111111

Trách nhiệm công dân

(VOV) -Việc phúc quyết Hiến pháp sẽ tạo tiền lệ tốt để những chính sách liên quan đến quốc kế dân sinh sẽ được hỏi ý kiến nhân dân.

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được công bố để  lấy ý kiến nhân dân trong thời gian ba tháng, với kỳ vọng sẽ thu thập được những ý kiến đóng góp xác đáng, nhằm có một bản Hiến pháp mới, thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Đây là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng và rộng lớn để mọi công dân thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình trong việc làm chủ đất nước.

Nhìn lại lịch sử, hơn 80 năm trọn niềm tin vào Đảng, làm cách mạng, đánh đổ chế độ thực dân phong kiến, nhân dân Việt Nam trước sau như một luôn hướng tới mục tiêu xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân. Quan điểm chính trị nhất quán: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam” luôn được xác định rõ ràng trong Hiến pháp.

Trong quá trình phát triển, Hiến pháp nước ta đã nhiều lần được thay đổi, trong đó Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định những giá trị về dân chủ và pháp quyền do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền tảng từ những ngày đầu độc lập, tiếp tục được kế thừa nhằm ngày càng hoàn thiện hơn Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là sự khẳng định mạnh mẽ quyền lực tối cao của nhân dân.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, Hiến pháp năm 1992 vẫn không đi đến cùng của quan điểm chính trị nhất quán “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam”,  khi chưa ghi nhận đầy đủ vai trò nhân dân trên cương vị là chủ thể của quyền lập hiến.

Vì vậy, sau khi xây dựng dự thảo và tập trung thảo luận, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 13, Quốc hội đã ra Nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Bộ Chính trị cũng ra chỉ thị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân các cấp quán triệt và tổ chức, tạo điều kiện cần thiết cho nhân dân góp ý vào dự thảo Hiến pháp, nhằm đảm bảo việc góp ý đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả, phản ánh đầy đủ và chính xác nguyện vọng của dân.

Nhớ lại tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 13, khi bàn về việc đưa ra lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường đã cho rằng: “Bản Hiến pháp do nhân dân phúc quyết sẽ là Hiến pháp thật sự của dân, do dân, vì dân, thiêng liêng và bất khả xâm phạm”. Một câu nói được các luật gia, nhà nghiên cứu và dư luận đánh giá là hay nhất về quyền của dân. Hay bởi vì người dân sẽ được thể hiện ý chí trong việc xây dựng đạo luật gốc, dù quyền này đã được ghi trong bản Hiến pháp đầu tiên. Hay, cũng còn là vì trong thực tế, có rất nhiều quyền trực tiếp của dân như quyền được thông tin, quyền tự do hội họp, tự do ngôn luận, tự do biểu tình và các quyền dân chủ gián tiếp như quyền bãi nhiệm, bất tín nhiệm...mà lâu nay, chưa được cụ thể hóa kịp thời bằng các đạo luật. Và hay nhất có lẽ là: việc phúc quyết Hiến pháp được thực hiện, sẽ tạo tiền lệ tốt để từ nay, tất cả những dự án luật, những chính sách liên quan đến quốc kế dân sinh sẽ được hỏi ý kiến nhân dân. Bởi thực tế, không ít chủ trương, chính sách do các Bộ, Ngành ban hành, mặc dù động cơ tích cực, song vẫn gặp sự phản ứng của dư luận, mà ai cũng hiểu, nguyên nhân là trước khi ban hành, chưa được nghiên cứu, đánh giá đầy đủ phản ứng của xã hội.

Vì vậy, tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này là một đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân đối với việc xây dựng, thi hành Hiến pháp, pháp luật và góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Trọng dân, tin dân là phẩm chất quý giá đã có từ các bậc minh quân trong lịch sử dân tộc, được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng lên thành quan điểm, sách lược điều hành đất nước: Khẳng định quyền làm chủ nhà nước của dân. Lịch sử đến nay vẫn còn sáng mãi tinh thần của Hội nghị Diên Hồng, của cuộc Tổng tuyển cử năm 1946 bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam mới…Vì ở đó, tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân đóng vai trò quyết định đối với  những vấn đề hệ trọng của đất nước. /.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(VOV) - VOV trân trọng giới thiệu toàn văn Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(VOV) - VOV trân trọng giới thiệu toàn văn Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Nghị quyết  lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp
Nghị quyết lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

(VOV) - Toàn văn Nghị quyết Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Nghị quyết  lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Nghị quyết lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

(VOV) - Toàn văn Nghị quyết Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Bộ Chính trị chỉ thị lấy ý kiến sửa Hiến pháp
Bộ Chính trị chỉ thị lấy ý kiến sửa Hiến pháp

(VOV) - Toàn văn Chỉ thị của Bộ Chính trị về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Bộ Chính trị chỉ thị lấy ý kiến sửa Hiến pháp

Bộ Chính trị chỉ thị lấy ý kiến sửa Hiến pháp

(VOV) - Toàn văn Chỉ thị của Bộ Chính trị về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Bắt đầu lấy ý kiến dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp
Bắt đầu lấy ý kiến dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Đây là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, rộng lớn nhằm phát huy quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân.

Bắt đầu lấy ý kiến dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp

Bắt đầu lấy ý kiến dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Đây là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, rộng lớn nhằm phát huy quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao