111111

Rạp hát và… gầm giường bệnh viện

(VOV) -Chưa có chuyện hai, ba người phải ngồi một ghế để xem phim - mà chỉ có nhiều bệnh nhân phải nằm, ngồi chung một giường…

Câu chuyện xây dựng trụ sở Bộ Giao thông Vận tải với kinh phí 10.000 tỉ đồng, rồi Bảo tàng Quốc gia hơn 11.000 tỉ đồng vừa lắng xuống chưa lâu, thì nay ngành văn hóa lại càng gây dư luận ồn ào khi công bố đề án xây hơn 100 nhà hát và rạp chiếu phim với kinh phí “khủng” 10.800 tỉ đồng.

Trong khi đó, chuyến thị sát phương Nam của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến mấy ngày qua lại khiến xã hội bùi ngùi, khi nhìn cảnh nhiều bệnh nhi ung thư bò ra từ gầm giường để chào khách quí. Xây trụ sở làm việc, rạp hát hay xóa cảnh bệnh nhân phải nằm gầm giường bệnh viện? Câu trả lời chỉ có được một khi các đề án quan tâm đến lợi ích thiết thực của dân. 

“Xót xa” - có lẽ không còn từ nào hơn thế để nói về tâm trạng của mọi người khi nhìn những bức ảnh về chuyến thị sát của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Bệnh viện Ung bướu thành phồ Hồ Chí Minh: Những gương mặt mệt mỏi do mắc chứng nan y mà phải chầu chực chờ khám bệnh từ 4-5h sáng, rồi mấy chục người phải chen chúc nhau để chữa bệnh trong căn phòng chưa đến 20m2...

Bệnh nhân phải nằm dưới gầm giường (Ảnh: Dân trí)

Vì vậy mà bà Bộ trưởng đã sốt ruột nói với lãnh đạo Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh: “Phải làm nhanh lên. Tiền có rồi, để lâu sốt ruột quá. Tôi thấy nhà hàng, trung tâm thương mại, cầu, đường cao tốc được xây dựng mới rất hiện đại mà để một bệnh viện thế này, rất tội bệnh nhân”.

Đã đau ốm bệnh tật, lại còn khổ sở vì cảnh “gầm giường chiếu đất”, thử hỏi ai thấy mà không xót!

Nhưng đâu chỉ Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng quá tải xảy ra ở hầu khắp các bệnh viện lớn, như một căn bệnh kinh niên và ngày càng trầm trọng, vì không được chạy chữa kịp thời bằng một phác đồ điều trị bài bản.

“Có ăn cơm nhạt mới biết thương mèo”. Có vào viện mới hiểu nổi khổ của bệnh nhân nằm ghép giường trong mùa hè oi bức, mới hiểu được cái lạnh thấu xương khi phải vật vạ ngoài hành lang, hay gốc cây, ghế đá bệnh viện giữa đêm đông dưới 10 độ C.

Vì vậy, có thể hiểu được những nỗ lực của Bộ trưởng Y tế thời gian qua, nhằm tìm cách nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm quá tải bệnh viện - công việc mà người tiền nhiệm đã không làm được, dù đã hứa trước Quốc hội và cử tri, trong một phiên họp được phát thanh và truyền hình trực tiếp. Người dân đang hy vọng trong tương lai, không còn cảnh ghép đôi, ghép ba, hay phải nằm dưới gầm giường nữa. Công việc ấy không thể giải quyết trong ngày một ngày hai, mà cần rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.

Thật dễ hiểu khi trên các phương tiện thông tin đại chúng mấy ngày qua, nhiều người tỏ ý băn khoăn về đề án xây dựng hơn 100 rạp hát, rạp chiếu phim từ nay đến năm 2020 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch với kinh phí lên đến 10.800 tỉ đồng. 

Rạp hát làm chỗ cho thuê đám cưới (Ảnh: Internet)

Xây thêm nhà hát, rạp chiếu phim là cần thiết, bởi đây là những thiết chế văn hóa đặc biệt gắn với trình độ và nhu cầu thưởng thức văn hóa, nghệ thuật của nhân dân. Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay, nhiều nhà hát mà số buổi sáng đèn mỗi năm chỉ đếm được trên đầu ngón tay, nhiều nhà hát, rạp chiếu phim đã phải dành một phần mặt bằng làm "dịch vụ cho thuê đám cưới" để lấy thu bù chi… Nếu không quy hoạch lại các đơn vị nghệ thuật, không đầu tư xứng đáng cho yếu tố con người thì xây nhà hát hiện đại - lấy ai mà diễn? diễn gì? và ai xem?

Ngân sách là tiền thuế của dân. Vì vậy, đầu tư cái gì, đầu tư lúc nào là điều phải tính toán để đồng tiền ấy phát huy hiệu quả cao nhất. Hằng năm, Nhà nước đã dành hơn 10% ngân sách cho hoạt động y tế. Đề án giảm quá tải bệnh viện cũng đã được Chính phủ phê duyệt, các giải pháp cụ thể về kinh phí, con người, chuyên môn… đã được cân nhắc kỹ. Vấn đề còn lại là trách nhiệm của chính quyền địa phương đến đâu, trong việc phối hợp với ngành Y tế để giải bài toán khó này. 

Việc xây dựng trụ sở cơ quan khang trang hiện đại và các công trình văn hóa là cần thiết trong quá trình phát triển của đất nước. Tuy nhiên, chưa thấy có chuyện vì thiếu rạp mà hai, ba người phải ngồi một ghế để xem biểu diễn nghệ thuật, cũng chưa có ai chui dưới gầm ghế người khác để xem phim.

Trong khi, cảnh hai, ba bệnh nhân phải nằm, ngồi chung một giường, thậm chí có bệnh nhân phải chịu cảnh “gầm giường chiếu đất” thì đã, đang và sẽ còn hiển hiện ở các bệnh viện lớn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đến năm 2020, bệnh viện hết quá tải
Đến năm 2020, bệnh viện hết quá tải

(VOV) -Thủ tướng Chính phủ vừa phê duỵệt Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 – 2020.

Đến năm 2020, bệnh viện hết quá tải

Đến năm 2020, bệnh viện hết quá tải

(VOV) -Thủ tướng Chính phủ vừa phê duỵệt Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 – 2020.

Bộ Y tế bàn về quá tải ở Bệnh viện Ung bướu
Bộ Y tế bàn về quá tải ở Bệnh viện Ung bướu

(VOV) -Bộ trưởng Y tế đề nghị bệnh viện xem xét xây dựng thêm các khu khám và điều trị trong khuôn viên hiện hữu

Bộ Y tế bàn về quá tải ở Bệnh viện Ung bướu

Bộ Y tế bàn về quá tải ở Bệnh viện Ung bướu

(VOV) -Bộ trưởng Y tế đề nghị bệnh viện xem xét xây dựng thêm các khu khám và điều trị trong khuôn viên hiện hữu

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao