111111

Thangka – nghệ thuật tranh độc đáo của người Tạng ở Trung Quốc

VOV.VN - Nếu có dịp đến các vùng đất của người dân tộc Tạng ở Trung Quốc, người ta sẽ bắt gặp những bức Thangka từ tranh thêu tới tranh vẽ. Đây là một loại hình nghệ thuật độc đáo của người dân tộc Tạng và gắn liền với Phật giáo Tạng truyền.

Ở huyện Hạ Hà thuộc Khu tự trị dân tộc Tạng Cam Nam, tỉnh Cam Túc, miền Tây Bắc Trung Quốc có thị trấn Thangka (hay Thang-ga). Thị trấn này có hơn chục xưởng vẽ Thangka, đây là cơ sở kế thừa văn hóa và điểm trình diễn cho sự kết hợp giữa văn hóa và du lịch quan trọng của địa phương.

Tại một xưởng vẽ của thị trấn, thanh niên người Tạng - Pelden Gyatso đang miệt mài vẽ một bức Thangka. Anh cho biết đã học được 7-8 năm, giờ đang vừa học vừa vẽ những bức tranh theo mẫu sẵn. Bức tranh anh vẽ có giá khoảng 1.500 nhân dân tệ (tương đương 5,4 triệu đồng Việt Nam). Nếu nhanh có thể hoàn thành trong khoảng 1 tuần, lâu có thể cần tới 15 ngày.  

Cũng theo Pelden Gyatso, người mua những bức Thangka đa phần là người Tạng, khách du lịch cũng ngày càng nhiều hơn. Thường người Tạng mua về khi trong nhà có người thân khuất núi, với mong muốn thế gian sẽ có thêm một vị Phật giáng trần. Nhưng cũng có những trường hợp khác nhằm mục đích cầu phúc: “Tôi từng gặp có gia đình thỉnh 2 bức Thangka vì trong nhà có 2 em bé bị bệnh về mắt. Để tự sáng tác được những tác phẩm Thangka cần là người từng trải và am hiểu về văn hóa, lịch sử Phật giáo ”, Pelden Gyatso chia sẻ.

Làm cùng xưởng vẽ với Pelden Gyatso là Zelang Zhaxi. Anh đang thực hiện một bức vẽ nhỏ hơn hàng chục lần của Pelden Gyatso, nhưng giá cả thì tương đường vì độ tinh xảo và trong màu vẽ có sử dụng vàng ròng. Tác phẩm chỉ có kích thước 4x5cm và được dùng để đeo trên cổ. “Mọi người có thể đặt vẽ theo chủ đề, như cầu tài, cầu trí tuệ và chúng tôi sẽ làm theo yêu cầu. Để đeo trên cổ, kích thước khoảng 4x5cm, loại 2cm cũng có. Bức này tôi vẽ trong khoảng 2-3 ngày ”, Zelang Zhaxi cho biết.

Là một nghệ nhân cấp quốc gia sinh ra trong một gia đình sáng tác Thangka có tiếng ở Cam Nam và đã làm công việc này hơn 40 năm, ông Gyalpo Kabu cho biết, bức Thangka lớn nhất ông từng thực hiện phải mất tới hơn 5 năm mới hoàn thành và có giá khoảng 900.000 nhân dân tệ (hơn 3,2 tỷ đồng Việt Nam). Theo giới thiệu của nghệ nhân này, Thangka đã có lịch sử hơn 1.000 năm: “Màu sắc của Thangka chủ yếu bằng khoáng chất, cả ngàn năm cũng không phai màu. Loại vải sử dụng cũng làm thủ công và thường bằng bông nguyên chất. Loại vải này cũng không biến dạng sau cả ngàn năm. Thangka là linh hồn của chúng tôi. Chúng tôi bảo tồn Thangka như bảo vệ chính sinh mệnh của mình ”.

Ở Trung Quốc, Thangka có nghĩa là “tranh cuộn vải có thể trải ra xem” trong tiếng Tạng. Nó được gọi là “bách khoa toàn thư” về lịch sử dân tộc Tạng. Thangka dân tộc Tạng vùng Cam Nam với Tu viện Labrang – nơi được mệnh danh là “Đại học Harvard” của Phật giáo Tạng truyền – làm đại diện đã được đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của Trung Quốc vào năm 2008.

Đến các vùng Tạng ở Trung Quốc, du khách có thể bắt gặp những bức Thangka ở mọi công trình, từ lớn tới nhỏ, từ công cộng tới riêng tư. Phật tử dành cho Thangka một thái độ cung kính, như với chính Thần Phật, mà theo đánh giá của một nhà phê bình mỹ thuật danh tiếng người Ấn Độ: “Thangka mang theo nguồn năng lượng huyền bí nơi miền đất Phật”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Ánh sáng phố nghề – Di sản hồi sinh trong đình cổ
Ánh sáng phố nghề – Di sản hồi sinh trong đình cổ

VOV.VN - Phố Hàng Bạc vốn nổi bật như một biểu tượng phồn vinh của kinh thành Thăng Long xưa. Đình Kim Ngân trên phố Hàng Bạc không chỉ là di sản của quá khứ mà còn là mạch nguồn sống động cho những sáng tạo hiện tại. Ánh sáng từ phố nghề vẫn lấp lánh – như lời nhắn gửi về một di sản sống mãi với thời gian.

Ánh sáng phố nghề – Di sản hồi sinh trong đình cổ

Ánh sáng phố nghề – Di sản hồi sinh trong đình cổ

VOV.VN - Phố Hàng Bạc vốn nổi bật như một biểu tượng phồn vinh của kinh thành Thăng Long xưa. Đình Kim Ngân trên phố Hàng Bạc không chỉ là di sản của quá khứ mà còn là mạch nguồn sống động cho những sáng tạo hiện tại. Ánh sáng từ phố nghề vẫn lấp lánh – như lời nhắn gửi về một di sản sống mãi với thời gian.

Làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ: Nơi hồn Việt tỏa sáng qua từng đường nét
Làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ: Nơi hồn Việt tỏa sáng qua từng đường nét

VOV.VN - Xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội từ lâu đã được biết đến là “cái nôi” của nghề khảm trai truyền thống. Hơn 1.000 năm qua, qua bao thăng trầm của lịch sử, làng nghề vẫn giữ được hơi thở của những đường khảm tinh xảo, khẳng định vị thế độc đáo trong dòng chảy thủ công mỹ nghệ Việt Nam.

Làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ: Nơi hồn Việt tỏa sáng qua từng đường nét

Làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ: Nơi hồn Việt tỏa sáng qua từng đường nét

VOV.VN - Xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội từ lâu đã được biết đến là “cái nôi” của nghề khảm trai truyền thống. Hơn 1.000 năm qua, qua bao thăng trầm của lịch sử, làng nghề vẫn giữ được hơi thở của những đường khảm tinh xảo, khẳng định vị thế độc đáo trong dòng chảy thủ công mỹ nghệ Việt Nam.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao