111111

Đầu tư cho văn học, nghệ thuật là đầu tư cho nguồn lực mềm của quốc gia

VOV.VN - Trước yêu cầu mới của thời đại, của kỷ nguyên vươn mình, văn học, nghệ thuật nước nhà thực sự đang cần môi trường, một thể chế đủ thuận lợi để phát huy tốt vai trò, sứ mệnh quan trọng của mình.

Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, đất nước bước vào kỷ nguyên thống nhất, đổi mới và phát triển. Bối cảnh mới đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến sự vận động, phát triển của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam và đạt được những thành tựu quan trọng. Tiếp nối dòng mạch chính là chủ nghĩa yêu nước và nhân văn, văn học, nghệ thuật Việt Nam không ngừng tìm tòi, đổi mới nội dung và phương thức sáng tạo, có nhiều tác phẩm hấp dẫn, sinh động, sâu sắc. Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của thời đại, của kỷ nguyên vươn mình, văn học, nghệ thuật nước nhà thực sự đang cần môi trường, một thể chế đủ thuận lợi để phát huy tốt vai trò, sứ mệnh quan trọng của mình.

Ở dòng văn học – nghệ thuật sau giải phóng, có rất nhiều các tác phẩm nổi tiếng đã ra đời, tạo tiếng vang lớn, được đông đảo công chúng yêu mến, như: phim tài liệu "Ký ức chiến tranh nhìn từ hai phía", "Bức thông điệp lịch sử", ... của nhà văn Minh Chuyên….Hoặc các tác phẩm của các cây bút tiêu biểu của thế hệ nhà văn như: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Lập, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái,...

Ở lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc những năm gần đây cũng có nhiều nghệ sĩ tài năng với nhiều tác phẩm tạo được sức hút mạnh mẽ với công chúng. Đơn cử gần đây nhất là tác phẩm “Bắc Bling” của Hòa Minzy. Chỉ sau hai tuần ra mắt, MV “Bắc Bling” của Hoà Minzy đã nhanh chóng thiết lập nhiều kỷ lục ấn tượng, nắm giữ “ngôi vương” trên bảng xếp hạng YouTube Music toàn cầu, đạt 100 triệu lượt view chỉ sau 29 ngày. Điều đáng chú ý là MV này không chỉ khiến khán giả Việt Nam phát cuồng, mà còn tạo được làn sóng yêu thích từ khán giả quốc tế, khiến nhiều nghệ sĩ nước ngoài ngỡ ngàng trước sắc màu của văn hóa Việt Nam.

Tuy nhiên, số lượng những tác phẩm giá trị của các nhà văn, nghệ sĩ được công bố và tạo được sức lan tỏa rộng rãi như vậy chưa nhiều như kỳ vọng.

"Hiện nay chúng ta có trạng thái số lượng sáng tác rất nhiều nhưng số lượng tác phẩm được dàn dựng, công bố, phổ biến rộng rãi thì rất ít", nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi nhìn lại nền văn học nghệ thuật đất nước sau 50 năm thống nhất.

Ông cho rằng, chúng ta tự hào nhưng cũng cần thẳng thắn chỉ ra những rào cản về cơ chế, chính sách đang khiến cho nền văn học nghệ thuật chưa thực sự nhận được sự hỗ trợ thích đáng để cho ra đời các tác phẩm “kinh điển”, hoặc có nhưng lại chưa tạo được không gian lan tỏa những giá trị tốt đẹp của các tác phẩm văn học nghệ thuật chất lượng.  

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân nói: "Điều quan trọng hơn cả là phải đảm bảo được những điều kiện, những không gian sáng tạo và những điều kiện để làm sao khi mà những tác phẩm đã được các văn nghệ sĩ sáng tác ra đời thì hỗ trợ lan tỏa. Thí dụ như phải có được một cơ chế, chính sách để làm sao thẩm định, quảng bá dàn dựng và phổ biến rộng rãi. Chỉ khi nào các tác phẩm văn học nghệ thuật được đến với nhân dân đến công chúng thì mới có giá trị trường tồn". 

Đồng tình với những nhận định này, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên chuyên trách, Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội nhấn mạnh: "Nền văn học nghệ thuật phải được chuyển hướng sang phát triển thành công nghiệp văn hóa thì lúc đó chúng ta mới có sự thành công được. Phải có một hệ thống thể chế, hệ thống chính sách và pháp luật phù hợp; pháp luật này không chỉ liên quan trực tiếp đến văn học nghệ thuật như các luật về bản quyền, luật xuất bản, luật về điện ảnh hay là các luật khác nhau, mà còn cả một hệ thống luật pháp mang tính hỗ trợ khác: từ Luật Thuế, Luật Đất đai, Luật Đối tác công tư hay các luật khác nhau, tức là chúng ta phải tạo ra một môi trường pháp luật phù hợp, hỗ trợ cho sự phát triển chung của văn học nghệ thuật nước nhà".

Rõ ràng, việc hoàn thiện chủ trương, chính sách để phát triển văn học, nghệ thuật phù hợp với đặc thù sáng tạo và yêu cầu của thời đại ngày càng cấp thiết.  Cơ chế, chính sách đóng vai trò then chốt trong việc tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật.

Bà Đinh Thị Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đề nghị: "Thời gian tới, các cơ chế, chính sách cần đi vào đời sống và cổ vũ tạo động lực để văn học nghệ thuật phát triển thì các cơ quan quản lý nhà nước cần phải rà soát lại những chỉ thị nghị quyết, những thông tư mà chúng ta đã ban hành để xem có cái gì chồng chéo, cái gì chưa phù hợp, còn bất cập so với thực tiễn để điều chỉnh, trên cơ sở đó thì chúng ta sẽ ban hành những quy định mới, đặc biệt là cần phải tập trung vào triển khai những chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa".

Trước yêu cầu phát triển mới, văn học, nghệ thuật Việt Nam cần được tiếp tục định hướng vững vàng và đầu tư một cách chiến lược, bài bản. Đầu tư cho văn học, nghệ thuật không chỉ là phát triển một lĩnh vực văn hóa, mà chính là đầu tư cho nguồn lực mềm của quốc gia, đầu tư cho sự phát triển con người, đầu tư cho sự phát triển bền vững đất nước.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Nam Định hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam
Nam Định hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam

VOV.VN - Ngày 29/4, tại thư viện tỉnh Nam Định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định tổ chức nhiều hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025.

Nam Định hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Nam Định hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam

VOV.VN - Ngày 29/4, tại thư viện tỉnh Nam Định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định tổ chức nhiều hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025.

“Mê Kông ký sự” vào top 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu của TP.HCM
“Mê Kông ký sự” vào top 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu của TP.HCM

VOV.VN - Bộ phim tài liệu nhiều tập “Mê Kông ký sự” của cố Nghệ sĩ Nhân dân, Anh hùng Lao động Phạm Khắc được chọn là một trong 50 tác phẩm văn học – nghệ thuật tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

“Mê Kông ký sự” vào top 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu của TP.HCM

“Mê Kông ký sự” vào top 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu của TP.HCM

VOV.VN - Bộ phim tài liệu nhiều tập “Mê Kông ký sự” của cố Nghệ sĩ Nhân dân, Anh hùng Lao động Phạm Khắc được chọn là một trong 50 tác phẩm văn học – nghệ thuật tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ra mắt tập 22 bộ sách “Ký ức người lính” kể câu chuyện Biệt động Sài Gòn
Ra mắt tập 22 bộ sách “Ký ức người lính” kể câu chuyện Biệt động Sài Gòn

VOV.VN - Ngày 25/4, tại TP.HCM, tập 22 của bộ sách “Ký ức người lính” viết riêng về lực lượng Biệt động Sài Gòn, do Ban Chỉ đạo Công trình sách “Ký ức người lính” phối hợp CLB Truyền thống Kháng chiến Khối Vũ trang Biệt động Quân khu Sài Gòn-Gia Định và Bảo tàng Biệt động Sài Gòn thực hiện, ra mắt công chúng.

Ra mắt tập 22 bộ sách “Ký ức người lính” kể câu chuyện Biệt động Sài Gòn

Ra mắt tập 22 bộ sách “Ký ức người lính” kể câu chuyện Biệt động Sài Gòn

VOV.VN - Ngày 25/4, tại TP.HCM, tập 22 của bộ sách “Ký ức người lính” viết riêng về lực lượng Biệt động Sài Gòn, do Ban Chỉ đạo Công trình sách “Ký ức người lính” phối hợp CLB Truyền thống Kháng chiến Khối Vũ trang Biệt động Quân khu Sài Gòn-Gia Định và Bảo tàng Biệt động Sài Gòn thực hiện, ra mắt công chúng.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao