111111

Áp dụng chính quyền hai cấp, phương án quản lý rừng sẽ như thế nào?

VOV.VN - Từ ngày 1/7, Chủ tịch UBND cấp xã/phường được giao thẩm quyền xem xét, phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững đối với các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ hoặc tổ hợp tác có hoạt động du lịch sinh thái.

Liên quan đến áp dụng chính quyền hai cấp trong công tác quản lý rừng, ông Trần Quang Bảo - Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết, để điều chỉnh công tác quản lý phù hợp với chính quyền hai cấp, Bộ Nông nghiệp và Môi trường mới ban hành Thông tư 16/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025, có hiệu từ ngày 1/7.

"Lần đầu tiên, Chủ tịch UBND cấp xã được giao thẩm quyền xem xét, phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững đối với các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ hoặc tổ hợp tác có hoạt động du lịch sinh thái. Hệ thống quản lý ngành lâm nghiệp bước sang giai đoạn phân quyền sâu hơn, khi cấp xã lần đầu tiên được trao quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững, trong khi các thủ tục liên quan đến rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trải dài trên nhiều tỉnh sẽ do Bộ Nông nghiệp và Môi trường trực tiếp phê duyệt, không còn phải trình Thủ tướng như trước. Quy định này đánh dấu một bước chuyển từ quản lý hành chính tập trung sang trao quyền sát thực tế, giúp người dân vùng rừng chủ động hơn trong việc bảo vệ, khai thác rừng hợp pháp và tiếp cận các mô hình chứng chỉ bền vững như FSC hay VFCS/PEFC", ông Trần Quang Bảo chia sẻ.

Theo Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm, các thủ tục liên quan đến rừng có phạm vi liên tỉnh như thành lập, điều chỉnh, chuyển loại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; đóng, mở cửa rừng tự nhiên quy mô từ hai tỉnh trở lên, được chuyển giao toàn bộ về Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Đây là điểm mới quan trọng, giúp giảm một bước trong quy trình xét duyệt, từ trình Thủ tướng xuống còn Bộ trưởng, qua đó rút ngắn thời gian, giảm thủ tục hành chính và tăng tính chủ động cho các cơ quan chuyên môn.

Đặc biệt, toàn bộ quy trình hành chính đã được chuẩn hóa trên phạm vi cả nước. Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm là cơ quan thẩm định, với thời gian giải quyết tối đa 33 ngày làm việc, áp dụng thống nhất biểu mẫu, hồ sơ và cơ chế tiếp nhận trực tiếp, trực tuyến hoặc qua bưu chính. Nhờ vậy, địa phương không chỉ được phân quyền mà còn được hỗ trợ một cơ chế vận hành rõ ràng, thuận tiện.

Ở chiều ngược lại, xã - cấp chính quyền gần rừng nhất được xác lập vai trò rõ ràng trong duyệt kế hoạch rừng nhỏ. Điều này mở đường cho hàng chục nghìn hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp du lịch sinh thái tại vùng đệm vườn quốc gia và khu rừng đặc dụng tiếp cận mô hình kinh tế rừng, mà không cần vượt cấp hoặc chờ cơ quan cấp huyện, cấp tỉnh như trước. Đây là tiền đề để phát triển sinh kế rừng tại chỗ, nâng cao trách nhiệm và quyền lợi cộng đồng trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Nhiều ý kiến đánh giá, việc phân định rõ vai trò từng cấp không chỉ đúng với tinh thần phân cấp, phân quyền cho địa phương theo mô hình chính quyền hai cấp, mà còn giúp tránh chồng chéo, giảm tình trạng “nhiều nơi quản, không nơi chịu trách nhiệm”, đặc biệt khi rừng nằm giáp ranh nhiều địa phương. Hệ thống mới được kỳ vọng vừa linh hoạt ở cơ sở, vừa thống nhất trong các vấn đề lớn mang tính chiến lược.

Cùng với đó, chính sách mới cũng thúc đẩy mô hình quản lý rừng đa chức năng, từ phòng hộ, bảo tồn, sản xuất đến phát triển dịch vụ sinh thái, khai thác giá trị carbon và tiếp cận các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu. Với cấu trúc phân quyền rõ, cơ sở dữ liệu được đồng bộ và thủ tục hành chính tinh giản, ngành lâm nghiệp có thêm nền tảng pháp lý và tổ chức để chuyển mình theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững.

e4.jpg

Nguyên nhân cháy rừng liên tiếp ở miền Bắc

VOV.VN - Điều kiện khí tượng bất lợi; hậu quả từ siêu bão số 3 (Yagi) năm 2024 đã khiến nhiều cánh rừng miền Bắc gãy đổ nghiêm trọng, tạo ra nguồn vật liệu cháy khổng lồ...là nguyên nhân xảy ra cháy rừng liên tiếp ở miền Bắc trong thời gian gần đây.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Vườn Quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk) ứng dụng công nghệ quản lý bảo vệ rừng
Vườn Quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk) ứng dụng công nghệ quản lý bảo vệ rừng

VOV.VN - Tại Vườn Quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk), nhờ ứng dụng các thiết bị và phần mềm chuyên ngành hỗ trợ quản lý bảo vệ rừng mà công tác giữ rừng, bảo vệ các loại động vật hoang dã được thực hiện hiệu quả. Khoa học công nghệ đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống, trong đó có quản lý bảo vệ rừng.

Vườn Quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk) ứng dụng công nghệ quản lý bảo vệ rừng

Vườn Quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk) ứng dụng công nghệ quản lý bảo vệ rừng

VOV.VN - Tại Vườn Quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk), nhờ ứng dụng các thiết bị và phần mềm chuyên ngành hỗ trợ quản lý bảo vệ rừng mà công tác giữ rừng, bảo vệ các loại động vật hoang dã được thực hiện hiệu quả. Khoa học công nghệ đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống, trong đó có quản lý bảo vệ rừng.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang kiểm tra công tác quản lý bảo vệ rừng tại Kon Tum
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang kiểm tra công tác quản lý bảo vệ rừng tại Kon Tum

VOV.VN - Sáng nay 5/5, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã cùng đoàn công tác của Chính phủ đi kiểm tra công tác quản lý bảo vệ và phòng chống cháy rừng tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang kiểm tra công tác quản lý bảo vệ rừng tại Kon Tum

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang kiểm tra công tác quản lý bảo vệ rừng tại Kon Tum

VOV.VN - Sáng nay 5/5, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã cùng đoàn công tác của Chính phủ đi kiểm tra công tác quản lý bảo vệ và phòng chống cháy rừng tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao