tranh của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 1930, tờ báo đầu tiên do Đảng bộ tỉnh trực tiếp tổ chức, chỉ đạo và cũng là tờ báo tiền thân của tờ Đảng bộ thành phố Huế ngày nay là những minh chứng tiêu biểu.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho rằng, trong khoảng 10 năm từ năm 1935 đến Cách mạng Tháng 8 thì Huế là trung tâm báo chí rất sôi động, ngoài báo chí cách mạng thì những tờ báo khác liên tục ra đời, đáp ứng nhu cầu đa dạng của công chúng: “Rất nhiều tên tuổi nổi danh của báo chí Việt Nam, họ khởi đầu tại Huế, không chỉ Hải Triều, như Nguyễn Chí Diểu, chúng ta thấy Đào Duy Anh, Phan Khôi, Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư và những cuộc tranh luận về báo chí mà có thể nói sôi động nhất cũng xuất hiện từ đây. Sau này, chúng ta hay nghe tới cuộc tranh luận nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh. Thực ra, đó là cuộc tranh luận nổ ra  trên báo chí ở Huế…”.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, các cơ quan báo chí tại Huế kiên cường bám trụ, phản ánh thực tiễn đấu tranh, góp phần hun đúc tinh thần cách mạng cho các tầng lớp nhân dân. Những nhà báo như Hải Triều, Lâm Mộng Quang, Thanh Hải, Ngô Kha, Hoàng Phủ Ngọc Tường... để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam. Nhà báo, nhà nghiên cứu Dương Phước Thu nhận định: Ngay sau khi giành được chính quyền (tháng 8/1945), lúc bấy giờ ở Huế đã có trên chục tờ báo được kịp thời xuất bản như tuần báo Quyết Thắng; nhật báo Quyết Chiến; tuần báo Chiến Sĩ, Đại Chúng…

“Sau 1945 thì nhà báo trở thành chiến sĩ vai mang súng, tay cầm bút, trở thành chiến sĩ trên mặt báo chí. Nhìn lại chặng đường 100 năm của báo chí Huế đi qua để thấy vị trí của thành phố Huế là một trung tâm báo chí rõ ràng với hơn 300 tờ báo,  các thế hệ làm báo để lại dấu ấn trong lịch sử báo chí Việt Nam như là nhà báo Hải Triều, nhà Lâm Mộng Quang, nhà báo Hải Thanh… Đặc biệt, trong đó có nhà báo yêu nước có thể nói là vĩ đại là cụ Huỳnh Thúc Kháng”.

Là người sống trong gia đình có truyền thống bốn đời làm báo, nhà thơ- nhà báo Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương cho biết, năm 1964, ông tham gia viết báo ở  Huế phục vụ yêu cầu chiến đấu của cách mạng miền Nam. Trong chiến tranh, Huế có nhiều nhà báo rất sắc sảo và có nghiệp vụ cao. Nhờ vậy, báo chí cách mạng, báo kháng chiến ở Huế không bao giờ bị đứt đoạn và tiếp tục kết nối với báo chí trong Đô thị Huế, kết nối với các cơ quan trung ương như Báo Nhân Dân, Báo Thống Nhất… hình thành nên đời sống báo chí rất phong phú.

Nhà thơ - nhà báo Nguyễn Khoa Điềm, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của phát thanh trong thời kỳ kháng chiến: “Trong điều kiện kháng chiến thì phát thanh rất quan trọng đối với thông tin và nhờ có phát thanh mà cũng đã truyền đi được rất nhiều trang văn, trang thơ cũng như thông tin đến người đồng bào cán bộ không những ở rừng núi mà kể cả anh em sinh viên yêu nước ở trong lòng đô thị. Người ta thường xuyên theo dõi mặt trận thông tin bằng ngôn ngữ nói và biết được chủ trương, phương hướng phát triển của đất nước, của chiến trường lúc đó”. 

Theo nhà thơ, nhà báo Nguyễn Khoa Điềm, trong bối cảnh số hóa hiện nay, khi ai cũng có thể làm báo theo cách của mình, thì báo chí chuyên nghiệp càng cần giữ vững đạo đức, bản lĩnh và phát triển một nền báo chí nhân văn, trung thực, phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.

Trong thời kỳ đổi mới, báo chí Huế tích cực hiện đại hóa, góp phần đưa Huế phát triển theo hướng bền vững. Nhà báo Nguyễn Thị Phương Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Huế chia sẻ: “Nhiều bài viết, sự trải nghiệm về nghề nghiệp, đã cho chúng tôi thấy rõ tình yêu, sự dấn thân, cái đam mê của mình và từ đó rút ra được những bài học trong quá trình trải nghiệm để giúp cho các nhà báo trẻ hôm nay, cùng chung lý tưởng, dù tham gia các loại hình báo chí nào cũng đều làm tốt vai trò của mình, sứ mệnh của mình là sứ mệnh của những người cầm bút”.

can_bo_chien_si_don_bien_phong_cua_khau_a_dot_ho_tro_nguoi_dan_don_dep_cay_do_gay_do_loc_gay_ra.jpg

Dông lốc làm 53 nhà dân tại huyện A Lưới bị tốc mái

VOV.VN - Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt, Bộ đội Biên phòng thành phố Huế đã huy động lực lượng phối hợp với chính quyền địa phương hai xã Đông Sơn và Lâm Đớt, huyện A Lưới khẩn trương hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do giông lốc gây ra.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Huế phát triển du lịch cộng đồng giảm nhựa, nâng tầm trải nghiệm
Huế phát triển du lịch cộng đồng giảm nhựa, nâng tầm trải nghiệm

VOV.VN - Tính đến nay, tại thành phố Huế đã hình thành 4 điểm đến tiêu biểu thực hiện mô hình du lịch giảm nhựa, mang đến những trải nghiệm thân thiện với môi trường cho du khách.

Huế phát triển du lịch cộng đồng giảm nhựa, nâng tầm trải nghiệm

Huế phát triển du lịch cộng đồng giảm nhựa, nâng tầm trải nghiệm

VOV.VN - Tính đến nay, tại thành phố Huế đã hình thành 4 điểm đến tiêu biểu thực hiện mô hình du lịch giảm nhựa, mang đến những trải nghiệm thân thiện với môi trường cho du khách.

Đêm hội Áo dài Huế 2025 - Hành trình di sản, vẻ đẹp trường tồn
Đêm hội Áo dài Huế 2025 - Hành trình di sản, vẻ đẹp trường tồn

VOV.VN - Tối 6/6, tại Cung An Định, thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế tổ chức Đêm hội Áo dài Huế 2025 với chủ đề “Dòng chảy lịch sử và vẻ đẹp trường tồn”, mở màn cho Tuần lễ Áo dài Cộng đồng Huế 2025- một trong những hoạt động nổi bật thuộc Festival Huế 2025 và Năm Du lịch quốc gia.

Đêm hội Áo dài Huế 2025 - Hành trình di sản, vẻ đẹp trường tồn

Đêm hội Áo dài Huế 2025 - Hành trình di sản, vẻ đẹp trường tồn

VOV.VN - Tối 6/6, tại Cung An Định, thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế tổ chức Đêm hội Áo dài Huế 2025 với chủ đề “Dòng chảy lịch sử và vẻ đẹp trường tồn”, mở màn cho Tuần lễ Áo dài Cộng đồng Huế 2025- một trong những hoạt động nổi bật thuộc Festival Huế 2025 và Năm Du lịch quốc gia.

Hợp nhất Báo Huế Ngày nay và Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Huế
Hợp nhất Báo Huế Ngày nay và Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Huế

VOV.VN - Sáng 5/6, Ban Thường vụ Thành ủy Huế tổ chức Hội nghị công bố quyết định hợp nhất Báo Huế Ngày nay và Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Huế

Hợp nhất Báo Huế Ngày nay và Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Huế

Hợp nhất Báo Huế Ngày nay và Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Huế

VOV.VN - Sáng 5/6, Ban Thường vụ Thành ủy Huế tổ chức Hội nghị công bố quyết định hợp nhất Báo Huế Ngày nay và Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Huế

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao