111111

“Giấu” bằng Đại học để làm công nhân: Việc có bình thường?

VOV.VN-Người dân mong ngành chức năng có những giải pháp cụ thể chấn chỉnh tình trạng mất cân đối trong đào tạo và sử dụng nhân lực cho đất nước.

Hiện đang có rất nhiều cử nhân thất nghiệp, hoặc đang làm nhiều việc khác nhau không đúng với chuyên môn mà họ được đào tạo, nhiều người phải “giấu” bằng đại học để làm công nhân. Đành rằng có việc làm vẫn hơn là thất nghiệp, nhưng thực trạng này không thể nói là bình thường. Đại biểu Quốc hội và cử tri đang mong ngành chức năng có những giải pháp cụ thể chấn chỉnh tình trạng mất cân đối trong đào tạo và sử dụng nhân lực cho đất nước.

Thí sinh tham gia phỏng vấn trong đợt tuyển sinh của Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist (ảnh: Dân trí)

Học tập để nâng cao tri thức, kỹ năng và có một việc làm để nuôi sống bản thân, gia đình là một nhu cầu chính đáng của mọi người. Vì thế, 174.000 cử nhân, thạc sĩ không có việc làm nghĩa là có chừng ấy niềm mơ ước, sự kỳ vọng của sinh viên, phụ huynh bị dập tắt. Đó là sự lãng phí không nhỏ thời gian, tiền bạc, công sức của người học, gia đình và xã hội. Đặt trong bối cảnh đất nước đang trên đà phát triển, rất cần nguồn nhân lực trình độ cao thì sự lãng phí này thật khó chấp nhận.

Việc tăng nhanh số lượng các trường đại học thời gian qua đã tạo thêm nhiều cơ hội cho người học. Nhưng vì công tác phân luồng giáo dục chưa tốt, việc định hướng nghề nghiệp còn lệch lạc và tâm lý sính bằng cấp đã vô hình chung làm học sinh xem đại học là con đường vào đời duy nhất.

Đổ xô và ođại học, ra trường không có việc làm, tiếp tục học lên cao, lại không xin được việc, đội quân thất nghiệp được bổ sung thêm nhiều thạc sĩ, nhất là các chuyên ngành kế toán, quản trị kinh doanh... Bất đắc dĩ, nhiều cử nhân, thạc sĩ phải chấp nhận làm việc trái ngành nghề đào tạo, thậm chí có người phải giấu bằng cử nhân, thạc sĩ để xin làm công nhân. Cần phải nhìn nhận thực trạng này là rất không bình thường, là minh chứng đầy đủ và chua xót cho tình trạng nguồn nhân lực cung vượt quá cầu và chất lượng đào tạo đang có vấn đề.

Đào tạo trình độ cử nhân thì phải để người tốt nghiệp có tri thức, kỹ năng, phẩm chất làm được những công việc tương ứng trình độ họ được đào tạo, chứ không phải để làm công nhân.

Thay đổi quan niệm học tập và việc làm vốn đã ăn sâu trong tâm thức của mỗi ngành, mỗi người là điều khó thực hiện trong một sớm một chiều. Vì vậy, bên cạnh việc quy hoạch lại mạng lưới đào tạo, cải tiến chương trình giảng dạy, ngành nghề phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước, nâng cao hiệu quả dự báo và thông tin thị trường lao động, thì bản thân học sinh cũng cần ý thức hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho mình. Bởi một công dân tốt, trước hết là người biết suy nghĩ và hành động có trách nhiệm với chính mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Người” hào hứng, “kẻ” dè dặt tuyển sinh riêng
“Người” hào hứng, “kẻ” dè dặt tuyển sinh riêng

VOV.VN -Các trường ĐH, CĐ có quyền lựa chọn phương án thi và xét tuyển khác nhau. Điều này sẽ kéo theo việc tự chủ toàn diện sẽ có nhiều điều khó đoán định.

“Người” hào hứng, “kẻ” dè dặt tuyển sinh riêng

“Người” hào hứng, “kẻ” dè dặt tuyển sinh riêng

VOV.VN -Các trường ĐH, CĐ có quyền lựa chọn phương án thi và xét tuyển khác nhau. Điều này sẽ kéo theo việc tự chủ toàn diện sẽ có nhiều điều khó đoán định.

Bài 2: Các trường khó quyết mức thu học phí mới
Bài 2: Các trường khó quyết mức thu học phí mới

VOV.VN -Khi Chính phủ giao quyền tự chủ cho các trường ĐH công lập, nhiều trường đã có những kiến nghị về mức thu học phí để duy trì và phát triển.

Bài 2: Các trường khó quyết mức thu học phí mới

Bài 2: Các trường khó quyết mức thu học phí mới

VOV.VN -Khi Chính phủ giao quyền tự chủ cho các trường ĐH công lập, nhiều trường đã có những kiến nghị về mức thu học phí để duy trì và phát triển.

Tự chủ Đại học tại Việt Nam: nên hay không nên?
Tự chủ Đại học tại Việt Nam: nên hay không nên?

VOV.VN - Theo các chuyên gia tham dự bàn tròn Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam tại Pháp (AVSE) tổ chức, tự chủ đại học là một xu hướng tất yếu.

Tự chủ Đại học tại Việt Nam: nên hay không nên?

Tự chủ Đại học tại Việt Nam: nên hay không nên?

VOV.VN - Theo các chuyên gia tham dự bàn tròn Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam tại Pháp (AVSE) tổ chức, tự chủ đại học là một xu hướng tất yếu.

Bài 5: Phải kiểm soát được chất lượng giáo dục
Bài 5: Phải kiểm soát được chất lượng giáo dục

VOV.VN-Chất lượng nguồn tuyển sinh “đầu vào” và chất lượng sinh viên “đầu ra” có vai trò quyết định tới việc giao quyền tự chủ cho các trường ĐH, CĐ đến đâu.

Bài 5: Phải kiểm soát được chất lượng giáo dục

Bài 5: Phải kiểm soát được chất lượng giáo dục

VOV.VN-Chất lượng nguồn tuyển sinh “đầu vào” và chất lượng sinh viên “đầu ra” có vai trò quyết định tới việc giao quyền tự chủ cho các trường ĐH, CĐ đến đâu.

Tự chủ Đại học: Các trường ĐH đang xây dựng nhân sự "ngược"?
Tự chủ Đại học: Các trường ĐH đang xây dựng nhân sự "ngược"?

VOV.VN -Đối với các trường ở Hàn Quốc, hiệu trưởng một trường đại học thường được tuyển lựa rất gắt gao, và dựa trên rất nhiều yếu tố đánh giá khác nhau.

Tự chủ Đại học: Các trường ĐH đang xây dựng nhân sự "ngược"?

Tự chủ Đại học: Các trường ĐH đang xây dựng nhân sự "ngược"?

VOV.VN -Đối với các trường ở Hàn Quốc, hiệu trưởng một trường đại học thường được tuyển lựa rất gắt gao, và dựa trên rất nhiều yếu tố đánh giá khác nhau.

Thứ trưởng GD-ĐT: Để các trường ĐH tự chủ, Bộ không buông lỏng quản lý
Thứ trưởng GD-ĐT: Để các trường ĐH tự chủ, Bộ không buông lỏng quản lý

VOV.VN-Các trường ĐH, CĐ phải công bố điều kiện tối thiểu để đảm bảo chất lượng thí sinh vào trường thông qua phương án tuyển sinh riêng của mình.

Thứ trưởng GD-ĐT: Để các trường ĐH tự chủ, Bộ không buông lỏng quản lý

Thứ trưởng GD-ĐT: Để các trường ĐH tự chủ, Bộ không buông lỏng quản lý

VOV.VN-Các trường ĐH, CĐ phải công bố điều kiện tối thiểu để đảm bảo chất lượng thí sinh vào trường thông qua phương án tuyển sinh riêng của mình.

Bài 3: Học phí tăng, sinh viên nghèo khó nuôi giấc mơ giảng đường?
Bài 3: Học phí tăng, sinh viên nghèo khó nuôi giấc mơ giảng đường?

VOV.VN - Sinh viên nghèo sẽ gặp khó khăn khi các trường ĐH tự chủ về học phí. Còn những địa phương khó khăn cũng chưa thể đưa ra mức học phí cao.

Bài 3: Học phí tăng, sinh viên nghèo khó nuôi giấc mơ giảng đường?

Bài 3: Học phí tăng, sinh viên nghèo khó nuôi giấc mơ giảng đường?

VOV.VN - Sinh viên nghèo sẽ gặp khó khăn khi các trường ĐH tự chủ về học phí. Còn những địa phương khó khăn cũng chưa thể đưa ra mức học phí cao.

Bài 4: Học “người” tự chủ, đừng “bê” nguyên mô hình
Bài 4: Học “người” tự chủ, đừng “bê” nguyên mô hình

VOV.VN - Theo các chuyên gia, chúng ta học cách tự chủ của nước ngoài nhưng không thể “bê” nguyên một mô hình tự chủ ở đâu đó về Việt Nam

Bài 4: Học “người” tự chủ, đừng “bê” nguyên mô hình

Bài 4: Học “người” tự chủ, đừng “bê” nguyên mô hình

VOV.VN - Theo các chuyên gia, chúng ta học cách tự chủ của nước ngoài nhưng không thể “bê” nguyên một mô hình tự chủ ở đâu đó về Việt Nam

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao