111111

Bà Nguyễn Thị Doan: Từ vụ gần 600 loại sữa giả, trách nhiệm thuộc về ai?

VOV.VN - Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho hay, qua vụ phá đường dây gần 600 loại sữa giả, vấn đề đặt ra là trách nhiệm thuộc về ai?

Sáng 17/4, Hội nghị Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho ý kiến về dự thảo báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi tới kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Phát biểu tại hội nghị, một số vị Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phản ánh lo lắng, bức xúc của người dân về sữa giả, thuốc giả từ thông tin triệt phá đường dây gần 600 loại sữa giả vừa qua, cũng như đường dây làm thuốc giả mới bị triệt phá.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho hay, qua vụ phá đường dây gần 600 loại sữa giả, vấn đề đặt ra là trách nhiệm thuộc về ai?

Theo bà Doan, Quốc hội nhiều nhiệm kỳ gần đây đều nói về "một mâm cơm 5 người quản lý" và vấn đề sữa giả này thì trách nhiệm thuộc về ai.

“Sản phẩm sữa giờ ai chịu trách nhiệm khi Bộ Công Thương trả lời không thuộc đối tượng quản lý, thế ai quản lý 600 loại sữa này”, bà Doan đặt câu hỏi.

Đề cập đến việc quản lý thức ăn đường phố, bà Doan đề nghị làm rõ vấn đề quản lý vì tình trạng này diễn biến khá phức tạp khi chỉ "5.000 - 10.000 đồng/que thịt ở cổng trường. “Thịt bẩn hay thịt sạch, ai quản lý?", bà Doan đặt câu hỏi và cho rằng, đây là vấn đề nổi lên hiện nay cần phải làm rõ.

GS Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng kiến nghị cần mạnh mẽ lên án, tìm giải pháp quyết liệt, có hiệu quả để giải quyết những vụ như vụ gần 600 loại sữa giả vừa qua.

GS Đường cho biết, 2 hai doanh nghiệp Rance Pharma và Hacofood Group đã lừa dân trong 4 năm, sản xuất, tiêu thụ 573 nhãn hiệu sữa bột giả các loại dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ mang thai, doanh thu gần 500 tỉ đồng.

"Họ dùng quảng cáo nêu thành phần chiết xuất từ tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột mắc ca, bột óc chó..., nhưng thực tế sản phẩm hoàn toàn không có những chất này. Tiếp tay lại là những nhân vật có tiếng trong showbiz, quảng cáo rất rầm rộ, lừa dân đến 4 năm liền", ông Đường nêu bức xúc và đề nghị cơ quan chức năng xử lý dứt điểm vấn đề này.

Bà Bùi Thị Thanh, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cũng nêu thực tế hiện nay người dân rất băn khoăn, lo lắng, bất an về nhiều vấn đề, nhất là tình trạng sữa giả, thuốc giả rất nhức nhối gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Từ thực trạng trên, bà Thanh đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần kiến nghị với Đảng, Chính phủ xử lý nghiêm tội phạm sản xuất buôn bán hàng giả, hành kém chất lượng.

Trước đó, vụ triệt phá đường dây sản xuất sữa bột giả tại Hà Nội vào ngày 11/4/2025 của Công ty Rance Pharma và Công ty Hacofood Group đã gây chấn động dư luận. Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố đường dây sản xuất hơn 573 nhãn hiệu sữa giả dành cho bà bầu, trẻ em sinh non, thiếu tháng, người già, người bệnh tiểu đường, suy thận, thu lợi bất chính gần 500 tỷ đồng. Đồng thời, Cơ quan CSĐT đã thực hiện bắt tạm giam Vũ Mạnh Cường, Hoàng Mạnh Hà cùng 6 người khác liên quan.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Doãn Quốc Đam nhận trách nhiệm, xin lỗi vì sự cố quảng cáo sữa giả
Doãn Quốc Đam nhận trách nhiệm, xin lỗi vì sự cố quảng cáo sữa giả

VOV.VN - Trước phản ứng dữ dội từ dư luận liên quan đến một video quảng cáo có sự xuất hiện của mình đang lan truyền trên mạng xã hội, diễn viên Doãn Quốc Đam mới đây đã chính thức đăng tải thông cáo, gửi lời xin lỗi tới người tiêu dùng, đồng thời làm rõ nhiều hiểu lầm xoay quanh vụ việc.

Doãn Quốc Đam nhận trách nhiệm, xin lỗi vì sự cố quảng cáo sữa giả

Doãn Quốc Đam nhận trách nhiệm, xin lỗi vì sự cố quảng cáo sữa giả

VOV.VN - Trước phản ứng dữ dội từ dư luận liên quan đến một video quảng cáo có sự xuất hiện của mình đang lan truyền trên mạng xã hội, diễn viên Doãn Quốc Đam mới đây đã chính thức đăng tải thông cáo, gửi lời xin lỗi tới người tiêu dùng, đồng thời làm rõ nhiều hiểu lầm xoay quanh vụ việc.

Vụ sữa bột giả: Cục An toàn thực phẩm đã và đang đứng ở đâu?
Vụ sữa bột giả: Cục An toàn thực phẩm đã và đang đứng ở đâu?

VOV.VN - Vụ triệt phá đường dây sản xuất sữa bột giả tại Hà Nội đã gây chấn động dư luận. Để trả lời câu hỏi phải chăng có những lỗ hổng trong cấp phép, kiểm tra của cơ quan chức năng, phóng viên đã liên hệ với bà Trần Việt Nga, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm.

Vụ sữa bột giả: Cục An toàn thực phẩm đã và đang đứng ở đâu?

Vụ sữa bột giả: Cục An toàn thực phẩm đã và đang đứng ở đâu?

VOV.VN - Vụ triệt phá đường dây sản xuất sữa bột giả tại Hà Nội đã gây chấn động dư luận. Để trả lời câu hỏi phải chăng có những lỗ hổng trong cấp phép, kiểm tra của cơ quan chức năng, phóng viên đã liên hệ với bà Trần Việt Nga, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm.

2 doanh nghiệp sản xuất sữa giả không phải là thành viên của Hiệp hội sữa Việt Nam
2 doanh nghiệp sản xuất sữa giả không phải là thành viên của Hiệp hội sữa Việt Nam

VOV.VN - Hiệp hội Sữa Việt Nam vừa có công văn gửi Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị tăng cường phòng chống hàng giả là sản phẩm sữa. Đồng thời cho biết, 2 doanh nghiệp sản xuất sữa giả không phải là thành viên của Hiệp hội Sữa Việt Nam.

2 doanh nghiệp sản xuất sữa giả không phải là thành viên của Hiệp hội sữa Việt Nam

2 doanh nghiệp sản xuất sữa giả không phải là thành viên của Hiệp hội sữa Việt Nam

VOV.VN - Hiệp hội Sữa Việt Nam vừa có công văn gửi Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị tăng cường phòng chống hàng giả là sản phẩm sữa. Đồng thời cho biết, 2 doanh nghiệp sản xuất sữa giả không phải là thành viên của Hiệp hội Sữa Việt Nam.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao